Thực trạng thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 52)

2.6.1. Tổng quan về BIDV

Bảng 2.1. Quá trình hình thành và phát triển BIDV

THỜI GIAN SỰ KIỆN NỔI BẬT

26.04.1957 Thành lập với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ tài chính. 24.06.1981 Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam.

14.11.1990 Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). 18.11.1994 Chuyển đổi hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại.

01.05.2012 Cổ phần hóa thành công, chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

24.01.2014 Cổ phiếu BIDV niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Ngành nghề và địa bàn kinh doanh:

Ngành nghề kinh doanh chính:

 Cấp tín dụng (cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, phát hành thẻ tín dụng, ...)

 Dịch vụ huy động vốn (tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu)  Dịch vụ tài trợ thương mại.

 Dịch vụ thanh toán (thanh toán trong nước, quốc tế).  Dịch vụ tài khoản.

 Dịch vụ thẻ ngân hàng.

 Các dịch vụ khác theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.  Địa bàn kinh doanh:

Tính đến 31/12/2017, BIDV đã phát triển mạng lưới rộng khắp bao gồm trong và ngoài nước, cụ thể: 01 trụ sở chính, 190 chi nhánh và 1 chi nhánh tại Myanmar, 854 phòng giao dịch, 02 đơn vị trực thuộc (Trường Đào tạo Cán bộ BIDV, Trung tâm Công nghệ Thông tin), 03 văn phòng Đại diện tại Việt Nam (Tp.HCM, Tp.Đà Nẵng, Tp.Cần Thơ), 06 văn phòng Đại diện tại nước ngoài (Campuchia, Myanmar, Lào, Séc, Đài Loan (Trung Quốc), Liên bang Nga), 11 công ty con.

Định hướng của BIDV trong việc phát triển hoạt động ngân hàng xanh:

Trong định hướng, mục tiêu hoạt động, BIDV đã có tuyên bố về các giá trị cốt lõi làm nền tảng cho sự phát triển của mình, đó là: Hướng đến khách hàng – Đổi mới phát triển – Chuyên nghiệp sáng tạo – Trách nhiệm xã hội – Chất lượng tin cậy. Trong đó, trách nhiệm xã hội là một trong năm giá trị cốt lõi mà BIDV quan tâm thực hiện thông qua các hoạt động nghề nghiệp (cho vay, cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hướng đến các mục tiêu phát triển của cộng đồng) và các hoạt động từ thiện trực tiếp.

BIDV đã chủ động xây dựng định hướng phát triển ngân hàng xanh thông qua việc ban hành quyết định thành lập ban triển khai đề án; hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp để hướng tới các mục tiêu như: rà soát/cập nhật các nội dung của chính sách về quản lý môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng cho phù hợp với mô hình mới của Ngân hàng; xây dựng định hướng tín dụng hàng năm,

trong đó có nội dung về quản lý môi trường; xây dựng hướng dẫn thẩm định môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; tuân thủ các quy định về môi trường, các tiêu chí bền vững GRI G4; hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Đồng thời, tăng cường năng lực cho cán bộ, nhân viên trong việc thực hiện “ngân hàng – tín dụng xanh” với những bước đi cụ thể thông qua tổ chức đào tạo, tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên về hoạt động “ngân hàng – tín dụng xanh”; nâng cao ý thức sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; xây dựng môi trường làm việc khoa học, hiệu quả.

Bên cạnh đó, xây dựng các giải pháp nhằm thúc đẩy các sản phẩm “ngân hàng – tín dụng xanh”, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh; khuyến khích tập trung nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho các dự án, phương án kinh doanh, đầu tư cho các ngành/lĩnh vực giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, sử dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường góp phần phục vụ tăng trưởng xanh.

2.6.2. Thực trạng thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại BIDV 2.6.2.1. Hoạt động nội bộ ngân hàng 2.6.2.1. Hoạt động nội bộ ngân hàng

Trong định hướng chiến lược phát triển chung của ngân hàng, Ban lãnh đạo BIDV luôn xác định, văn hóa doanh nghiệp là một nội dung gắn liền với phát triển thương hiệu, với sự trường tồn của BIDV. Từ năm 2006, BIDV đã xây dựng một bản đề án “Xây dựng và phát huy văn hóa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” nhằm có cơ sở và phương pháp để xây dựng và phát huy những giá trị văn hóa riêng có của BIDV trong bối cảnh hội nhập. Đến năm 2010, BIDV cũng đã ban hành hai bộ qui tắc bao gồm “Bộ qui chuẩn đạo đức nghề nghiệp cán bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” và “Bộ qui tắc ứng xử của cán bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”. Với bộ quy tắc ứng xử, BIDV có những qui định về giao tiếp ứng xử cá nhân với đồng nghiệp; cấp trên với cấp dưới; bên trong với bên ngoài; nghi thức công việc; hội họp... Với qui chuẩn đạo đức nghề nghiệp, BIDV đã đưa ra hệ thống các điều khoản làm cơ sở tham chiếu cho cán bộ BIDV thực hiện nghiệp vụ chuyên môn của mình, đảm bảo đúng với qui định chung của pháp luật và qui định nội bộ của BIDV.

Năm 2012, BIDV đã ban hành Quy định về phong cách và không gian làm việc nhằm thiết lập khuôn khổ, chuẩn mực về phong cách và không gian làm việc tại BIDV. Tiếp đó, BIDV đã triển khai đồng thời nhiều hình thức kiểm tra, giám sát nội bộ trực tiếp, gián tiếp nhằm quản lý tình hình tuân thủ tại các đơn vị. Trong năm 2016, BIDV đã thuê ngoài thực hiện chương trình khách hàng bí mật, triển khai đánh giá phong cách, không gian làm việc tại tất cả các điểm giao dịch của BIDV trong toàn hệ thống với tần suất 02 đợt. Đây là một trong những kênh thông tin hiệu quả, phản ánh khách quan, trung thực về không gian và phong cách giao dịch tại BIDV. Kết quả cho thấy chất lượng phong cách và không gian làm việc tại BIDV đã được cải thiện rõ rệt với hệ thống mạng lưới điểm giao dịch, hệ thống ATM rộng khắp trên toàn quốc, nhận diện thương hiệu đồng bộ về màu sắc, cách trưng bày, dễ quan sát; chất lượng phong cách làm việc của cán bộ dần được chuẩn hóa theo hướng thân thiện, chuyên nghiệp, hướng tới sự hài lòng của khách hàng.

Song song đó, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí luôn được BIDV xem là một trong các giải pháp trọng tâm góp phần nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng, được triển khai toàn diện đồng bộ trong mọi hoạt động, cụ thể:

 Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được BIDV triển khai xuyên suốt và đồng bộ từ tuyên truyền, lãnh đạo, chỉ đạo đến tổ chức thực hiện, đồng thời gắn với chương trình hành động của ngành Ngân hàng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (theo Quyết định số 792/QĐ-NHNN ngày 18/4/2017 của NHNN Việt Nam).

 BIDV đã ban hành và hướng dẫn toàn hệ thống đồng bộ nhiều biện pháp tiết kiệm, chống lãng phí cụ thể và chi tiết đến từng khoản mục vốn và tài sản ngân hàng: chi nhân viên, tài sản, xây dựng trụ sở, xe ô tô, công tác phí... và đều có quy định cụ thể định mức, điều kiện, đối tượng chi, cấp thẩm quyền phê duyệt.

 Việc thanh tra, kiểm tra giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện gián tiếp (chế độ báo cáo, cảnh báo) và định kỳ trực tiếp tổ chức các đoàn kiểm tra tại cơ sở.

 Hàng năm, BIDV đều có tổng kết đánh giá và áp dụng nghiêm chế tài thưởng phạt tới tập thể, cá nhân có thành tích hoặc vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

 Với các giải pháp đồng bộ như trên, hàng năm BIDV tiết kiệm từ 300 – 500 tỷ đồng chi phí quản lý kinh doanh, góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh của toàn hệ thống.

Trong công tác phát triển các hệ thống CNTT phục vụ việc kinh doanh và quản lý các hoạt động nội bộ, BIDV không chỉ chú trọng đầu tư và phát triển các hệ thống CNTT hiện đại nhằm tăng năng suất lao động, khả năng cạnh tranh, khả năng đáp ứng các yêu cầu kinh doanh và quản lý... mà còn chú trọng đến việc phát triển các hệ thống thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng như:

 Đầu tư xây dựng và triển khai các hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT thân thiện với môi trường (sử dụng công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng, hạn chế khí thải có tác động xấu đến môi trường...);

 Đầu tư xây dựng và triển khai hệ thống Văn phòng điện tử Office One; ban hành Quy chế về điều hành và xử lý công việc theo hình thức thư điện tử, Quy định quản lý và sử dụng hệ thống thư điện tử để truyền tải các văn bản trong toàn hệ thống BIDV qua hệ thống mạng nội bộ giúp tiết giảm chi phí in ấn, giấy tờ, chi phí bưu chính...

 Đầu tư xây dựng và triển khai Hệ thống Hội nghị truyền hình (Video Conference), Hệ thống Đào tạo trực tuyến (E-learnning)... giúp nhanh chóng và thuận tiện trong công tác tổ chức, hội họp trong toàn hệ thống, tiết giảm được thời gian và chi phí đi lại, ăn ở...

Các vị trí văn phòng, trụ sở chi nhánh của BIDV đều nằm ở vị trí gần khu dân cư, thuận tiện cho việc giao dịch của người dân. BIDV không xây dựng các trụ sở tại địa điểm có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học cần được bảo vệ.

Các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ và đóng góp cải thiện môi trường được duy trì liên tục, xuyên suốt trong các hoạt động của Công đoàn, Đoàn Thanh niên, hoạt động của các đơn vị nghiệp vụ trong toàn hệ thống

2.6.2.2. Quá trình kinh doanh

Đầu tư, phát triển các hệ thống/kênh giao dịch Ngân hàng điện tử (Internet Banking, Mobile Banking, Smart Banking, BSMS, HomeBanking, ATM/POS...); các dịch vụ thanh toán/thu chi hộ điện tử (Thanh toán điện, nước, viễn thông, truyền hình...; Thu/Chi hộ Kho bạc Nhà nước, Tổng cục thuế...) giúp khách hàng có thể sử

dụng các dịch vụ ngân hàng mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải đến các địa điểm giao dịch truyền thống của Ngân hàng.

Bảng 2.2. Thống kê số lượng máy ATM và POS giai đoạn 2013 – 2017 của BIDV

(ĐVT: Máy) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 ATM 1,400 1,500 1,823 1,24 1,825 +/- so với NT - + 100 + 323 + 01 + 01 %+/- so NT - + 7.14% + 2.15% + 0.05% + 0.05% POS 7,000 14,300 25,432 31,390 41,000 +/- so với NT - + 7,300 + 11,132 + 5,958 + 9,610 %+/- so NT - + 104.29% + 77.85% + 23.43% + 30.61%

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV giai đoạn 2013 – 2017)

BIDV có mạng lưới giao dịch rộng khắp toàn quốc. Điều này đem lại thế mạnh cho BIDV trong việc tiếp cận với khách hàng. BIDV đã nhận thức rõ các kênh phân phối ngân hàng hiện đại là xu thế, đồng thời là thời cơ để khẳng định vị thế, hình ảnh của BIDV trên thị trường. Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp DVNH bán lẻ hàng đầu Việt Nam, BIDV đã và đang đẩy mạnh các DVNH bán lẻ trong đó có dịch vụ thẻ. Các sản phẩm thẻ của BIDV đã phát triển mạnh mẽ và đa dạng. Sau khi thực hiện đề án tái cơ cấu theo hướng đẩy mạnh phát triển ngân hàng bán lẻ và hệ thống Banknet mở rộng kết nối liên thông POS với 28 ngân hàng giúp cho doanh số thanh toán qua POS của BIDV tăng trưởng mạnh mẽ. Giai đoạn từ năm 2013 – 2017, do xu hướng sử dụng thẻ trong thanh toán của người Việt đang ngày càng phổ biến nên BIDV đã tiếp cận và chuyển hướng tập trung phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ POS. Điều này được thể hiện thông qua Bảng 2.2 và Biểu đồ 2.3 cho thấy số liệu về số lượng thiết bị ATM và POS tại BIDV, giá trị (tỷ đồng) các giao dịch phát sinh trong kỳ báo cáo quý IV từ 2013 – 2016, được thực hiện tại ATM, POS của TCTD báo cáo, gồm: Các giao dịch rút tiền mặt, các giao dịch chuyển khoản (Chuyển tiền; thanh toán hóa đơn; chi trả mua hàng hóa dịch vụ qua ATM, POS, các giao dịch khác (gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn; các khoản thanh toán giữa TCTD và khách hàng (chi trả các khoản vay, nợ lãi hoặc phí,…). Nhận thức của khách hàng đã có những bước chuyển biến rõ nét và tích cực thể hiện qua số lượng, giá trị giao dịch qua POS tăng nhanh, chất lượng và hiệu quả

Năm 2015, dịch vụ ngân hàng điện tử tăng trưởng tốt về khách hàng và đa dạng về sản phẩm... Doanh số tăng 66.4% so với năm trước. Các dịch vụ phát triển mạnh, có gần 4 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của BIDV, tăng 53% so với 2014. Năm 2016, dịch vụ ngân hàng điện tử tiếp tục có bước phát triển mạnh với số lượng giao dịch đạt hơn 20 triệu giao dịch (tăng 80% so với năm 2015), số lượng khách hàng đạt 5.7 triệu khách hàng (tăng mới 1.9 triệu khách hàng), thu phí dịch vụ ngân hàng điện tử tăng trưởng 48% so với năm 2015. Năm 2017, BIDV phục vụ 41 triệu giao dịch liên quan đến các dịch vụ ngân hàng điện tử (gấp đôi số lượng giao dịch năm 2016); tổng cộng lượt khách hàng đăng ký mới dịch vụ ngân hàng điện tử trong năm 2017 đạt trên 2,1 triệu lượt (tăng 37% so với năm 2016). Đến nay, tỷ lệ sử dụng sản phẩm – dịch vụ nói chung của khách hàng tại BIDV là 3.52 sản phẩm/1 khách hàng (tăng 6% so với năm 2016).

Việc ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm, phương tiện thanh toán, như tích hợp tiện ích vào thẻ ATM, thẻ tín dụng đồng thương hiệu với tổ chức bảo vệ môi trường các chức năng thẻ bảo hiểm, thẻ sinh viên, thẻ ưu đãi xem phim, mua hàng, du lịch như thẻ ghi nợ nội địa, với ba nhãn hiệu thẻ: BIDV Etrans, BIDV Harmony, BIDV Moving và các sản phẩm thẻ sinh viên, thẻ liên kết, thẻ đồng thương hiệu với các nhà phân phối bán lẻ có uy tín và thương hiệu mạnh, như: BIDV – Lingo, BIDV – CoopMart, BIDV – Maximark, BIDV – Hiway, BIDV – Satra… Ngoài các tính năng tiện ích cơ bản, thẻ ghi nợ nội địa BIDV còn cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, như: nạp tiền điện thoại, thanh toán vé máy bay, phí bảo hiểm, thanh toán hóa đơn tiền điện, thanh toán cước phí điện thoại... qua ATM và trực tuyến.

Thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, đầu tư vào tăng trưởng xanh, trong thời gian qua, tính đến đầu năm 2018, BIDV đã thực hiện cung ứng tín dụng xanh đạt 2 tỷ USD, mức tăng dư nợ tín dụng xanh hàng năm khoảng 18 – 20%, tập trung vào các lĩnh vực như sản xuất điện năng, năng lượng tái tạo, cấp thoát nước, chống ngập, nông nghiệp công nghệ cao…[28].

BIDV coi trọng hoạt động quản lý rủi ro môi trường đối với các khoản cấp tín dụng tại BIDV. Theo quy trình cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp hiện hành, BIDV đã thực hiện đánh giá rủi ro môi trường đối với từng khoản cấp tín dụng, đảm bảo dự án được tài trợ đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về môi trường.

Hồ sơ tín dụng yêu cầu từ khách hàng bao gồm các hồ sơ liên quan đến môi trường xã hội (như Giấy phép khai thác tài nguyên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy, xử lý nguồn nước thải (đối với những dự án có yêu cầu); Giấy xác nhận đăng ký/Bản cam kết bảo vệ môi trường của cấp có thẩm quyền…). Mẫu báo cáo đề xuất tín dụng đối với từng khoản cấp tín dụng đã quy định cụ thể nội dung thẩm định phân tích các rủi ro chủ yếu (bao gồm rủi ro môi trường và xã hội), biện pháp phòng ngừa của khách hàng và ngân hàng. Thực hiện kiểm tra giám sát định kỳ thường xuyên đối với các dự án sau cho vay (bao gồm kiểm tra đánh giá các cam kết về bảo vệ môi trường của khách hàng), đảm bảo kiểm soát tốt rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 52)