Số liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 87)

Lấy mẫu nghiên cứu là yếu tố quan trọng của bất kỳ cuộc điều tra nào và nó ảnh hưởng tới nhận định của nghiên cứu. Để chọn đối tượng khảo sát trong một cuộc điều tra nghiên cứu, công việc đầu tiên là phải xác định được tổng thể mẫu, cỡ mẫu và phương pháp lấy mẫu.

Tổng thể mẫu của nghiên cứu này là nhân viên đang làm việc tại BIDV. Cỡ mẫu: Kích thước mẫu của nghiên cứu dựa trên quy định về số mẫu theo Bollen (1989) là tỷ lệ mẫu trên biến quan sát phải đảm bảo tối thiểu là tỉ lệ 5:1. Vì vậy nghiên cứu có 32 biến thì số mẫu tối thiểu là 32 x 5 = 160 mẫu.

Phương pháp lấy mẫu: Tác giả thực hiện lấy mẫu theo phương pháp phát bảng câu hỏi trực tiếp và gửi email, đăng trên trang mạng xã hội Workplace BIDV. Thời gian khảo sát từ tháng 4 – 6 năm 2018.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày khái quát về các mô hình nghiên cứu áp dụng trong định lượng, định tính và các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong đề tài. Luận văn cũng đã đề xuất mô hình nghiên cứu sẽ được áp dụng trong chương 4 để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện ngân hàng xanh tại BIDV. Những nội dung của chương 3 sẽ làm cơ sở để vận dụng vào phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu trong chương 4 và chương 5.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu và số liệu nghiên cứu

4.1.1. Thống kê mô tả và tần suất đặc trưng của các cá nhân khảo sát

Tổng số bảng câu hỏi phát ra là 300 phiếu, khảo sát những nhân viên đang làm việc tại BIDV. Tổng số bảng câu hỏi khảo sát thu về là 297. Sau khi kiểm tra, có 14 phiếu không đạt yêu cầu bị loại ra (do thông tin trả lời không đầy đủ). Như vậy tổng số đưa vào phân tích, xử lý là 283 phiếu câu hỏi có phương án trả lời hoàn chỉnh.

Bảng 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ GIỚI TÍNH Nữ 149 52.7% Nam 134 47.3% ĐỘ TUỔI Dưới 30 tuổi 126 44.5% > 30-35 98 34.6% > 35-40 19 6.7% > 40-50 27 9.5% Trên 50 13 4.6% CHỨC VỤ Nhân viên 201 71.0% Lãnh đạo phòng và tương đương 57 20.1% BGĐ và tương đương 25 8.9%

THỜI GIAN LÀM VIỆC

Dưới 3 năm 79 27.9% Từ 3 - 5 năm 100 35.3% > 5 - 10 năm 65 23.0% Trên 10 năm 39 13.8% BỘ PHẬN LÀM VIỆC Kinh doanh 166 58.6% Kế toán 20 7.1% Quản lý 82 29% Khác 15 5.3% Tổng 283 100.0%

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2018)

Trong tổng số 283 kết quả khảo sát, Nữ chiếm tỷ lệ cao hơn với 52.7%, Nam chiếm 47.3%. Về độ tuổi thì nhân viên dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với

44.5%, kế đến là 30-35 tuổi chiếm 34.6%, từ 35-40 tuổi chiếm 6.7%, từ 40-50 tuổi chiếm 9.5% và thấp nhất là trên 50 tuổi với 4.6%.

Về thời gian làm việc, thì chiếm tỷ lệ cao nhất là 3-5 năm với 35.3%, dưới 3 năm với 27.9%, từ 5-10 năm chiếm 23.0% và chiếm tỷ lệ thấp nhất trên 10 năm với 13.8%.

Về chức vụ hiện tại: có 71% tỷ lệ tham gia khảo sát là nhân viên – chiếm tỷ lệ cao nhất; tiếp đến là Lãnh đạo phòng và tương đương, BGĐ và tương đương lần lượt chiếm 20.1% và 8.9%.

Kết quả khảo sát về bộ phận làm việc: có 166 người làm ở bộ phận kinh doanh chiếm tỷ lệ 58.6%, bộ phận kế toán chiếm 7.1%, bộ phận quản lý chiếm 29% và 5.3% còn lại ở các bộ phận khác.

4.1.2. Thống kê mô tả và tần suất về đặc trưng có liên quan

Theo kết quả khảo sát về hoạt động ngân hàng xanh tại các chi nhánh BIDV mà cá nhân khảo sát đang làm việc, có 205 người cho biết chi nhánh họ có thực hiện hoạt động ngân hàng xanh (chiếm 72.4%), 78 người còn lại (chiếm 27.6%) cho biết rằng chi nhánh họ thực hiện rất hạn chế hoặc không thực hiện các hoạt động ngân hàng xanh.

4.1.3. Thống kê mô tả các thang đo

Tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê Descriptive để thống kê mô tả các thang đo, nhằm giúp đánh giá bao quát mức độ hợp lý của các biến, có những nhận xét bao quát về các thang đo và nhìn nhận chi tiết về các biến quan sát. Từ đó có cơ sở để đề xuất các kiến nghị phù hợp. Bảng tổng hợp các chỉ số thống kê của các thang đo được trình bày ở phụ lục 3.

Qua phân tích bảng các chỉ số thống kê của các thang đo cho thấy rằng với mỗi thang đo khi khảo sát đều có độ phủ dữ liệu bao quát từ 1 đến 5, trong tất cả thang đo không có dữ liệu nào bị lỗi.

Thang đo có giá trị Mean cao nhất là thang đo “Sự phức tạp” (PT) cho thấy rằng nhận thức về sự phức tạp khi thực hiện hoạt động ngân hàng xanh sẽ có tác động mạnh và chủ yếu đến ý định thực hiện hoạt động ngân hàng xanh. Biến PT1 - Chi phí để chấp nhận thực hiện hoạt động ngân hàng xanh cao (giá trị Mean là 4.37) là yếu tố tác động nhiều nhất khi thực hiện ngân hàng xanh tại BIDV.

Thang đo có giá trị Mean thấp nhất là “Mối quan tâm về môi trường” (QT). Tuy có giá trị thấp nhất nhưng điều này không đủ để nói lên rằng BIDV không quan tâm đến vấn đề về môi trường khi thực hiện hoạt động ngân hàng xanh.

4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo

4.2.1. Kiểm định Cronbach Alpha

Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời.

Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta không thể biết được chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến. Theo đó, chỉ những biến có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có hệ số Alpha lớn hơn 0.6 mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào những bước phân tích tiếp theo. Cũng theo nhiều nhà nghiên cứu, nếu Cronbach’s Alpha đạt từ 0.8 trở lên thì thang đo lường là tốt và mức độ tương quan sẽ càng cao hơn.

Bảng 4.2. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Kết quả kỳ vọng

Giá trị trung bình nếu xóa biến

Phương sai nếu xóa biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s alpha khi xóa biến PE1 11.34 4.415 .677 .753 PE2 11.32 4.779 .669 .756 PE3 11.37 4.490 .681 .750 PE4 11.08 5.611 .541 .813 Cronbach’s Alpha = 0.818

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2018)

Thang đo Kết quả kỳ vọng có Cronbach Alpha khá lớn (0.818), cao hơn mức yêu cầu là 0.6. Các hệ số tương quan biến – tổng đều cao hơn mức giới hạn (0.3). Hệ số nhỏ nhất là của PE4 là 0.541. Vì vậy các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 4.3. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Nỗ lực kỳ vọng

Giá trị trung bình nếu xóa biến

Phương sai nếu xóa biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s alpha khi xóa biến NL1 10.28 5.778 .758 .831 NL2 10.29 5.547 .766 .827 NL3 10.37 5.412 .731 .841 NL4 10.54 5.717 .679 .861 Cronbach’s Alpha = 0.875

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2018)

Thang đo Nỗ lực kỳ vọng có Cronbach Alpha khá lớn (0.875), cao hơn mức yêu cầu là 0.6. Các hệ số tương quan biến – tổng đều cao hơn mức giới hạn (0.3). Hệ số nhỏ nhất là của NL4 là 0.679. Vì vậy các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 4.4. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Ảnh hưởng xã hội

Giá trị trung bình nếu xóa biến

Phương sai nếu xóa biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s alpha khi xóa biến AH1 12.13 3.249 .189 .704 AH2 12.05 2.554 .591 .426 AH3 12.43 2.643 .435 .533 AH4 12.17 2.617 .449 .523 Cronbach’s Alpha = 0.626

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2018)

Thang đo Ảnh hưởng xã hội có Cronbach Alpha khá thấp (0.626), cao hơn mức yêu cầu là 0.6. Các hệ số tương quan biến – tổng đều cao hơn mức giới hạn (0.3). Hệ số nhỏ nhất là của AH1 là 0.189. Vì vậy các biến đo lường thành phần này AH1 bị loại trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 4.5. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Điều kiện tạo thuận lợi

Giá trị trung bình nếu xóa biến

Phương sai nếu xóa biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s alpha khi xóa biến TL1 10.47 4.853 .693 .777 TL2 10.42 5.018 .701 .776 TL3 10.44 5.084 .671 .788 TL4 10.71 4.781 .606 .822 Cronbach’s Alpha = 0.834

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2018)

Thang đo Điều kiện tạo thuận lợi có Cronbach Alpha khá lớn (0.834), cao hơn mức yêu cầu là 0.6. Các hệ số tương quan biến – tổng đều cao hơn mức giới hạn (0.3). Hệ số nhỏ nhất là của TL4 là 0,606. Vì vậy các biến đo lường thành phần

này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 4.6. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Mối quan tâm về môi trường

Giá trị trung bình nếu xóa biến

Phương sai nếu xóa biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s alpha khi xóa biến

QT1 6.72 3.512 .754 .728

QT2 6.83 3.730 .713 .769

QT3 6.76 4.150 .650 .828

Cronbach’s Alpha = 0.840

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2018)

Thang đo Mối quan tâm về môi trường có Cronbach Alpha khá lớn (0.840), cao hơn mức yêu cầu là 0,6. Các hệ số tương quan biến – tổng đều cao hơn mức giới hạn (0.3). Hệ số nhỏ nhất là của TL4 là 0.650. Vì vậy các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 4.7. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Sự phức tạp

Giá trị trung bình nếu xóa biến

Phương sai nếu xóa biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s alpha khi xóa biến PT1 12.41 3.122 .486 .482 PT2 12.48 2.981 .511 .458 PT3 12.83 3.333 .204 .690 PT4 12.62 2.797 .423 .515 Cronbach’s Alpha = 0.611

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2018)

Thang đo Sự phức tạp có Cronbach Alpha thấp (0.611), cao hơn mức yêu cầu là 0.6. Các hệ số tương quan biến – tổng đều cao hơn mức giới hạn (0.3). Hệ số nhỏ nhất là của PT3 là 0.204. Vì vậy các biến đo lường thành phần này PT3 bị loại trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 4.8. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Hình ảnh của nhân viên ngân hàng

Giá trị trung bình nếu xóa biến

Phương sai nếu xóa biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s alpha khi xóa biến HA1 14.36 6.197 .679 .792 HA2 14.38 6.335 .661 .797 HA3 14.43 6.431 .685 .791 HA4 14.40 6.907 .597 .815 HA5 14.39 6.905 .572 .821 Cronbach’s Alpha = 0.837

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2018)

Thang đo Hình ảnh của nhân viên ngân hàng có Cronbach Alpha khá lớn (0.837), cao hơn mức yêu cầu là 0.6. Các hệ số tương quan biến – tổng đều cao hơn

mức giới hạn (0.3). Hệ số nhỏ nhất là của HA5 là 0.572. Vì vậy các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 4.9. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Ý định hành vi

Giá trị trung bình nếu xóa biến

Phương sai nếu xóa biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s alpha khi xóa biến YD1 11.24 1.857 .532 .659 YD2 11.21 1.868 .521 .666 YD3 11.12 1.783 .546 .650 YD4 11.16 1.931 .472 .693 Cronbach’s Alpha = 0.728

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2018)

Thang đo Ý định hành vi có Cronbach Alpha khá lớn (0.728), cao hơn mức yêu cầu là 0.6. Các hệ số tương quan biến – tổng đều cao hơn mức giới hạn (0.3). Hệ số nhỏ nhất là của YD4 là 0.472 Vì vậy các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 4.10. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Ý định chấp nhận

Giá trị trung bình nếu xóa biến

Phương sai nếu xóa biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s alpha khi xóa biến CN1 11.22 1.616 .514 .699 CN2 11.26 1.525 .539 .685 CN3 11.24 1.490 .547 .681 CN4 11.20 1.514 .552 .678 Cronbach’s Alpha = 0.744

(Nguồn: Kết quả khảo sát, 2018)

Thang đo Ý định chấp nhận có Cronbach Alpha khá lớn (0.744), cao hơn mức yêu cầu là 0.6. Các hệ số tương quan biến – tổng đều cao hơn mức giới hạn (0.3). Hệ số nhỏ nhất là của CN1 là 0.514. Vì vậy các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

4.2.2. Kết quả phân tích nhân tố EFA

Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại BIDV gồm 28 biến quan sát, theo kiểm định Cronbach Alpha thì các biến có hệ số tương quan biến – tổng thấp hơn 0.3 nên có 2 biến bị loại bao gồm : AH1 và PT3. Vì vậy chỉ còn 26 biến sử dụng để kiểm định EFA. Kiểm định KMO và Bartlett’s trong phân tích factor cho thấy sig = .000 và hệ số KMO rất cao (0.787 > 0.5) nên phân tích EFA thích hợp sử dụng trong nghiên cứu này.

Bảng 4.11. KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .787

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 2922.876

df 325

Sig. .000

Bảng 4.12. Kết quả phân tích nhân tố EFA của các biến độc lập

Component Yếu tố 1 2 3 4 5 6 7 HA2 .813 Hình ảnh của nhân viên ngân hàng HA3 .791 HA1 .784 HA5 .754 HA4 .747 NL2 .886 Nỗ lực kỳ vọng NL3 .865 NL1 .850 NL4 .812 TL2 .883

Điều kiện tạo thuận lợi TL3 .827 TL1 .815 TL4 .748 PE3 .839 Kết quả kỳ vọng PE2 .794 PE4 .794 PE1 .777 QT1 .877

Mối quan tâm về môi trường QT2 .870 QT3 .852 AH2 .864 Ảnh hưởng xã hội AH3 .816 AH4 .682 PT1 .793 Sự phức tạp PT2 .783 PT4 .776

Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 6 iterations.

Kết quả phân tích EFA cho thấy với phương pháp trích nhân tố trích được 7 nhân tố và phương sai trích được bao gồm :

Nhân tố Biến Nội dung các biến

Hình ảnh của nhân viên ngân hàng

H1 Nhân viên ngân hàng xanh quan tâm đến vấn đề môi trường

H2 Nhân viên ngân hàng xanh có trách nhiệm xã hội

H3 Nhân viên ngân hàng xanh trung thực

H4 Nhân viên ngân hàng xanh hoạt động hiệu quả

H5 Nhân viên ngân hàng xanh bình thường như những nhân viên ngân hàng khác.

Nỗ lực kỳ vọng

NL1 Các chính sách, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện hoạt động ngân hàng xanh là rõ ràng và dễ hiểu

NL2 Học cách sử dụng hoạt động ngân hàng xanh là dễ dàng

NL3 Việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh dễ dàng để vận hành

NL4 Việc sử dụng thành thạo hoạt động ngân hàng xanh là dễ dàng đối với tôi

Điều kiện tạo thuận lợi

TL1 Thực hiện hoạt động ngân hàng xanh thích hợp với môi trường làm việc của tôi.

TL2 Thực hiện hoạt động ngân hàng xanh phù hợp với phong cách làm việc của tôi.

TL3 Thực hiện hoạt động ngân hàng xanh phù hợp với cuộc sống của tôi.

TL4 Sẵn sàng hỗ trợ nếu tôi gặp khó khăn trong việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh.

Kết quả kỳ vọng

PE1 Sử dụng ngân hàng xanh làm cho việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiệu quả hơn.

PE2 Sử dụng ngân hàng xanh giúp tiết kiệm thời gian trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng.

PE3 Sử dụng ngân hàng xanh làm cho việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng thuận lợi hơn.

PE4 Sử dụng ngân hàng xanh có thể hữu ích hơn trong việc quản lý tài chính của khách hàng.

Mối quan tâm về môi trường

QT1 Tôi tin rằng ngân hàng xanh sẽ dẫn đến việc quan tâm môi trường tốt hơn

QT2 Tôi tin rằng ngân hàng xanh sẽ giúp giải quyết các lỗ hỏng về môi trường

QT3 Tôi tin rằng ngân hàng xanh là một hoạt động có trách nhiệm với xã hội của các ngân hàng

Ảnh hưởng xã hội

AH2 Lãnh đạo ngân hàng khuyến khích và tạo điều kiện về nguồn lực để thực hiện hoạt động ngân hàng xanh.

AH3 Các phòng, ban nội bộ ngân hàng liên kết, hỗ trợ chặt chẽ trong việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 87)