Hoạt động ngân hàng xanh trong quá trình kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 33)

2.2.2.1. Hoạt động tiền gửi

Khuyến khích khách hàng mở tài khoản thanh toán xanh giúp bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng trực tuyến hơn, như thanh toán hóa đơn, thẻ tín dụng, sao kê tài khoản, sử dụng ATM miễn phí, bảo mật bằng tin nhắn, ... Các tài khoản xanh này cần được hưởng lãi suất cao và linh hoạt hơn nếu đáp ứng yêu cầu nhất định hàng tháng, bởi các ngân hàng có thể giảm thiểu các chi phí của mình từ việc khách hàng sử dụng dịch vụ xanh.

Hoạt động tiền gửi được thực hiện trên hệ thống ngân hàng trực tuyến như chuyển tiền, kiểm tra số dư, gửi tiết kiệm online, ... chỉ với một cú nhấp chuột, hạn chế các giao dịch trực tiếp tại quầy, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Lãi suất tiền gửi online có thể được điều chỉnh linh động hơn lãi suất niêm yết tại quầy để tăng lượng tiền gửi huy động. Bên cạnh đó, những kênh thanh toán xanh có thể giúp khách hàng trực tiếp nộp vào tài khoản tiền gửi tại ATM mà không cần đến giao dịch trực tiếp tại ngân hàng. Các ngân hàng cần đầu tư nhiều hơn trong việc tạo ra các phương thức giao dịch thuận tiện nhất cho khách hàng cùng với việc giảm thiểu lượng giấy, năng lượng tiêu thụ, khí thải cacbon cũng như chi phí in ấn. Đây là những ưu thế vượt trội của một ngân hàng xanh.

2.2.2.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng xanh, theo báo cáo “Green Financial Products and Services” của United Nations Environment Progamme Finance Initiative (2007) bao gồm các hoạt động cho vay thế chấp xanh, cho vay thiết bị gia đình xanh, cho vay xây dựng tòa nhà thương mại xanh, cho vay mua xe xanh, thẻ tín dụng xanh và tài trợ dự án xanh. Cho vay thế chấp xanh là những khoản vay với lãi suất thấp hơn hẳn so với thị trường được áp dụng cho những khách hàng mua những ngôi nhà dùng năng lượng xanh. Đối với các dự án xây tòa nhà thương mại có mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn (khoảng 15% - 25%), giảm chất thải và ít ô nhiễm hơn so với các tòa nhà truyền thống, ngân hàng sẽ thiết kế và đưa ra các thỏa thuận vay hấp dẫn với sản phẩm cho vay xây dựng tòa nhà thương mại xanh. Tương tự, ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất ưu đãi khi cho vay mua thiết bị gia đình xanh (thiết bị công nghệ

năng lượng tái tạo điện hoặc nhiệt) hoặc cho vay mua xe xanh – những chiếc xe có cường độ khí nhà kính thấp hoặc được tiết kiệm cao về nhiên liệu. Hoạt động tài trợ dự án xanh dành cho khách hàng doanh nghiệp, được ngân hàng thực hiện bằng cách tạo ra các nhóm dành riêng cho việc xem xét tài trợ các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch quy mô lớn, lập danh mục nợ cam kết tài trợ hoàn toàn hoặc một phần dự án. Ngoài ra, rủi ro liên quan đến môi trường, xã hội như lao động trẻ em, biến đổi khí hậu… sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để các ngân hàng xét đến khi thực hiện các khoản cho vay, tài trợ dự án của mình. Đối với các khách hàng cá nhân, các ngân hàng xanh có những hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để mua những dự án nhà đạt tiêu chuẩn công trình xanh, tiết kiệm nhiên liệu, các khoản vay mua xe sử dụng năng lượng tái tạo, giảm khí thải carbon ra ngoài môi trường.

2.2.2.3. Hoạt động cung cấp dịch vụ khác

Việc ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm, phương tiện thanh toán, như tích hợp tiện ích vào thẻ ATM, thẻ tín dụng đồng thương hiệu với tổ chức bảo vệ môi trường các chức năng thẻ bảo hiểm, thẻ sinh viên, thẻ ưu đãi xem phim, mua hàng, du lịch, ... giúp hạn chế phải cung cấp nhiều loại thẻ, tái sử dụng các loại thẻ được làm từ các nguyên liệu tái tạo. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể giới thiệu những quỹ “xanh” tới khách hàng, những người thích đầu tư vào những dự án môi trường thân thiện.

2.2.3. Hoạt động ngân hàng xanh trong quản trị và định hướng xã hội

Theo Nguyễn Thân Hoài My (2016), ngân hàng xanh có những đóng góp cho xã hội vô cùng to lớn, bên cạnh việc giảm khí thải ra ngoài môi trường, những thay đổi trong chính sách quản lý đầu tư của ngân hàng, để thực hiện ngân hàng xanh còn có những hoạt động ưu tiên tài trợ cho những dự án vì môi trường và những khoản đầu tư cho các lĩnh vực tác động tích cực đến môi trường, dự án lắp đặt nhà máy năng lượng mặt trời, khí sinh học, và các nhà máy tái tạo năng lượng khác, các nhà máy phân bón sinh học, nhà máy xử lý nước thải, dự án quản lý chất thải.

Bên cạnh đó, để thực hiện mục tiêu ngân hàng xanh, các ngân hàng cũng cần quan tâm và xây dựng bộ phận trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội (CSR). Đây là trách nhiệm của một tổ chức đối với xã hội mà khi tổ chức đó được

thành lập nhằm thực hiện các hoạt động hỗ trợ giúp cho việc thực hiện ngân hàng xanh đạt được mục tiêu. Ngân hàng còn nỗ lực xây dựng các quỹ đặc biệt để chống lại thay đổi khí hậu và đảm bảo sử dụng thích hợp các quỹ hỗ trợ các vấn đề môi trường cho cộng đồng và xã hội.

Ngân hàng xanh có xu hướng cung cấp các khoản vay cho các dự án tiết kiệm năng lượng, nó không chỉ hoạt động vì mục đích lợi nhuận mà còn hoạt động vì sự phát triển bền vững trong tương lai, vì vậy, ngân hàng xanh luôn quan tâm đến các dự án mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng.

Một ngân hàng địa phương có tính xanh sẽ là nguồn hỗ trợ lớn cho các sáng kiến xanh tại địa phương về xã hội, giáo dục, nhà ở, ... tạo ra lợi ích trực tiếp cho cộng đồng ở chính địa phương đó. Ngân hàng gắn với địa phương là một mô hình tốt cho nhiều vùng miền, nhất là những nơi kinh tế kém sôi động hơn các khu vực khác.

2.3. Lợi ích và ý nghĩa khi thực hiện ngân hàng xanh

Đối với khách hàng, việc thực hiện ngân hàng xanh đem lại khá nhiều lợi ích. Hệ thống tài chính ngân hàng, với vai trò cung ứng vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế, có thể sẽ tạo ra những tác động gián tiếp đến môi trường. Việc tăng cường quản lý rủi ro môi trường – xã hội trong hoạt động cho vay sẽ tạo động lực giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất theo hướng sạch và bền vững hơn, nâng cao nhận thức về vấn đề môi trường, xã hội; khuyến khích đầu tư vào các hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường, hỗ trợ cộng đồng. Bên cạnh đó, việc giới thiệu các công nghệ mới trong hoạt động ngân hàng như internet banking, sms banking, ... giúp khách hàng có thể sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mọi lúc mọi nơi một cách thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí, hạn chế được các rủi ro trong quá trình sử dụng tiền mặt. Thông qua dịch vụ thanh toán hóa đơn tự động, khách hàng có thể hạn chế trường hợp quên thanh toán các hóa đơn dịch vụ giá trị gia tăng như tiền điện, nước, internet, ... Một lợi ích không thể không kể đến đối với khách hàng chính là các dự án có tác động tích cực đối với môi trường sẽ được ngân hàng xem xét và cung cấp những khoản tín dụng với lãi suất ưu đãi trong thời gian được tài trợ vốn.

Đối với ngân hàng, việc xem xét đến tiêu chí môi trường trong các quyết định cho vay sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro tín dụng. Giảm cho vay các

dự án gây hại đến môi trường, kiểm tra các yếu tố cần thiết có thể ảnh hưởng đến môi trường trước và sau khi vay giúp hạn chế các khoản vay mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng, không làm ảnh hương đến danh tiếng cũng như thương hiệu của ngân hàng. Omid Sharifi, Bentolhoda Karbalaei Hossein (2015) cho rằngviệc thực hiện ngân hàng xanh sẽ giúp gia tăng uy tín, nâng cao hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng, tạo được lợi thế cạnh tranh. Thông qua việc đổi mới và phát triển không ngừng các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng điện tử không chỉ góp phần hạn chế nguồn tài nguyên, giảm bớt các thủ tục giấy tờ rườm rà, không cần thiết mà còn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, từ đó làm tăng khả năng thu hút khách hàng. Thêm vào đó, việc giới thiệu các công nghệ mới trong hoạt động ngân hàng còn giúp tăng năng suất làm việc của nhân viên một cách đáng kể.

Theo đánh giá của Vụ Tín dụng NHNN các ngành kinh tế chia sẻ lợi ích của các ngân hàng khi thực hiện ngân hàng xanh:

Thứ nhất, mở rộng thị phần nhờ sản phẩm/dịch vụ mới thân thiện với môi trường, củng cố mạng lưới khách hàng hiện có và thu hút khách hàng mới.

Thứ hai, cải thiện chất lượng danh mục tín dụng nhờ xác định và quản lý hiệu quả rủi ro môi trường và xã hội, kiểm soát tốt hơn rủi ro tín dụng và rủi ro tài sản đảm bảo của từng khoản vay do các vấn đề về môi trường và xã hội tạo nên.

Thứ ba, nâng cao danh tiếng và giá trị thương hiệu của tổ chức tín dụng.  Thứ tư, mở ra cơ hội hợp tác, thu hút nguồn lực và hỗ trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế.

Đối với môi trường và xã hội, khi ngân hàng xanh trở thành mô hình phổ biến, các chuẩn mực trong kinh doanh cũng như trách nhiệm cộng đồng của các ngân hàng, các tổ chức và doanh nghiệp sẽ cao hơn và phát huy được hiệu quả. Cộng đồng sẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn từ những hoạt động kinh doanh có đạo đức.

Một khi thực hiện hoạt động ngân hàng xanh, các ngân hàng sẽ có những cam kết về bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực, đồng thời sẽ là kênh tài trợ vốn thân thiện với các dự án liên quan đến môi trường, giảm phát thải carbon.

Việc áp dụng mô hình ngân hàng xanh cũng góp phần tạo ra nhận thức giữa các bên liên quan về trách nhiệm cộng đồng, xây dựng văn hóa trong việc sử dụng

dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Khi việc sử dụng dịch vụ ngân hàng trở nên thuận tiện hơn, nhanh chóng, đỡ tốn kém và nhiều ưu đãi hơn (thông qua ngân hàng trực tuyến, các tài khoản xanh và thẻ tín dụng xanh…) thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng nhiều. Điều này sẽ tạo ra ý thức xã hội trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng và trong tương lai sẽ tạo ra một xã hội nơi mà các dịch vụ tài chính - ngân hàng trở thành một phần quen thuộc của cuộc sống thường nhật.

Thông qua việc thẩm định dự án và cấp tín dụng một cách hiệu quả, các ngân hàng xanh sẽ tác động đến các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề khác nhau, gián tiếp tác động đến tình hình chung của lĩnh vực đó.

2.4. Hạn chế và thách thức

Ngoài những lợi ích và ý nghĩa có được, việc thực hiện ngân hàng xanh cũng phải đối mặt với nhiều thách thức:

 Thiếu hụt dữ liệu đáng tin cậy về đánh giá mức độ tác động của các khoản đầu tư và dự án xanh đến môi trường: Các ngân hàng cần có dữ liệu đáng tin cậy để đánh giá mức độ tác động của các khoản đầu tư và dự án xanh đến môi trường. Tuy nhiên, dữ liệu đáng tin cậy thông thường không có sẵn cho các ngân hàng. Các ngân hàng không thể tự đánh giá mức độ tin cậy các dữ liệu, do vậy cần phải thu thập các dữ liệu đáng tin cậy về đánh giá mức độ tác động ô nhiễm thay thế. Điều này cũng cần có sự đánh giá chuyên môn bởi các kiểm toán viên độc lập về môi trường (Zhang và cộng sự, 2011).

 Thời gian khởi nghiệp dài, số lượng khách hàng thấp: Các hoạt động ngân hàng xanh thường mất nhiều thời gian hơn để chuẩn bị và thực hiện. Các ngân hàng đánh giá các dự án của khách hàng dựa trên các tiêu chuẩn môi trường cụ thể. Các tiêu chuẩn này có thể hạn chế số lượng khách hàng (Biswas, 2011).

 Lợi nhuận thấp, giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong ngắn hạn: Mục tiêu chính của ngân hàng xanh là hỗ trợ cho các khoản đầu tư và dự án xanh với trọng tâm là thúc đẩy sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Những khoản đầu tư và dự án này có thể không tập trung về việc tìm kiếm lợi nhuận, điều này sẽ dẫn đến làm giảm lợi nhuận cho các ngân hàng. Bên cạnh đó, nguồn lực về tài chính và nhân lực trong toàn hệ thống ngân hàng luôn có sự phát triển không đều nhau, những ngân hàng lớn có sức mạnh về tài chính, nhân sự sẽ dễ dàng tiếp cận

hơn trong những xu hướng thay đổi lớn như chuyển đổi cơ cấu hoạt động truyền thống sang mô hình ngân hàng xanh. Do đó, các ngân hàng nếu không bắt kịp được xu hướng thay đổi thì có thể sẽ dễ bị loại bỏ. Đồng thời, khi các ngân hàng lớn chuyển đổi sang mô hình ngân hàng xanh thì buộc phải có sự đánh đổi từ thực hiện một mục tiêu lợi nhuận sang thực hiện cả mục tiêu lợi nhuận và trách nhiệm đối với xã hội – môi trường (Trần Thị Thanh Tú, 2017).

 Chi phí hoạt động cao: Việc thực hiện ngân hàng xanh đòi hỏi nhân viên ngân hàng cần phải có kiến thức tốt để có thể tư vấn và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ xanh thích hợp cho khách hàng. Những cán bộ tín dụng cần phải được trang bị các kỹ năng và kinh nghiệm về ngân hàng xanh trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đối với khách hàng và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xanh. Thêm vào đó, các ngân hàng đôi khi cũng cần phải đầu tư vào trang thiết bị, công nghệ hiện đại để đánh giá tác động môi trường của các khoản đầu tư và dự án xanh. Để làm được điều này, các ngân hàng phải dành ra một khoản ngân sách của mình để tăng cường cập nhật và đào tạo các kiến thức chuyên ngành về ngân hàng xanh cho nhân viên của mình (Rahman et Brahua, 2016).

 Rủi ro về mặt thương hiệu: do nhận thức ngày càng tăng về môi trường, các ngân hàng dễ bị mất danh tiếng nếu tham gia các dự án bị cho là gây thiệt hại về môi trường. Việc áp dụng các chiến lược ngân hàng xanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc một ngân hàng được phân loại, xếp hạng như thế nào trên bản đồ về ngân hàng xanh của quốc gia. Và từ đó định hướng đến khối khách hàng của chính ngân hàng đó và tác động rất lớn đến vùng hoạt động chuyên môn của ngân hàng cũng như lĩnh vực mà ngân hàng hướng đến (Biswas, 2011).

 Rủi ro tín dụng: rủi ro này có thể gia tăng gián tiếp khi hoạt động kinh doanh của các khách hàng mà ngân hàng cho vay, bị ảnh hưởng bởi chi phí khắc phục ô nhiễm hoặc do sự thay đổi trong các quy định về quản lý môi trường. Chi phí để đáp ứng các yêu cầu mới về mức phát thải có thể đủ lớn khiến cho một công ty ngừng hoạt động. Rủi ro tín dụng có thể cao hơn do xác suất vỡ nợ của khách hàng xuất hiện khi chi phí không thể dự tính được cho vốn đầu tư vào cơ sở sản xuất. Hoặc rủi ro tín dụng cũng phát sinh khi giá trị bất động sản giảm do các vấn đề về môi trường. Điều này đòi hỏi các ngân hàng nhanh chóng nghiên cứu, áp dụng các

tiêu chuẩn trong xét duyệt các khoản vay gián tiếp hoặc trực tiếp liên quan đến các vấn đề môi trường trong hiện tại hoặc tương lai (Nguyễn Hữu Huân, 2016).

 Ngoài ra, còn một số hạn chế khác như nhu cầu của khách hàng đối với các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 33)