Thiết kế nghiên cứu, thang đo các nhântố và bảng hỏi điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 74)

3.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu tổng quan về ngân hàng xanh đã có từ trước để giúp tìm ra các nhân tố tác động đến ý định thực hiện hoạt động ngân hàng xanh, tác giả tiến hành xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ. Thực hiện khảo sát thử bảng

câu hỏi sơ bộ, tham khảo ý kiến các chuyên gia, lãnh đạo phòng và các đồng nghiệp có kinh nghiệm về ngân hàng xanh để tiến hành chỉnh sửa hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức.

Tác giả sử dụng phương pháp phân tích Cronbach’s alpha, kiểm định KMO, kiểm định Bartlett để kiểm định độ tin cậy của thang đo, tiếp theo sử dụng phương pháp phân tích nhân tố EFA để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận thực hiện hoạt động ngân hàng xanh. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố CFA để kiểm định mô hình đo lường tới hạn thông qua các kiểm định về độ phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt giữa các nhân tố của mô hình. Thông qua phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, tác giả sẽ tiến hành kiểm định mô hình lý thuyết nghiên cứu. Tác giả sẽ kết luận và phân tích các giả thuyết đề ra ban đầu, từ đó đề xuất các giải pháp cho việc thực hiện ngân hàng xanh tại BIDV được hiệu quả hơn.

3.2.2. Thiết kế thang đo các nhân tố 3.2.2.1. Kết quả kỳ vọng 3.2.2.1. Kết quả kỳ vọng

Kết quả kỳ vọng được định nghĩa là cấp độ mà một cá nhân tin tưởng rằng sử dụng hệ thống (dịch vụ) đặc thù nào đó giúp họ đạt được lợi ích trong việc thực hiện công việc (Algharibi và Arvanitis, 2011). Điều này đề cập đến việc nhân viên của các ngân hàng có nhận thức rằng việc áp dụng các tập quán ngân hàng xanh sẽ giúp họ đạt được hiệu quả trong công việc của mình hay không? Kết quả kỳ vọng

không phải chỉ là mong đợi của cá nhân mà còn là sự mong đợi của tổ chức khi sử dụng công nghệ mới làm tăng hiệu quả công việc. Trong một số nghiên cứu về việc chấp nhận thực hiện ngân hàng xanh có sử dụng nhân tố có định nghĩa gần tương đồng với nhân tố Kết quả kỳ vọng là nhân tố Cảm nhận sự hữu ích (mô hình TAM). Bằng chứng trong quá khứ cho thấy Kết quả kỳ vọng là yếu tố có liên quan nhất và là yếu tố tiên đoán mạnh mẽ nhất cho việc áp dụng bất kỳ dịch vụ liên quan đến công nghệ nào (Alwahaishi và Snasel, 2013). Afshan và Sharif (2016), Chaouali và các cộng sự (2016); Malaquias và Hwang (2016) cho rằng tính hữu ích trong bối cảnh công nghệ ngân hàng xanh chỉ có thể được nắm bắt bởi mức độ mà nó có thể đáp ứng được sự mong đợi của người sử dụng. Vì vậy, nếu nhân viên tin rằng sử dụng ngân hàng xanh có thể làm cho công việc của họ dễ dàng và thực hiện đạt hiệu quả hơn, họ có nhiều khả năng áp dụng nó.

Trong nghiên cứu này, Kết quả kỳ vọng được cho là cá nhân tin tưởng rằng việc thực hiện ngân hàng xanh sẽ làm tăng hiệu quả công việc của họ.

Đo lường: Theo lý thuyết về chấp nhận sử dụng công nghệ (UTAUT) của Venkatest và cộng sự (2003) thì nhân tố “Kết quả kỳ vọng” được đo lường bởi 4 biến quan sát về hiệu quả của việc sử dụng hệ thống công nghệ như sự hữu ích của hệ thống công nghệ trong công việc, tăng năng suất, hoàn thành công việc nhanh chóng và tăng các cơ hội đầu tư. Trong các nghiên cứu thực nghiệm về chấp nhận thực hiện hoạt động ngân hàng xanh sử dụng lý thuyết TAM như nghiên cứu của Green Banking & CSR Department Bangladesh, nhân tố nhận thức về “sự hữu ích” được điều chỉnh thêm 2 biến quan sát để phù hợp với mô hình nghiên cứu. Afrin Rifat and Nabila Nisha và cộng sự (2016) nghiên cứu trường hợp của Bangladesh đưa ra 4 biến quan sát, trong đó vẫn sử dụng 3 biến quan sát (hữu ích trong công việc, thực hiện công việc nhanh chóng, tăng năng suất) của Venkatest và cộng sự (2003) và có điều chỉnh 1 biến quan sát mới cho phù hợp. Tác giả đã kế thừa và bổ sung các biến quan sát đo lường các nhân tố từ các nghiên cứu trước để có sự phù hợp cho bài nghiên cứu.

Ký hiệu Thành phần Nghiên cứu gốc

KẾT QUẢ KỲ VỌNG (PE)

PE1 Sử dụng ngân hàng xanh làm cho việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiệu quả hơn.

Afrin Rifat and Nabila Nisha và cộng sự (2016) PE2 Sử dụng ngân hàng xanh giúp tiết kiệm thời gian trong

việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng.

PE3 Sử dụng ngân hàng xanh làm cho việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng thuận lợi hơn.

PE4 Sử dụng ngân hàng xanh có thể hữu ích hơn trong việc quản lý tài chính của khách hàng.

3.2.2.2. Nỗ lực kỳ vọng

Nỗ lực kỳ vọng được xem là có liên quan trực tiếp với sự dễ dàng sử dụng một công nghệ đặc biệt trong môi trường làm việc (Phichitchaisopa và Naenna, 2013). Nỗ lực kỳ vọng trong UTAUT được xem là có tương đồng với nhân tố trong mô hình TAM – nhân tố nhận thức về việc dễ sử dụng. Đó là mức độ mà một cá nhân tin rằng có thể sử dụng hệ thống đặc thù mà không cần sự nỗ lực. Với tất cả

các khía cạnh như nhau, một ứng dụng nhận biết là dễ sử dụng hơn ứng dụng khác thì nhiều khả năng được chấp nhận bởi người dùng (Baraghani, 2008). Bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu trước đây như Alwahaishi và Snasel, (2013), Nisha et al. (2015), Afshan và Sharif (2016) và Chaouali et al. (2016) cho thấy Nỗ lực kỳ vọng là một trong những yếu tố quyết định hàng đầu đối với việc áp dụng các dịch vụ dựa trên công nghệ. Đặc biệt, vì ngân hàng xanh sẽ tạo thành một phần quan trọng trong môi trường làm việc, nỗ lực sử dụng nó sẽ là điều tối cần thiết cho nhân viên. Như vậy, nhân viên ngân hàng sẽ đánh giá thời gian và sự nỗ lực cần thiết sử dụng các công nghệ ngân hàng xanh trong ngân hàng để hình thành quan điểm về nỗ lực chung liên quan đến dịch vụ (Venkatesh và cộng sự., 2012).

Trong nghiên cứu này, Nỗ lực kỳ vọng được định nghĩa là mức độ cá nhân dễ dàng thực hiện ngân hàng xanh.

Ký hiệu Thành phần Nghiên cứu gốc

NỖ LỰC KỲ VỌNG (NL)

NL1 Các chính sách, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện hoạt động ngân hàng xanh là rõ ràng và dễ hiểu

Afrin Rifat and Nabila Nisha và cộng sự (2016),

Nguyễn Thân

Hoài My (2016) NL2 Học cách sử dụng hoạt động ngân hàng xanh là dễ dàng

NL3 Việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh dễ dàng để vận hành

NL4 Việc sử dụng thành thạo hoạt động ngân hàng xanh là dễ dàng đối với tôi

Đo lường: Trong mô hình nghiên cứu UTAUT của Venkatest và cộng sự (2003), nhân tố “Nỗ lực kỳ vọng” được đo lường bởi 4 biến quan sát (tương tác với hệ thống rõ ràng dễ hiểu, dễ dàng có được kỹ năng sử dụng, hệ thống dễ dàng để sử dụng, học để sử dụng hệ thống là dễ dàng). Nguyễn Thân Hoài My (2016), nghiên cứu dựa trên mô hình TAM nguyên bản và có điều chỉnh nội dung các biến cho phù hợp với 4 biến quan sát: việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh dễ dàng để vận hành; việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh dễ dàng để quản lý; các chính sách, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện hoạt động ngân hàng xanh là rõ ràng và dễ hiểu; việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh dễ dàng để ngân hàng học hỏi. Afrin Rifat and Nabila Nisha và cộng sự (2016) nghiên cứu trường hợp của Bangladesh, nhân tố “Nỗ lực kỳ vọng” được đo lường giống như UTAUT nguyên bản. Như vậy, nhân tố

“Nỗ lực kỳ vọng” trong các nghiên cứu trước đây đều dựa trên sự đo lường của Vankatest và cộng sự (2013), có bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với từng trường hợp nghiên cứu.

3.2.2.3. Ảnh hưởng xã hội

Ảnh hưởng xã hội được cho là sự tác động của người khác tới cảm nhận của cá nhân sẽ có tác động mạnh tới việc họ sẽ sử dụng hệ thống mới. Nhân tố này được thừa nhận là có ý nghĩa quan trọng trong nhiều nghiên cứu liên quan đến công nghệ trước đó. Ý tưởng của ảnh hưởng xã hội là ngay cả khi họ không thuận lợi khi thực hiện một hoạt động cụ thể nào đó, họ vẫn có thể chọn áp dụng nó vì niềm tin rằng nó sẽ làm tăng hình ảnh của mình trong gia đình và đồng nghiệp (Kohnke và cộng sự, 2014). Các nhà nghiên cứu như Slade et al. (2015), Afshan và Sharif (2016) và Malaquias và Hwang (2016) cho thấy có một mối quan hệ tích cực đáng kể giữa ảnh hưởng xã hội và việc áp dụng các công nghệ xanh. Trong bài nghiên cứu này, ảnh hưởng xã hội có nghĩa là nếu một nhân viên của một ngân hàng khác áp dụng công nghệ ngân hàng xanh, các nhân viên khác làm việc trong ngành ngân hàng vẫn có thể bị ảnh hưởng và chọn áp dụng nó, xác định những lợi thế tương đối của ngân hàng xanh và trong quá trình đó có thể thích nghi hơn đối với các hoạt động trong ngân hàng của họ (Nisha, 2016a).

Nghiên cứu này dựa trên quan điểm của Venkatesh và cộng sự (2003) có điều chỉnh, Ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là việc một cá nhân cảm nhận và sẽ thực hiện hoạt động ngân hàng xanh khi bị tác động mạnh bởi những người khác xung quanh họ.

Đo lường: Nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” trong mô hình UTAUT của Venkatest và cộng sự (2003) được đo lường bởi 4 biến quan sát (người có ảnh hưởng hành vi, người quan trọng, người quản lý, hỗ trợ của ngân hàng). Trong nghiên cứu này, tác giả đã có sự điều chỉnh về 4 biến quan sát trên. Yếu tố ảnh hưởng được đưa ra ở đây là sự hỗ trợ và cam kết của nhà quản lý đối với hoạt động ngân hàng xanh. Theo Green Banking & CSR Department Bangladesh (2016); Nguyễn Thân Hoài My (2016) thì những nhà quản lý có xu hướng đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng và tác động đến các thành viên của tổ chức về chấp nhận thực hiện các hoạt động ngân hàng, trong đó có hoạt động ngân hàng xanh. Cụ thể 4 biến được điều chỉnh như sau:

Ký hiệu Thành phần Nghiên cứu gốc ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI (AH)

AH1 Lãnh đạo ngân hàng yêu cầu cung cấp dịch vụ ngân hàng xanh. Green Banking & CSR Department Bangladesh (2016); Nguyễn Thân Hoài My (2016)

AH2 Lãnh đạo ngân hàng khuyến khích và tạo điều kiện về

nguồn lực để thực hiện hoạt động ngân hàng xanh. AH3 Các phòng, ban nội bộ ngân hàng liên kết, hỗ trợ chặt

chẽ trong việc thực hiện ngân hàng xanh.

AH4 Hỗ trợ của lãnh đạo ngân hàng trong việc đào tạo nguồn nhân lực để hiểu rõ về chính sách, hướng dẫn và thực hiện.

3.2.2.4. Điều kiện tạo thuận lợi

Điều kiện tạo thuận lợi định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng có các nguồn lực và cơ sở hạ tầng về tổ chức và kỹ thuật để hỗ trợ cho một công nghệ cụ thể (Venkatesh và cộng sự, 2003). Nếu người dùng thiếu các nguồn lực và sự hỗ trợ này, họ có thể không chấp nhận hoặc không tiếp tục sử dụng công nghệ đó (Zhou, 2011). Nhiều nhà nghiên cứu trước đây như Shaikh và Karjaluoto (2015), Afshan và Sharif (2016) và Chaouali et al. (2016) chỉ ra rằng có một mối quan hệ tích cực giữa những điều kiện thuận lợi và việc áp dụng các công nghệ xanh. Do đó, có thể nói rằng việc các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi về mặt tài nguyên và công nghệ có thể ảnh hưởng đến ý định của nhân viên để áp dụng các hoạt động ngân hàng xanh trong môi trường làm việc của họ (Mahadeo, 2009).

Đo lường: Theo Afrin Rifat and Nabila Nisha và cộng sự (2016) nghiên cứu trường hợp của Bangladesh, nhân tố “Điều kiện tạo thuận lợi” được đo lường bởi 4 biến quan sát là thích hợp với môi trường sống, phù hợp với phong cách làm việc, phù hợp với cuộc sống, sẵn sàng hỗ trợ nếu gặp khó khăn.

Ký hiệu Thành phần Nghiên cứu gốc

ĐIỀU KIỆN TẠO THUẬN LỢI (TL)

TL1 Thực hiện hoạt động ngân hàng xanh thích hợp với môi trường làm việc của tôi.

Afrin Rifat and Nabila Nisha và cộng sự (2016) TL2 Thực hiện hoạt động ngân hàng xanh phù hợp với

phong cách làm việc của tôi.

TL3 Thực hiện hoạt động ngân hàng xanh phù hợp với cuộc sống của tôi.

TL4 Sẵn sàng hỗ trợ nếu tôi gặp khó khăn trong việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh.

3.2.2.5. Mối quan tâm về môi trường

Mối quan tâm về môi trường được xem như là nhân tố tiên đoán cho việc áp dụng các hành vi thân thiện với môi trường. Rất ít nghiên cứu trước đây như Kranz và Picot (2011) và Gomez và Scholtz (2012) cũng chỉ ra mối quan hệ tương quan tích cực giữa mối quan tâm về môi trường và việc áp dụng các hành vi/công nghệ ủng hộ việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và tính bền vững của môi trường. Về điều này, nhiều ngân hàng ngày nay ủng hộ việc thực hiện các hoạt động bền vững trong kinh doanh và thể hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng (Nisha, 2016b). Điều này chứng tỏ rằng những ngân hàng có nhiều mối quan tâm về môi trường sẽ có khả năng áp dụng thực tiễn ngân hàng xanh cao hơn và nhận thức về bảo vệ môi trường có thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng ngân hàng xanh của nhân viên ngân hàng (Hossain et al. ., 2015b).

Đo lường: Theo Afrin Rifat and Nabila Nisha và cộng sự (2016) nghiên cứu trường hợp của Bangladesh, nhân tố “Mối quan tâm về môi trường” được đo lường bởi 4 biến quan sát.

Ký hiệu Thành phần Nghiên cứu gốc

MỐI QUAN TÂM VỀ MÔI TRƯỜNG (QT)

QT1 Tôi tin rằng ngân hàng xanh sẽ dẫn đến việc quan tâm môi trường tốt hơn.

Afrin Rifat and Nabila Nisha và cộng sự (2016) QT2 Tôi tin rằng ngân hàng xanh sẽ giúp giải quyết các lỗ

hỏng về môi trường.

QT3 Tôi tin rằng ngân hàng xanh là một hoạt động có trách nhiệm với xã hội của các ngân hàng.

3.2.2.6. Sự phức tạp

Theo Mohammad Masukujjaman và cộng sự (2012), sự phức tạp có thể xảy ra khi thực hiện ngân hàng xanh. Chi phí để xây dựng và thực hiện được xem là nhân tố phức tạp khiến cho các nhà quản trị ngân hàng quan tâm và đắn đo khi

chuyển đổi cơ cấu sang ngân hàng xanh. Để thực hiện ngân hàng xanh đòi hỏi các ngân hàng phải chuyển đổi cơ sở hạ tầng cũ sang cơ sở hạ tầng, công nghệ mới tiết kiệm chi phí hoạt động và bảo vệ môi trường. Đi đôi với điều này là việc phải phát sinh các khoản chi phí. Thực tế thì các khoản chi phí ngầm và chi phí thực tế của việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh là rất cao do phải xây dựng, thiết kế và thay đổi cơ sở hạ tầng phù hợp với tiêu chí xanh, thiết lập bảng điều khiển năng lượng mặt trời ví dụ như một nhà máy năng lượng mặt trời có thể làm giảm hóa đơn tiền điện trong một số lượng lớn, nhưng việc mua và chi phí lắp đặt sẽ tạo ra một lượng lớn chi phí…, phát triển các chi nhánh ngân hàng xanh và các chi phí có liên quan khác trong khi ngân hàng xanh định hướng chính sách nghiêm ngặt quy trình phê duyệt khoản vay tạo ra chi phí tiềm ẩn đáng kể. Bên cạnh đó, việc áp dụng tín dụng xanh có thể phát sinh thêm những chi phí tiềm ẩn về doanh thu, kinh doanh thua lỗ cũng vì sự thất bại của khách hàng trong các yêu cầu và dự án treo về nỗ lực xanh. Một phần do những dự án đầu tư vào môi trường thường áp dụng các công nghệ mới, phức tạp do đó gây khó khăn cho cán bộ ngân hàng trong việc đánh giá, thẩm định tính khả thi. Vì vậy, để đáp ứng được điều này thì BIDV phải dành ra một khoản ngân sách của mình để đầu tư vào trang thiết bị, công nghệ hiện đại để đánh giá tác động môi trường của các khoản đầu tư và dự án xanh, tăng cường cập nhật và đào tạo các kiến thức chuyên ngành về ngân hàng xanh cho nhân viên.

Bên cạnh đó, một phần lớn sự không đồng ý của khách hàng với khả năng chuyển đổi khách hàng vay ban đầu do áp dụng các chính sách về ngân hàng xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 74)