Hoạt động nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 41 - 52)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

2.5. Thực trạng thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam

2.5.2.1. Hoạt động nội bộ

Triển khai Quyết định số 2544/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 về việc ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 – 2020 và Quyết định số 398/QĐ-TTg ngày 31/3/2017 về việc ban hành

Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017, Thống đốc đã ban hành các Quyết định số 791/QĐ-NHNN và 792/QĐ- NHNN ngày 18/4/2017 về Chương trình hành động của ngành Ngân hàng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 – 2020 và năm 2017 để áp dụng trong toàn ngành Ngân hàng. Mục tiêu của Chương trình nhằm đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi lĩnh vực hoạt động của ngành Ngân hàng, tập trung xây dựng các giải pháp quyết liệt để nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm phát huy cao nhất mọi nguồn lực để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng.

LienVietPostBank là một trong những ngân hàng điển hình trong việc triển

khai Chiến dịch “Green Banking” – “ngân hàng xanh”. Chương trình hành động gồm 3 hoạt động chính:

 Xây dựng văn phịng cơng sở xanh (Green Office): phát động thi đua tiết kiệm điện, văn phòng phẩm, sử dụng điện thoại và tiết giảm trong việc sử dụng các tài sản công cộng như nước, giấy vệ sinh, ... để tạo ra không gian làm việc cũng chính là khơng gian sống Xanh – Sạch – Đẹp. Chương trình PR nội bộ “Tiết kiệm xanh” – nâng cao ý thức của mỗi cán bộ nhân viên Ngân hàng trong việc chung tay bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực, tiết kiệm chi phí, ... truyền thơng về hoạt động bảo vệ môi trường của LienVietPostBank; phát động phong trào cán bộ nhân viên cam kết thực hiện tiết kiệm để bảo vệ môi trường.

 Đổi giấy lấy cây xanh (Green Paper): Tiết kiệm giấy với mục đích đổi giấy lấy cây xanh trong quỹ 1.000 cây xanh của Vinamilk.

 Xây dựng Quầy giao dịch xanh vì nụ cười Khách hàng (Green Smile).

Chương trình Hành động xanh nhấn mạnh và khuyến khích các biện pháp thiết thực và các hành động cụ thể để đạt được những mục đích nói trên, mong muốn tạo cho cán bộ nhân viên ý thức “xanh” trong suy nghĩ và việc làm, tạo phong cách làm việc “xanh”.

Trong tương lai, LienVietPostBank sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động cụ thể để hướng tới mục tiêu Green Bank như:

 “Xanh” môi trường: xanh sạch ngay trong nội bộ Ngân hàng; xây dựng trụ sở xanh; hạn chế tối đa giấy mực; tiết kiệm điện, văn phòng phẩm, sử dụng điện thoại

và tiết giảm trong việc sử dụng tài sản cơng cộng; phịng, chống cháy nổ; xây dựng môi trường làm việc khỏe, ...

 “Xanh” văn hóa: tiếp tục nâng cao hiệu quả văn hóa LienVietPostBank; xanh trong ứng xử; tác phong làm việc; ý thức và trách nhiệm của mỗi thành viên trong đại gia đình LienVietPostBank đối với mơi trường, xã hội, ...

Sacombank ngay từ những năm 2013 cũng đã đưa ra chủ trương chính

sách trọng tâm về việc giảm thiểu tác động đến môi trường bằng việc kiểm sốt chặt chẽ các chi phí vận hành và tối ưu nguồn lực sẵn có. Báo cáo Phát triển bền vững thường niên của Sacombank cũng ghi nhận các nỗ lực, thực hành nội bộ nhằm đóng góp cải thiện mơi trường như thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí hoạt động thơng qua sử dụng năng lượng hiệu quả (xăng dầu, điện nước sinh hoạt, di chuyển, thiết bị văn phòng), hạn chế sử dụng giấy in (mơ hình văn phịng khơng giấy E- office), chuẩn hóa quy trình và khơng gian làm việc nhằm giảm tiêu thụ điện năng và phát thải, tăng cường nhận thức môi trường cho cộng đồng khách hàng và đối tác (như khuyến khích sử dụng sao kê điện tử). Kết quả đạt được rất khả quan như giảm 12% chi phí điện, giảm 14% chi phí xăng dầu, giảm gần 30% chi phí di chuyển so với kế hoạch đã đề ra. Để đạt được kế hoạch này ngân hàng đã triển khai các sáng kiến như: sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện, mua sắm các thiết bị văn phịng có nhãn dán tiết kiệm năng lượng, nhãn khơng khí thải carbon và vịi tiết kiệm nước, sắp xếp lại không gian làm việc tại các trụ sở để tiết kiệm không gian nhằm giảm chi phí tiêu thụ điện năng, khuyến khích nhân viên sử dụng phương tiện giao tiếp truyền thơng hiện đại.

HSBC hướng đến hình ảnh ngân hàng xanh bằng cách khuyến khích nhân

viên tham gia các hoạt động về bảo vệ môi trường, tổ chức những chuyến đi tới các khu bảo tồn thiên nhiên cho nhân viên, đề ra các chương trình cụ thể tại nơi làm việc như giảm thiểu việc sử dụng giấy, điện, nước... Trong nỗ lực làm tăng nhận thức về hiện tượng biến đổi khí hậu cho nhân viên, ngân hàng đã đề ra chương trình HSBC Climate Partnership (HCP). Đây là chương trình tồn cầu, với chi phí 100 triệu đơ la Mỹ, kéo dài trong 5 năm. Trong đó, ngân hàng sẽ liên kết với bốn tổ chức đứng đầu trên thế giới về môi trường để hàng năm tổ chức các buổi huấn luyện kéo dài hai tuần cho nhân viên nhằm giúp họ trở thành những “đại sứ về mơi

trường” cho chính bản thân doanh nghiệp. Các “đại sứ về mơi trường” sau đó sẽ truyền đạt những kiến thức về bảo vệ môi trường cho các nhân viên khác.

VietinBank đã xây dựng định hướng phát triển ngân hàng xanh thông qua

việc tăng cường năng lực cho cán bộ, nhân viên trong việc thực hiện “ngân hàng – tín dụng xanh” với những bước đi cụ thể thơng qua tổ chức đào tạo, tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên về hoạt động “ngân hàng – tín dụng xanh”; nâng cao ý thức sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ mơi trường.

Agribank cũng chỉ đạo tồn hệ thống nghiên cứu hồn thiện cơ chế chính

sách tín dụng gắn với quản lý mơi trường – xã hội, đào tạo, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về hoạt động cấp tín dụng xanh, nâng cao ý thức sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng...

2.5.2.2. Hoạt động ngân hàng xanh trong quá trình kinh doanh

+ Hoạt động tiền gửi và các dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Theo Nguyễn Thị Kim Phụng (2016), giai đoạn 2011 – 2015 được xem là thời điểm bùng nổ các loại hình sản phẩm, dịch vụ, kênh bán hàng trong ngành ngân hàng. Theo đó, hầu hết các hệ thống như máy ATM, POS, các kênh Internet Banking, Mobile Banking đều được chú trọng phát triển. Các phương tiện và dịch vụ thanh toán hiện đại đã được phát triển một cách đa dạng như thẻ ngân hàng, Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking, Home Banking, Ví điện tử, ... Theo Vụ Thanh tốn NHNN, tính đến cuối năm 2017, đã có 65 ngân hàng đã cung ứng dịch vụ Internet Banking, 35 ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh tốn Mobile Banking [35]. Ngồi ra rất nhiều tổ chức trung gian thanh tốn có thể hỗ trợ cho các khách hàng tham gia thanh toán online phục vụ Thanh toán điện tử. Một số NHTM đã chủ động đầu tư, ứng dụng các giải pháp cơng nghệ thanh tốn mới, hiện đại để mang lại sự tiện lợi và an toàn trong giao dịch thanh tốn điện tử, góp phần tăng trưởng kênh thanh toán xanh như: xác thực vân tay, sinh trắc, sử dụng mã QR code, thanh toán phi trực tiếp…để mang lại tiện lợi và an tồn trong giao dịch thanh tốn điện tử.

Tính đến cuối quý IV/2017, theo thống kê của Vụ Thanh toán – NHNN, tổng số lượng thẻ đã phát hành lũy kế đạt 132 triệu thẻ; các giao dịch bằng thẻ cũng liên tục tăng qua các năm, nhờ đó, tỷ trọng tiền mặt/tổng phương tiện thanh tốn

trong nền kinh tế có xu hướng giảm dần, từ 19.02% năm 2005 xuống 14.02% năm 2010 và xuống còn 11.45% vào tháng 8/20172

. Thực tế là nhận thức và thói quen về sử dụng tiền mặt trong thanh tốn đã có chuyển biến tích cực theo hướng ngày càng nhiều người chọn hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt thay cho thanh tốn bằng tiền mặt. Bên cạnh đó, các cơng ty chuyển mạch thẻ đã hoàn thành kết nối liên thông hệ thống ATM, liên thông mạng lưới POS trên phạm vi tồn quốc, qua đó thẻ của một ngân hàng đã có thể sử dụng rút tiền, thanh toán tại hầu hết ATM/POS của các ngân hàng khác, tạo ra tiện ích lớn hơn cho chủ thẻ.

Việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại này là một trong những hoạt động làm xanh hóa hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, việc phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại của hệ thống NHTM Việt Nam vẫn cịn nhiều thách thức. Trong đó, yếu tố văn hóa, thói quen tiêu dùng và trình độ dân trí được xem như là các rào cản đối với việc phát triển các dịch vụ ngân hàng ứng dụng công nghệ cao tại Việt Nam. Mặc dù tỷ lệ giao dịch qua ATM có tăng, nhưng theo thống kê thì 87% giao dịch qua ATM chỉ để rút tiền mặt3. Khách hàng vẫn cịn e ngại về tính an tồn, ổn định của các phương thức thanh toán điện tử. Hơn nữa, việc nghẽn mạng, mất kết nối vẫn thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng đến chất lượng đường truyền, ảnh hưởng đến tính liên tục và ổn định của các dịch vụ. Bên cạnh đó, chênh lệch về hạ tầng công nghệ giữa thành thị và nơng thơn cịn cao gây khó khăn cho ngân hàng trong việc tăng khả năng thâm nhập của các dịch vụ ngân hàng điện tử ở các vùng sâu, vùng xa.

Vài năm trở lại đây, tiết kiệm online cũng dần phổ biến với người dùng. Các ngân hàng tung ra nhiều sản phẩm gửi online đa dạng và ưu đãi cho khách hàng. Hầu hết các sản phẩm tiết kiệm được phục vụ tại quầy giao dịch đều có thể thực hiện trên ngân hàng trực tuyến. Lãi suất tiền gửi online được điều chỉnh linh động hơn lãi suất niêm yết tại quầy nhằm giúp các ngân hàng tăng lượng tiền gửi huy động. Tiết kiệm trực tuyến khơng chỉ thuận tiện cho khách hàng mà cịn giúp nhà băng tiếp cận và phục vụ khách 24/7, không bị hạn chế về mặt thời gian như giao dịch tại quầy, chi phí để thực hiện giao dịch qua internet giảm rất nhiều so với chi phí giao dịch tại quầy. Ngồi ra, ngân hàng cũng sẽ tiết kiệm được các chi phí

2

http://cafef.vn/giam-tien-mat-trong-thanh-toan-khong-the-mot-som-mot-chieu 2017122210234922.chn

về nhân sự, thuê mặt bằng, tối đa hóa hiệu quả hạ tầng cơng nghệ hiện đại đã đầu tư...

Việc ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm, phương tiện thanh tốn, như tích hợp tiện ích vào thẻ ATM, thẻ tín dụng đồng thương hiệu với tổ chức bảo vệ môi trường các chức năng thẻ bảo hiểm, thẻ sinh viên, thẻ ưu đãi xem phim, mua hàng siêu thị, du lịch, ... đã được nhiều ngân hàng áp dụng. Điều này giúp ngân hàng hạn chế phải cung cấp nhiều loại thẻ, tái sử dụng các loại thẻ được làm từ các nguyên liệu tái tạo.

+ Hoạt động tín dụng

Trong kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh 2014 – 2020, Ngân hàng Nhà nước được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ “Hồn thiện thể chế và tăng cường năng lực hoạt động tài chính – tín dụng của các ngân hàng thương mại phục vụ tăng trưởng xanh”. Để triển khai quyết định này, Vụ Tín dụng Các ngành kinh tế đã xây dựng Chương trình tín dụng xanh đối với một số ngành lĩnh vực

giai đoạn 2015 – 2017:

 Phạm vi: Tập trung nguồn vốn tín dụng với một số ưu đãi (vốn, lãi suất…) đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thuộc một số lĩnh vực xanh (năng lượng mới và năng lượng tái tạo, tái chế chất thải, nông nghiệp hữu cơ, khác).

 Đối tượng:

+ Các doanh nghiệp (trong đó ưu tiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo tiêu chí quy định hiện hành của Chính phủ về trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ) đầu tư vào các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực xanh của chương trình.

+ Các NHTM tham gia triển khai chương trình tín dụng xanh gồm có:

 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank): là ngân hàng chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực xanh của dự án (nông nghiệp hữu cơ);

 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV): là đơn vị đầu mối, quản lý và cho vay nguồn vốn các dự án tài chính nơng thơn do WB tài trợ. Đối với các dự án được giải ngân đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội theo yêu cầu của WB;

 Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank): là ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong quá trình hoạt động, cũng như trong hoạt động tín dụng (đưa ra các tiêu chí cụ thể trong việc kết hợp bảo vệ mơi trường vào hoạt động tín dụng; u cầu đánh giá mơi trường đối với tất cả các khoản vay thuộc đối tượng đã được rà soát và phân loại; cũng như dành những khoản tín dụng ưu đãi cho những dự án tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải, các ngành sản xuất và ứng dụng thiết bị, sản phẩm bảo vệ môi trường);

 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): là một trong những ngân hàng tích cực tham gia cho vay theo chương trình dự án tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ I, II, III của JICA.

 Lĩnh vực xanh và địa bàn triển khai:  Nông nghiệp hữu cơ.

 Năng lượng mới và năng lượng tái tạo.  Tái chế chất thải.

 Nội dung của chương trình tín dụng xanh:

 Điều kiện tham gia chương trình: Các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực xanh của chương trình; có dự án, phương án vay vốn khả thi được tổ chức tín dụng thẩm định và quyết định cho vay;

 Nguyên tắc cho vay: Thực hiện theo nguyên tắc cho vay thương mại hiện hành của tổ chức tín dụng đối với khách hàng;

 Thời hạn cho vay: ngắn, trung và dài hạn (ưu tiên trung, dài hạn nếu khách hàng có nhu cầu);

 Lãi suất cho vay: thấp hơn lãi suất cho vay thông thường của từng loại kỳ hạn từ 1% – 2%/năm;

 Tài sản thế chấp: Tổ chức tín dụng quyết định việc thế chấp hoặc không thế chấp đối với khoản vay, theo quy định của pháp luật;

 Trích lập và xử lý rủi ro: Thực hiện theo quy định hiện hành.

Theo NHNN, tính đến hết quý IV/2016, dư nợ tín dụng xanh đạt khoảng 84,781 tỷ đồng, tương đương tăng 19.7% so với thời điểm cuối năm 2015. Khoảng 3.2 triệu hợp đồng, dư nợ trong lĩnh vực này chiếm 1.5% tổng dư nợ tín dụng tồn nền kinh tế. Trong đó, 187,953 tỷ đồng dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi

trường và xã hội, tương ứng với 129,083 hợp đồng tín dụng.4 Năm 2017, Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tỷ lệ tín dụng xanh hiện vẫn ở mức thấp, chỉ từ 1.6 – 1.7% trong tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế. Kết quả rà soát từ các nhà tài trợ quốc tế cho thấy, tổng giá trị tài trợ qua các chương trình tín dụng xanh chỉ khoảng 440 triệu USD.

Hệ thống NHTM Việt Nam đã có những điều chỉnh và hồn thiện để dịng tín dụng phù hợp hơn với mục tiêu tăng trưởng xanh, cụ thể như sau:

Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín

Từ năm 2003, khi trở thành một trong những ngân hàng Việt Nam đầu tiên đủ điều kiện tiếp cận các nguồn vốn từ Cơng ty tài chính Quốc tế (IFC), Cơng ty phát triển tài chính Hà Lan (FMO) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) đã gần như là đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 41 - 52)