Nỗ lực kỳ vọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 76 - 78)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

3.2. Thiết kế nghiên cứu, thang đo các nhântố và bảng hỏi điều tra

3.2.2.2. Nỗ lực kỳ vọng

Nỗ lực kỳ vọng được xem là có liên quan trực tiếp với sự dễ dàng sử dụng

một công nghệ đặc biệt trong môi trường làm việc (Phichitchaisopa và Naenna, 2013). Nỗ lực kỳ vọng trong UTAUT được xem là có tương đồng với nhân tố trong mơ hình TAM – nhân tố nhận thức về việc dễ sử dụng. Đó là mức độ mà một cá

các khía cạnh như nhau, một ứng dụng nhận biết là dễ sử dụng hơn ứng dụng khác thì nhiều khả năng được chấp nhận bởi người dùng (Baraghani, 2008). Bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu trước đây như Alwahaishi và Snasel, (2013), Nisha et al. (2015), Afshan và Sharif (2016) và Chaouali et al. (2016) cho thấy Nỗ lực kỳ

vọng là một trong những yếu tố quyết định hàng đầu đối với việc áp dụng các dịch

vụ dựa trên công nghệ. Đặc biệt, vì ngân hàng xanh sẽ tạo thành một phần quan trọng trong môi trường làm việc, nỗ lực sử dụng nó sẽ là điều tối cần thiết cho nhân viên. Như vậy, nhân viên ngân hàng sẽ đánh giá thời gian và sự nỗ lực cần thiết sử dụng các cơng nghệ ngân hàng xanh trong ngân hàng để hình thành quan điểm về nỗ lực chung liên quan đến dịch vụ (Venkatesh và cộng sự., 2012).

Trong nghiên cứu này, Nỗ lực kỳ vọng được định nghĩa là mức độ cá nhân dễ dàng thực hiện ngân hàng xanh.

Ký hiệu Thành phần Nghiên cứu gốc

NỖ LỰC KỲ VỌNG (NL)

NL1 Các chính sách, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện hoạt động ngân hàng xanh là rõ ràng và dễ hiểu

Afrin Rifat and Nabila Nisha và cộng sự (2016),

Nguyễn Thân

Hoài My (2016) NL2 Học cách sử dụng hoạt động ngân hàng xanh là dễ dàng

NL3 Việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh dễ dàng để vận hành

NL4 Việc sử dụng thành thạo hoạt động ngân hàng xanh là dễ dàng đối với tơi

Đo lường: Trong mơ hình nghiên cứu UTAUT của Venkatest và cộng sự (2003), nhân tố “Nỗ lực kỳ vọng” được đo lường bởi 4 biến quan sát (tương tác với

hệ thống rõ ràng dễ hiểu, dễ dàng có được kỹ năng sử dụng, hệ thống dễ dàng để sử dụng, học để sử dụng hệ thống là dễ dàng). Nguyễn Thân Hoài My (2016), nghiên

cứu dựa trên mơ hình TAM ngun bản và có điều chỉnh nội dung các biến cho phù hợp với 4 biến quan sát: việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh dễ dàng để vận hành; việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh dễ dàng để quản lý; các chính sách, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện hoạt động ngân hàng xanh là rõ ràng và dễ hiểu; việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh dễ dàng để ngân hàng học hỏi. Afrin Rifat and

Nabila Nisha và cộng sự (2016) nghiên cứu trường hợp của Bangladesh, nhân tố “Nỗ lực kỳ vọng” được đo lường giống như UTAUT nguyên bản. Như vậy, nhân tố

“Nỗ lực kỳ vọng” trong các nghiên cứu trước đây đều dựa trên sự đo lường của Vankatest và cộng sự (2013), có bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với từng trường hợp nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 76 - 78)