So sánh sự phù hợp giữa các mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 73 - 74)

Bảng tóm tắt các lý thuyết nền tảng được sử dụng nghiên cứ hành vi chấp nhận sử dụng công nghệ cho thấy các lý thuyết và mô hình lý thuyết đều có những ưu điểm và hạn chế trong việc giải thích hành vi sử dụng thực tế công nghệ mới, các lý thuyết sau thường khắc phục những hạn chế hay mở rộng các lý thuyết trước đó.

Các lý thuyết và mô hình chấp nhận công nghệ này có những điểm giống và khác nhau trong việc giải thích hành vi sử dụng công nghệ mới. Mặc dù TRA, TAM hay UTAUT có sự khác nhau trong nhân tố quyết định ảnh hưởng tới hành vi của người dùng sử dụng công nghệ, nhưng các lý thuyết này có những điểm tương đồng. TRA và TAM đều giải thích mối quan hệ giữa Thái độ – Ý định – Hành vi chấp nhận sử dụng công nghệ mới. Giữa TAM và UTAUT cũng có điểm tương đồng trong giải thích hành vi chấp nhận công nghệ. Nhân tố “Nhận thức sự hữu ích” của TAM thì tương tự như nhân tố “Kết quả kỳ vọng” của UTAUT, những nhân tố

này đều là thành phần cấu trúc của ý định sử dụng, chúng ảnh hưởng tới ý định sử dụng và hành vi sử dụng. Các nhân tố này mặc dù trong các mô hình lý thuyết khác nhau nhưng ít nhiều cũng có liên quan tới TRA trong việc giải thích thái độ hành vi của người dùng, là xuất phát từ hiệu quả của hành vi đó. Nhân tố “Nhận thức sự dễ sử dụng” của TAM và nhân tố “Nỗ lực kỳ vọng” của UTAUT, tất cả đều được cho là có tác động tới ý định và hành vi sử dụng công nghệ của người dùng.

Mô hình TRA và TAM thường được các nghiên cứu sử dụng nhiều nhất để giải thích ý định sử dụng công nghệ, còn UTAUT được sử dụng không nhiều. Tuy nhiên UTAUT được cho là hữu hiệu nhất trong việc giải thích ý định và hành vi chấp nhận sử dụng công nghệ, chiếm 70% sự khác biệt trong việc giải thích ý định sử dụng công nghệ (Venkatesh và cộng sự, 2003), và nó được xây dựng trên sự tương đồng về khái niệm, thang đo của các biến đã được thử nghiệm của các mô hình nghiên cứu trước đây. Trong thực tế, ngân hàng xanh vẫn là một khái niệm còn mới và chưa được phổ biến ở Việt Nam. Nhân viên ngân hàng vẫn thực hiện những hoạt động và nghiệp vụ truyền thống, khó thay đổi, hành vi thường bị tác động bởi người khác, một số có thể ngại khó khăn phức tạp, ... và theo lý thuyết UTAUT có thể nhận thấy rằng ý định thực hiện hoạt động ngân hàng xanh của nhân viên ngân hàng bị tác động bởi các yếu tố: Kết quả kỳ vọng, Nỗ lực kỳ vọng, Ảnh hưởng xã hội và Các điều kiện thuận lợi. Một số kết quả nghiên cứu đã được chấp nhận khi ứng dụng mô hình UTAUT để kiểm tra mức độ chấp nhận của nhân viên ngân hàng đối với việc thực hiện ngân hàng xanh, có thể kể đến nghiên cứu của Afrin, Mehree và Adisak (2016). Bài nghiên cứu đã thực hiện khảo sát 800 nhân viên tại các ngân hàng thương mại của Dhaka – Bangladesh và cho thấy kết quả là nỗ lực kỳ vọng, mối quan tâm về môi trường và các quy định của ngân hàng trung ương có ảnh hưởng mạnh đến ý định thực hiện ngân hàng xanh. Bên cạnh đó, thì các yếu tố như điều kiện thuận lợi và kết quả kỳ vọng cũng có những ảnh hưởng nhất định đến ý định hành vi của các nhân viên ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 73 - 74)