Phân biệt ngân hàng xanh và ngân hàng truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về ngân hàng xanh

2.1.3. Phân biệt ngân hàng xanh và ngân hàng truyền thống

Theo SOGESID (2012), ngân hàng xanh là ngân hàng hoạt động như một ngân hàng truyền thống và cung cấp các dịch vụ vượt trội cho nhà đầu tư và khách hàng, đồng thời thực thi các chương trình giúp ích cho cộng đồng và mơi trường. Những ngân hàng xanh không phải là một doanh nghiệp hoạt động thuần túy vì trách nhiệm xã hội (CSR), cũng không hồn tồn là doanh nghiệp thuần túy vì lợi nhuận; chúng là sự kết hợp mới đảm bảo sự hài hòa và bền vững về cả kinh tế - môi trường – xã hội.

Theo Báo cáo nghiên cứu Ngân hàng xanh, tín dụng xanh tại Việt Nam (2015) của nhóm tác giả thuộc Viện Chiến lược Ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam, ngân hàng xanh được xác định rất rõ, đó phải là ngân hàng đảm bảo mục tiêu xã hội và môi trường song song với mục tiêu kinh tế. So với các mơ hình ngân hàng truyền thống, ngân hàng xanh cũng theo đuổi chiến lược hoạt động ở cấp bang, có cấu trúc đa dạng, tận dụng đa dạng các nguồn tài chính khác nhau để tạo ra một danh mục sản phẩm dịch vụ khá đa dạng. Các ngân hàng tận dụng cơng cụ tài chính như các khoản vay lãi suất thấp, thời gian dài, vốn quay vòng, sản phẩm bảo hiểm (như bảo lãnh vốn vay, dự trữ rủi ro tín dụng) và các khoản đầu tư công chi phí thấp/hoặc những sản phẩm tài chính sáng tạo, dự trữ sản phẩm.

Các ngân hàng xanh sẽ tìm kiếm những mục tiêu đặc biệt hơn ngân hàng truyền thống và sẽ khai thác thế mạnh của mình khi thu hút vốn trên thị trường tài chính. Theo Nguyễn Phú Hà (2016), có thể nhận thấy những nét đặc trưng của ngân hàng xanh như sau:

Thứ nhất, ngân hàng xanh có thể tổ chức theo 3 hình thức: (i) hoạt động độc

lập như một pháp nhân độc lập – mơ hình này cho phép ngân hàng được tự chủ và thích ứng linh hoạt; (ii) ngân hàng xanh có thể được phát triển từ cơ quan của nhà

nước đã tồn tại sẵn; (iii) ngân hàng xanh là một chi nhánh, hoặc một bộ phận của một tổ hợp ngân hàng và hoạt động theo quy chế công ty con.

Thứ hai, điểm đặc biệt trong cấu trúc nguồn vốn của ngân hàng xanh là bên

cạnh việc huy động vốn trên thị trường tài chính, ngân hàng xanh thường nhận được tiền góp vốn đầu tư từ các quỹ. Ngoài ra, vốn của ngân hàng xanh còn được huy động bằng việc tổ chức các cuộc đấu giá thương mại và từ các quỹ phát triển tư nhân, phụ thuộc vào hình thức tổ chức hoạt động theo đặc thù của mỗi ngân hàng xanh.

Thứ ba, ngân hàng xanh theo đuổi tôn chỉ và mục tiêu hành động là tạo ra

tác động xanh một cách tích cực, thơng qua các giải pháp cho vay và đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp (vào các quỹ phát triển xanh) bên cạnh mục tiêu kinh doanh để tồn tại, phát triển bền vững. Hiểu một cách chung nhất, mơ hình ngân hàng xanh là sự kết hợp hài hòa giữa 4 nhân tố cốt lõi: thiên nhiên, con người, cộng đồng và lợi ích của các cổ đơng.

Thứ tư, xét trên khía cạnh cho vay và đầu tư nói chung, các ngân hàng xanh

đảm bảo rằng tổng thể các quy định và chính sách về cho vay và đầu tư đều bám sát định hướng, văn bản hướng dẫn chi phối ngân hàng trong mọi quyết định đầu tư, cho vay. Ví dụ, để đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn tài trợ cho dự án xanh hóa mơi trường, các ngân hàng ban hành sổ tay tín dụng xanh, hoặc bộ tiêu chí xét duyệt cho vay, ... Vì vậy, đặc điểm cấu thành hệ thống quản trị, điều hành hoạt động cho vay và đầu tư của ngân hàng xanh được cụ thể hóa thành định hướng, tư tưởng chỉ đạo tới từng phân cấp thẩm quyền. Mặt khác, chính sách của ngân hàng xanh cũng linh hoạt theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, có thể điều chỉnh thu hẹp hoặc tái cơ cấu trong điều kiện nền kinh tế rơi vào thời kỳ khó khăn và các kênh tài trợ thay thế cuối cùng nhằm đảm bảo dự án xanh được tiếp tục triển khai.

Thứ năm, quy trình thẩm định và quản lý rủi ro của ngân hàng xanh so với

các ngân hàng truyền thống luôn cân nhắc đến việc đảm bảo hài hịa lợi ích giữa 4 trụ cột nịng cốt là ngân hàng, khách hàng, cổ đơng và cộng đồng. Việc đảm bảo an toàn của tài sản cho vay và đầu tư thông qua quản lý khả năng thu lãi và gốc, mức độ rủi ro của dự án kinh doanh dưới các điều kiện thị trường về tỷ giá, lãi suất, lạm phát, thanh khoản và khả năng tài chính của khách hàng được ngân hàng cân nhắc để dự kiến doanh thu và chi phí hợp lý. Chính vì vậy, các dự án xanh do ngân hàng

tài trợ cho cá nhân và tổ chức có tính chất chọn lọc rất cao và trong trường hợp đã xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của ngân hàng xanh với sự thành cơng của dự án thì khẩu vị rủi ro và giá trị chịu đựng rủi ro sẽ có những điểm khác biệt hơn so với ngân hàng truyền thống.

Đối với các ngân hàng xanh theo đuổi mơ hình ngân hàng đầu tư, họ sẽ đối diện với các rủi ro về: (i) rủi ro pháp lý, bao gồm những kẽ hở về luật pháp hoặc thiếu chế tài để hỗ trợ dự án xanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng với các dự án khác; (ii) rủi ro kinh tế vĩ mô, bao gồm các biến động về thị trường liên quan đến tỷ giá, lãi suất, lạm phát và các điều kiện kinh tế bất ổn của ngành được đầu tư; (iii) rủi ro chính sách, bao gồm những thay đổi về chính sách, văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản dưới luật có liên quan đến giảm bớt ưu đãi cho dự án xanh về thuế quan, trợ cấp xăng dầu, năng lượng có thể làm thay đổi khả năng sinh lợi và tính cạnh tranh của dự án; (iv) rủi ro liên quan đến thiên tai và cơng nghệ có thể làm cơng năng hoạt động và kết quả thu về của dự án xanh bị giảm đi do doanh thu thực tế của dự án thấp hơn mức dự kiến, hoặc có thể là những nguyên nhân do thiếu cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho sự phát triển xanh như thiếu điện, hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thốt nước hoặc chuỗi cung ứng xanh cịn thiếu nhiều mắt xích; (v) rủi ro từ phía nhà đồng tài trợ xảy ra trong trường hợp các đồng tài trợ, đầu tư của dự án, vì những lý do khách quan khơng thể tiếp tục đầu tư cho dự án đúng tiến độ và công suất như dự kiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)