Thiết kế bảng câu hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 86 - 87)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

3.2. Thiết kế nghiên cứu, thang đo các nhântố và bảng hỏi điều tra

3.2.4. Thiết kế bảng câu hỏi

Dựa vào các tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, dựa vào mục tiêu nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu, tác giả tiến hành phác thảo một bảng hỏi. Bảng hỏi thiết kế dựa vào các nghiên cứu nước ngoài bằng tiếng Anh được dịch ra tiếng Việt. Bước đầu, tác giả tự dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, sau đó để đảm bảo được tính chính xác, tác giả gửi bảng hỏi cho người bạn có chuyên ngành Anh văn về Tài chính – Ngân hàng dịch lại và đối chiếu. Để bảng hỏi sử dụng đúng từ chuyên ngành trong lĩnh vực ngân hàng và để người được hỏi dễ dàng trả lời các câu hỏi, tác giả đã tham khảo ý kiến của lãnh đạo phòng và các đồng nghiệp nơi tác giả đang cơng tác. Kết hợp với đó là việc tham vấn ý kiến của những người có kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng và sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn nhằm thiết lập bảng hỏi để tiến hành khảo sát phục vụ cho việc nghiên cứu chính thức tiếp theo. Bảng tham vấn được trình bày trong Phụ lục 2.

Bảng hỏi được xây dựng, thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 điểm, từ “Hoàn tồn khơng đồng ý” cho đến “Hoàn toàn đồng ý”. Đầu tiên, các thang đo được đưa vào trong bảng hỏi để làm cơ sở cho việc phân tích nhân tố sau này (David, 1989). Sau đó, các thang đo sẽ được chọn lọc và tổ chức lại để có được thiết kế bảng hỏi phù hợp với nội dung, mục đích nghiên cứu.

Bảng hỏi thiết kế gồm 2 phần: Trong phần đầu tiên, người điều tra sẽ được yêu cầu trả lời các thông tin liên quan đến các đặc điểm về bản thân (giới tính, độ tuổi, thời gian làm việc, chức vụ, bộ phận làm việc). Ở phần hai, đối tượng điều tra sẽ được yêu cầu đưa ra nhận định của mình (đồng ý/ khơng đồng ý) về các thang đo được đưa vào trong bảng hỏi dựa trên 5 mức độ của thang đo Likert. Nhân viên ngân hàng, trong bảng hỏi này, chia là 2 cấp độ là cấp nhân viên và cấp quản lý. Điều này xuất phát ở việc các nhà quản lý đứng ở vai trị hoạch định các chính sách như ngân hàng xanh trong kế hoạch tổ chức của NHTM, trong khi cấp độ nhân viên đảm bảo tn thủ các chính sách đó trong việc thực hiện các giao dịch ngân hàng. Do đó, nhận thức của cả hai cấp độ này là cần thiết để tiến hành nghiên cứu.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu từ các phiếu khảo sát được tác giả xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả và được xử lý trên phần mềm SPSS 22.0 và phần mềm AMOS 22.0.

Đầu tiên, tác giả sử dụng công cụ hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA được sử dụng để sàng lọc các thang đo các khái niệm nghiên cứu. Sử dụng kiểm định KMO và Bartlett’s Test với các yêu cầu trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp (0.5 ≤ KMO ≤ 1). Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0,05). Tiếp theo, tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmation Factor Analysis) để kiểm tra các thang đo có đạt yêu cầu của một thang đo tốt hay khơng. Sau đó, sử dụng mơ hình cấu trúc SEM để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại BIDV và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố.

Để đo lường mức độ phù hợp của mơ hình với thơng tin thị trường, tác giả sử dụng các chỉ số Chi-square (CMIN), Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df), chỉ số thích hợp so sánh CFI (Comparative Fit Index), chỉ số Tucker & Lewis TLI, chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation). Mơ hình được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường khi kiểm định Chi-square có P-value < 0,05. Nếu một mơ hình nhận được các giá trị TLI, CFI > 0,9 (Bentler & Bonett, 1980); CMIN/df < 2 hoặc có thể < 3 (Carmines & McIver, 1981); RMSEA <= 0,08 (Steiger, 1990) được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 86 - 87)