Căn cứ trên định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 110 - 111)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN

5.2. Đề xuất một số gợi ý

5.2.1. Căn cứ trên định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại BIDV nói riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung hiện nay đã từng bước được chú trọng và quan tâm hơn, đến từ những quyết định và chỉ thị của NHNN trong việc triển khai hoạt động ngân hàng xanh trong hệ thống. Tuy nhiên theo nghiên cứu về 5 cấp độ của ngân hàng xanh (Kaeufer, 2010) thì hầu như tất cả các NHTM tại Việt Nam chí đang ở cấp độ 1, đó là thực hiện các hoạt động phụ bằng cách tài trợ cho các sự kiện xanh và tham gia các hoạt động công cộng. BIDV cũng đang hướng đến đạt được mức độ ngân hàng xanh cấp 2, đó là tách bạch phát triển dự án và hoạt động kinh doanh, trong đó ngân hàng phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ xanh riêng biệt (chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ) bổ sung vào danh mục các sản phẩm ngân hàng truyền thống.

Theo kết quả khảo sát của Trần Thị Thanh Tú (2017) yêu cầu các ngân hàng Việt Nam lựa chọn để đánh giá tương lai của ngân hàng xanh trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam cho thấy tỷ lệ người trả lời cao (75%) đồng ý rằng ngân hàng xanh được coi là một thành phần quan trọng trong chiến lược phát triển trung và dài hạn của ngân hàng. Chỉ có 11% số người được hỏi tin rằng ngân hàng xanh không được lên kế hoạch trong chiến lược phát triển trung và dài hạn của ngân hàng. Nhìn chung, kết quả này cho thấy rằng ngân hàng xanh được coi là quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam trong tương lai. Vì vậy, để phát triển rộng rãi và có hiệu quả hoạt động ngân hàng xanh trong thời gian tới, Chính phủ và NHNN cần hợp tác với các tổ chức quốc tế cũng như các nước có kinh nghiệm để xây dựng chính sách mơi trường chung nhằm giúp các NHTM có cơ sở để dần trở nên thân thiện với môi trường hơn, tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam. Sau khi có những hướng dẫn cụ thể từ phía các cơ quan quản lý, bản thân các NHTM có thể thực hiện lộ trình 2 giai đoạn để triển khai ngân hàng xanh: (1) xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng xanh, thành lập bộ phận chuyên trách ngân hàng xanh, chú trọng quản lý rủi ro môi trường xã hội trong các hoạt động, bước đầu triển khai các hoạt động nội bộ ngân hàng xanh; (2) cụ thể hóa các chính sách ngân hàng xanh trên từng lĩnh vực, phát triển các sản phẩm, dịch vụ xanh, hướng đến mục tiêu ngân hàng xanh toàn diện và báo cáo cho NHNN. Do những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng xanh còn khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam nên các ngân hàng bên cạnh việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cần chú trọng hoạt

động marketing những sản phẩm mới này. Điều này không những nhằm quảng bá sản phẩm mà cịn góp phần nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường của người dân trong việc lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. [13]

5.2.2. Căn cứ dựa trên kết quả nghiên cứu và gợi ý một số giải pháp mở rộng hoạt động ngân hàng xanh tại BIDV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 110 - 111)