Quá trình kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 56 - 61)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

2.6. Thực trạng thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại BIDV

2.6.2.2. Quá trình kinh doanh

Đầu tư, phát triển các hệ thống/kênh giao dịch Ngân hàng điện tử (Internet Banking, Mobile Banking, Smart Banking, BSMS, HomeBanking, ATM/POS...); các dịch vụ thanh toán/thu chi hộ điện tử (Thanh toán điện, nước, viễn thơng, truyền hình...; Thu/Chi hộ Kho bạc Nhà nước, Tổng cục thuế...) giúp khách hàng có thể sử

dụng các dịch vụ ngân hàng mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải đến các địa điểm giao dịch truyền thống của Ngân hàng.

Bảng 2.2. Thống kê số lượng máy ATM và POS giai đoạn 2013 – 2017 của BIDV

(ĐVT: Máy) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 ATM 1,400 1,500 1,823 1,24 1,825 +/- so với NT - + 100 + 323 + 01 + 01 %+/- so NT - + 7.14% + 2.15% + 0.05% + 0.05% POS 7,000 14,300 25,432 31,390 41,000 +/- so với NT - + 7,300 + 11,132 + 5,958 + 9,610 %+/- so NT - + 104.29% + 77.85% + 23.43% + 30.61%

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV giai đoạn 2013 – 2017)

BIDV có mạng lưới giao dịch rộng khắp toàn quốc. Điều này đem lại thế mạnh cho BIDV trong việc tiếp cận với khách hàng. BIDV đã nhận thức rõ các kênh phân phối ngân hàng hiện đại là xu thế, đồng thời là thời cơ để khẳng định vị thế, hình ảnh của BIDV trên thị trường. Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp DVNH bán lẻ hàng đầu Việt Nam, BIDV đã và đang đẩy mạnh các DVNH bán lẻ trong đó có dịch vụ thẻ. Các sản phẩm thẻ của BIDV đã phát triển mạnh mẽ và đa dạng. Sau khi thực hiện đề án tái cơ cấu theo hướng đẩy mạnh phát triển ngân hàng bán lẻ và hệ thống Banknet mở rộng kết nối liên thông POS với 28 ngân hàng giúp cho doanh số thanh toán qua POS của BIDV tăng trưởng mạnh mẽ. Giai đoạn từ năm 2013 – 2017, do xu hướng sử dụng thẻ trong thanh toán của người Việt đang ngày càng phổ biến nên BIDV đã tiếp cận và chuyển hướng tập trung phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ POS. Điều này được thể hiện thông qua Bảng 2.2 và Biểu đồ 2.3 cho thấy số liệu về số lượng thiết bị ATM và POS tại BIDV, giá trị (tỷ đồng) các giao dịch phát sinh trong kỳ báo cáo quý IV từ 2013 – 2016, được thực hiện tại ATM, POS của TCTD báo cáo, gồm: Các giao dịch rút tiền mặt, các giao dịch chuyển khoản (Chuyển tiền; thanh tốn hóa đơn; chi trả mua hàng hóa dịch vụ qua ATM, POS, các giao dịch khác (gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn; các khoản thanh tốn giữa TCTD và khách hàng (chi trả các khoản vay, nợ lãi hoặc phí,…). Nhận thức của khách hàng đã có những bước chuyển biến rõ nét và tích cực thể hiện qua số lượng, giá trị giao dịch qua POS tăng nhanh, chất lượng và hiệu quả

Năm 2015, dịch vụ ngân hàng điện tử tăng trưởng tốt về khách hàng và đa dạng về sản phẩm... Doanh số tăng 66.4% so với năm trước. Các dịch vụ phát triển mạnh, có gần 4 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của BIDV, tăng 53% so với 2014. Năm 2016, dịch vụ ngân hàng điện tử tiếp tục có bước phát triển mạnh với số lượng giao dịch đạt hơn 20 triệu giao dịch (tăng 80% so với năm 2015), số lượng khách hàng đạt 5.7 triệu khách hàng (tăng mới 1.9 triệu khách hàng), thu phí dịch vụ ngân hàng điện tử tăng trưởng 48% so với năm 2015. Năm 2017, BIDV phục vụ 41 triệu giao dịch liên quan đến các dịch vụ ngân hàng điện tử (gấp đôi số lượng giao dịch năm 2016); tổng cộng lượt khách hàng đăng ký mới dịch vụ ngân hàng điện tử trong năm 2017 đạt trên 2,1 triệu lượt (tăng 37% so với năm 2016). Đến nay, tỷ lệ sử dụng sản phẩm – dịch vụ nói chung của khách hàng tại BIDV là 3.52 sản phẩm/1 khách hàng (tăng 6% so với năm 2016).

Việc ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm, phương tiện thanh tốn, như tích hợp tiện ích vào thẻ ATM, thẻ tín dụng đồng thương hiệu với tổ chức bảo vệ môi trường các chức năng thẻ bảo hiểm, thẻ sinh viên, thẻ ưu đãi xem phim, mua hàng, du lịch như thẻ ghi nợ nội địa, với ba nhãn hiệu thẻ: BIDV Etrans, BIDV Harmony, BIDV Moving và các sản phẩm thẻ sinh viên, thẻ liên kết, thẻ đồng thương hiệu với các nhà phân phối bán lẻ có uy tín và thương hiệu mạnh, như: BIDV – Lingo, BIDV – CoopMart, BIDV – Maximark, BIDV – Hiway, BIDV – Satra… Ngồi các tính năng tiện ích cơ bản, thẻ ghi nợ nội địa BIDV còn cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, như: nạp tiền điện thoại, thanh tốn vé máy bay, phí bảo hiểm, thanh tốn hóa đơn tiền điện, thanh tốn cước phí điện thoại... qua ATM và trực tuyến.

Thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, đầu tư vào tăng trưởng xanh, trong thời gian qua, tính đến đầu năm 2018, BIDV đã thực hiện cung ứng tín dụng xanh đạt 2 tỷ USD, mức tăng dư nợ tín dụng xanh hàng năm khoảng 18 – 20%, tập trung vào các lĩnh vực như sản xuất điện năng, năng lượng tái tạo, cấp thoát nước, chống ngập, nông nghiệp công nghệ cao…[28].

BIDV coi trọng hoạt động quản lý rủi ro môi trường đối với các khoản cấp tín dụng tại BIDV. Theo quy trình cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp hiện hành, BIDV đã thực hiện đánh giá rủi ro mơi trường đối với từng khoản cấp tín dụng, đảm bảo dự án được tài trợ đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về mơi trường.

Hồ sơ tín dụng yêu cầu từ khách hàng bao gồm các hồ sơ liên quan đến môi trường xã hội (như Giấy phép khai thác tài nguyên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động mơi trường, phịng cháy chữa cháy, xử lý nguồn nước thải (đối với những dự án có yêu cầu); Giấy xác nhận đăng ký/Bản cam kết bảo vệ mơi trường của cấp có thẩm quyền…). Mẫu báo cáo đề xuất tín dụng đối với từng khoản cấp tín dụng đã quy định cụ thể nội dung thẩm định phân tích các rủi ro chủ yếu (bao gồm rủi ro môi trường và xã hội), biện pháp phòng ngừa của khách hàng và ngân hàng. Thực hiện kiểm tra giám sát định kỳ thường xuyên đối với các dự án sau cho vay (bao gồm kiểm tra đánh giá các cam kết về bảo vệ môi trường của khách hàng), đảm bảo kiểm soát tốt rủi ro.

Hiện nay BIDV đang triển khai tích cực các sản phẩm, chương trình tín dụng xanh như: (i) Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn; (ii) Cho vay khuyến khích phát triển nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, nông nghiệp sạch; (iii) Cho vay dự án phát triển năng lượng tái tạo (REDP) vay vốn WB; (iv) Chương trình tài trợ vốn đầu tư nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tại Việt Nam hợp tác với Đại sứ quán Đan Mạch; (v) Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) – Hợp phần hỗ trợ phát triển lúa gạo bền vững; (vi) Cho vay ủy thác từ nguồn của Quỹ phát triển DNNVV trong đó bao gồm các dự án xử lý nước thải, rác thải, bảo vệ môi trường, (vii) Cho vay các dự án thủy điện, ...

BIDV đã chú trọng cho vay 05 lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, các dự án, chương trình trọng điểm quốc gia: nơng nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghiệp cao. Triển khai phương thức cho vay lưu vụ theo Nghị định 55; Cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết số 30/NQCP; Cho vay Dự án giải quyết ngập triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu...

Năm 2015, cơ cấu và tăng trưởng tín dụng của BIDV tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo đúng định hướng của Chính phủ, NHNN chiếm trên 50% tổng dư nợ hệ thống với mức tăng trưởng khá: cho vay nông nghiệp nông thôn tăng trưởng 50%, cho vay công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, xuất nhập khẩu tăng trưởng 25 – 28%. Năm 2016, BIDV đã triển khai 28 gói tín dụng/sản phẩm tín dụng đa dạng với lãi suất ưu đãi cho các khách hàng tốt, lĩnh vực ưu tiên. Đến hết năm

những thành cơng về khía cạnh BVMT như sau: (i) đã xây dựng và ban hành được các văn bản qui phạm pháp luật hướng dẫn về BVMT dành riêng cho Dự án TCNT và hệ thống NHTM tham gia dự án, (ii) liên tục tổ chức hàng chục khóa tập huấn, đào tạo trong và ngồi nước trong khn khổ từng Dự án về bảo vệ môi trường cho hàng trăm lượt cán bộ tín dụng của các NHTM và các Quỹ TDND, (iii) nhờ đó khơng ngừng nâng cao nhận thức về công tác BVMT cho hàng trăm cán bộ tín dụng của các ĐCTC tham gia Dự án, và hàng triệu người vay trên phạm vi cả nước, (iv) dự án đã tạo ra tính liên kết hệ thống trong nội bộ ngành NH từ cấp NH bán buôn BIDV tới các NHTM bán lẻ (37 ĐCTC) cùng với mạng lưới hàng ngàn chi nhánh của các ĐCTC trong việc phối hợp thẩm định, kiểm tra, giám sát các chủ tiểu dự án trong việc tuân thủ nghiêm chỉnh các qui định về BVMT của WB và VN…

Dành sự quan tâm không nhỏ tới các dự án môi trường, tháng 12/2015 BIDV đã ký hợp đồng tín dụng tài trợ vốn ưu đãi 148 triệu USD cho giai đoạn 1 – Dự án Khu công nghệ Môi trường xanh tỉnh Long An của Công ty CP xử lý chất thải Việt Nam – Long An. Khu Công nghệ Môi trường xanh được đặt tại xã Tân Lập, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An và áp dụng những công nghệ xử lý chất thải tiên tiến nhất của thế giới như: công nghệ tái tạo năng lượng từ chất thải, khí hóa, các quy trình tái sinh, tái tạo vật liệu… Dự án được thiết kế để phát triển linh hoạt và có khả năng mở rộng, đáp ứng nhu cầu quản lý chất thải liên vùng trong tương lai. Đây là dự án xử lý rác thải quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại nước ta, giúp giải quyết bài toán nan giải về ô nhiễm môi trường, tạo môi trường trong lành, nâng cao điều kiện sống cho người dân. Dự án là một điểm sáng hướng tới sự phát triển bền vững và an tồn về mơi trường. Bên cạnh đó, năm 2017, BIDV đã tham gia tài trợ một số dự án tín dụng xanh như: Dự án Nhà máy điện gió Hướng Linh 2 của CTCP TCT Tân Hoàn Cầu (dư nợ 481 tỷ đồng); Dự án Xử lý rác thải của Công ty CP ĐT Thành Quang (dư nợ 459 tỷ đồng); Dự án đầu tư xây dựng, sản xuất viên nén nhiên liệu của Công ty TNHH MTV Phúc Khoa (dư nợ 32 tỷ đồng), ...

Để cân đối nguồn vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, BIDV đã chủ động tiếp cận, huy động các chương trình/dự án nguồn vốn ủy thác nước ngoài. Năm 2017, BIDV đã được WB và Chính phủ tin tưởng, lựa chọn là 1 trong 2 Ngân hàng tham gia cho vay lại Dự án tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt

Nam (VEEIEs) trị giá 100 triệu USD. Mục tiêu phát triển của Dự án là nâng cao tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực cơng nghiệp của Việt Nam, thơng qua đó sẽ đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu về tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính của Chính phủ. Với vai trị là Cơ quan cho vay lại, BIDV đảm bảo cùng với WB, Bộ Công Thương thẩm định và lựa chọn các tiểu Dự án hiệu quả, đảm bảo tính khả thi về kỹ thuật, kinh tế và tài chính; góp phần tăng trưởng tín dụng xanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 56 - 61)