Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của BQL dựán Trung ương với các tỉnh và của BQL dự án tỉnh đối với người hưởng lợ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM" potx (Trang 133 - 134)

. Những kết quả của dựán có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như đặt ra ban đầu hay

3.2.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của BQL dựán Trung ương với các tỉnh và của BQL dự án tỉnh đối với người hưởng lợ

Công tác theo dõi, giám sát của BQL dự án trung ương đối với các BQL dự án tỉnh/thành phố và đối tượng hưởng lợi vẫn được các dự án tiến hành nhưng chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự có hiệu quả do còn mang nặng tâm lý ”quan hệ nội bộ”. Cho nên, trong thời gian tới, một mặt cần phải khắc phục quan niệm này, mặt khác phải nâng cao chất lượng công tác theo dõi, kiểm tra theo hướng tập trung vào các nội dung sau:

- Đánh giá việc chấp hành các quy định tài chính, chế độ báo cáo định kỳtheo quy định của Chính phủ và nhà tài trợ. Vì hiện nay, công tác báo cáo của các Ban quản lý dự án thường chậm so với yêu cầu mà nhà tài trợ đề ra từ 2- 3 tháng, điều này làm cho công tác theo dõi, giám sát tình hình, tiến độ thực hiện dự án của Bộ NNo&PTNT gặp nhiều khó khăn;

- Giám sát đánh giá tiến độ giải ngân; - Giám sát chất lượng thực hiện dự án.

Việc thực hiện thường xuyên và có hiệu quả công tác này sẽ giúp dự án có được thông tin đầy đủ cả từ phía người hưởng lợi lẫn các cơ quan đối tác, giúp kịp thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn, sai sót gây chậm trễ việc thực hiện dự án để có biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, điều chỉnh làm cho dự án có hiệu quả.

Bên cạnh đó, cần thiết xây dựng và thiết lập hệ thống quản lý thông tin (MIS), giám sát tại mỗi BQL dự án và cho toàn dự án. Thực tế hiện nay tại các Dự án ở Việt Nam nói chung và các dự án do Bộ NNo&PTNT quản lý nói riêng, hầu hết các dự án đều có hợp phần liên quan đến việc giám sát/theo dõi dự án nhưng công tác này chưa thực sự được quan tâm, chú trọng. Dẫn đến các thông tin theo dõi và phản hồi phục vụ cho việc giám sát và đánh giá dự án không được lưu đầy đủ. Vì vậy, khi đánh giá dự án, các bên hầu như không có đầy đủ thông tin hoặc thông tin không chính xác để từ đó có những điều chỉnh kịp thời.

Yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là các dự án do Bộ quản lý cần thiết lập một hệ thống MISphù hợp, lưu trữ lại toàn bộ thông tin của dự án từ khâu thiết kế ban đầu đến khâu thực hiện (các kế hoạch, báo cáo hàng năm, những thay đổi, điều chỉnh trong quá trình thực hiện...), kết thúc dự án. Đây sẽ là một công cụ hữu ích cho các nhà quản lý nói chung và đội ngũ quản lý dự án nói riêng trong việc theo dõi tiến độ thực hiện dự án, đánh giá kết quả thực hiện dự án cũng như có hướng điều chỉnh cần thiết đảm bảo dự án hoạt động hiệu quả, đúng tiến độ đề ra.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM" potx (Trang 133 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(170 trang)
w