Hiệu quả sử dụng vốn ODAtại Bộ NNo&PTNT

Một phần của tài liệu BÁO CÁO: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM" potx (Trang 88 - 92)

. Những kết quả của dựán có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như đặt ra ban đầu hay

2.4.1. Hiệu quả sử dụng vốn ODAtại Bộ NNo&PTNT

Nguồn vốn ODA thời gian qua đã đóng góp tích cực cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần hình thành động lực và phương hướng cho các điều chỉnh chính sách kinh tế theo hướng Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nói chung và giải quyết các vấn đề xã hội và xố đói giảm nghèo nói riêng. Trong đó, nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, thể hiện như sau3:

- Một là: Nguồn vốn ODA đã đáp ứng một phần quan trọng về nhu cầu vốn để

thực hiện các mục tiêu phát triển cho nông nghiệp, nông thôn:Số liệu thống kê cho

thấy, nguồn vốn ODA chiếm tỷ trọng lớn khoảng 50% trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước dành cho khu vực này. Nguồn vốn ODA đóng vai trị đặc biệt quan trọng, góp phần khơng nhỏ cho đầu tư phát triển của ngành NNo&PTNT, đảm bảo cho ngành có tốc độ tăng trưởng liên tục và ln duy trì ở mức cao trong suốt thời gian qua. Tổng giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp vàngư nghiệpđạt 5,2%/năm, vượt kế hoạch đề ra (4,1%), đóng góp vào tổng sẩn phẩm quốc dân (GDP) qua các năm 2003, 2004 và 2005 lần lượt là 24,5%, 22,5% và 20,7%. Tốc độ 3Tác giả khơng có điều kiện đánh giá tổng thể tồn bộ các dự án tại Bộ NNo&PTNT cho nên chỉ

lấy một số dự án điển hình tại Bộđể đánh giá trên cơ sở những chỉ tiêu đã được nêu ra tại chương I. Kết quảđánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại những dựán nàyđược thể hiện trong phần Phụ lục của luận văn.

tăng trưởng bình quân đạt 6,4%/năm thời kỳ 1996 - 2000 và 4,1% thời kỳ 2001- 2006.

- Hai là: Nguồn vốn ODA đã góp phần phát triển kinh tế, xố đói giảm nghèo và tăng cường cơ sở hạ tầng nông thôn: ODA cho NNo&PTNT đã đóng góp

phần đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xố đói giảm nghèo ở Việt Nam thời gian qua. Đặc biệt ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc khó khăn đời sống người dân nơng thơn đã được cải thiện đáng kể. Nhiều dự án đã tạo điều kiện cho người dân có vốn và kiến thức để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập,như:Dự án “Phát triển chè và cây ăn quả”. Tính đến thời điểm đánh giá cuối kỳ tháng 3/2007, đã có 65 060 hộ gia đình đã được tiếp cận nguồn vốn tín dụng của dự án, tạo ra 112 500 việc làm, thu nhập người dân tại các vùng thực hiện dự án đã tăng lên 30 – 40%.

Vốn ODA đã giúp tăng cường cơ sở hạ tầng nông thôn: nhất là thuỷ lợi, giao thông nông thôn đến các vùng nghèo, xã nghèo, hệ thống điện nông thôn, trường học, trạm y tế. Riêng đối với nước sinh hoạt nông thôn, tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đã tăng từ 40% năm 1998 lên 42% năm 2000 và 62% năm 2005, trong đó vốn ODA chiếm tỷ trọng 18,2% trong tổng số vốn đầu tư cho cấp thốt nước và vệ sinh mơi trường nơng thơn.

Điển hình là Dự án “Ngành cơ sở hạ tầng nông thôn” vay vốn của ADB thực hiện tại 23 tỉnh trên địa bàn cả nước. Tính đến thời điểm đánh giá kết thúc dự án, tháng 10/2006, dự án đã nâng cấp được 1 887 km đường nông thôn, cải thiện điều kiện tiếp cận với mạng lưới đường quốc lộ và dịch vụ xã hội cho người dân; 63 cơng trình thủy lợi đã nâng cấp, cung cấp nước tưới cho 60 314 ha; xây dựng được 31 cơng trình cấp nước sạch, phục vụ cho 1,53 triệu người dân nông thôn; thu nhập của người dân đã tăng lên 52% ở khu vực gần đường giao thông được phục hồi, 45% ở khu vực có cơng trình thủy lợi được nâng cấp và 29% ở khu vực có các cơng trình cấp nước sạch.

Đánh giá của Liên hiệp quốc và các tổ chức Tài chính quốc tế lớn đều thống nhất rằng Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong nỗ lực xố đói giảm

nghèo. Đời sống nơng thơn được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam giảm từ 60% năm 1993 xuống 37,4% năm 1998 và chỉ còn 24,1% năm 2004;số lượng hộ nghèo giảm từ 17,5% năm 2001 xuống cịn 7% năm 2005, giảm trung bình 2 – 2,5%/năm, tương đương 300 – 310 nghìn hộ gia đình, vượt kế hoạch đề ra (10%); cơ sở hạ tầng và điều kiện sống tại khu vực nông thôn đã tăng lên đáng kể; giá trị sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2003 – 2005 tăng bình quân 5,5%/năm;56% xã được trang bị các cơ sở hạ tầng thiết yếu; 100% các xã của 30/49 tỉnh đã có đường ơ tơ tới khu trung tâm; tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh họat sạch tăng từ 42% năm 2000 lên 62% năm 2005; tỷ lệ lao động có việc làm tại khu vực nông thôn tăng từ 74,3% năm 2001 lên 80% năm 20054.

Tất cả những kết quả này có sự đóng góp khơng nhỏ của nguồn vốn ODA đầu tư cho lĩnh vực NNo&PTNT.

- Ba là: Tăng cường hệ thống khoa học nơng nghiệp: ODA đã góp phần

khơng nhỏ hỗ trợ cán bộ ngành nông nghiệp tiếp nhận khoa học công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Tăng cường tiềm lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mới. Thông qua các dự án ODA, các trang thiết bị nghiên cứu được tăng cường, nhiều cán bộ khoa học đã được đào tạo, trình độ đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đã được nâng lên, làm chủ được công nghệ tiên tiến, nhiều giống tốt đã được nghiên cứu ứng dụng và đưa nhanh vào sản xuất.

Như dự án “Phát triển chè và cây ăn quả” đã trang bị các thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác nghiên cứu cho viện nghiên cứu chè Phú Thọ, Lâm Đồng, viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam. Và ngược lại, các viện nghiên cứu này lại hỗ trợ về khoa học, kỹ thuật để giúp người dân của dự án biết cách chăm sóc và phát triển cây chè và cây ăn quả.

- Bốn là:Hoàn thiện một bước về thể chế, nâng cao trình độ quản lý, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực. Từ năm 1993 đến nay, với số lượng không nhỏ số dự án hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực, thơng qua đó nhiều cán bộ đã được đào tạo, 4Phần 1, Đánh giá về tăng trưởng và giảm nghèo giai đoạn 2004 – 2005 và giai đoạn 2003 – 2005

trong báo cáo “Việt Nam – Tăng trưởng và giảm nghèo – Báo cáo thực hiện hàng năm 2004 – 2005” của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tháng 11/2005

đào tạo lại, nhiều luật, pháp lệnh, nghị định trong ngành Nơng nghiệp đã được xây dựng có sự hỗ trợ một phần của các dự án ODA (pháp lệnh Giống cây trồng, pháp lệnh Giống vật nuôi, pháp lệnh Thú y, Luật thuỷ sản, Luật bảo vệ và phát triển rừng…).

Bên cạnh đó, thơng qua các u cầu về trình độ chun mơn/năng lực quản lý cũng nhưthông qua việc tiếp nhận chuyển giao cơng nghệ, trình độ quản lý từ phía nước ngồi trong q trình quản lý và sử dụng vốn ODA nói chung và ODA trong lĩnh vực phát triển nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng đã giúp Việt Nam đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nâng cao kỹ năng quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ theo hướng tiếp cận với công nghệ và kỹ năng tổ chức, quản lý tiên tiến của các nước phát triển.

Như dự án hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực là dự án “Hỗ trợ chương trình cải cách hành chính tại Bộ NNo&PTNT” do UNDP tài trợ kết thúc tháng 01/2007. Dự án đã giúp tăng cường năng lực của Bộ NNo&PTNT thông qua việc hỗ trợ Bộ ban hành các quy chế làm việc mới theo Nghị định 86/2003/NĐ-CP ngày 18/07/2003 của Chính phủ; hỗ trợ thành lập Vụ Pháp chế; Thí điểm thực hiện mơ hình “một cửa” tại sáu Cục quản lý chuyên ngành của Bộ; thiết lập cơ chế mới đối phó với dịch cúm gia cầm ở Việt Nam; hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001/2000 được xây dựng và thực hiện thí điểm tại Văn phịng Bộ; hỗ trợ Vụ tổ chức cán bộ nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên thông qua việc xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống quản lý thông tin MIS; hay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hành chính của Bộ thơng qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho 38 Sở NNo& PTNT…

- Năm là: Nguồn trợ giúp nước ngoài là động lực quan trọng để phát huy nội lực trong nước: Kinh nghiệm từ chương trình giống, chương trình nơng nghiệp,

thuỷ lợi, lâm nghiệp cho thấy ở những nơi có nguồn ODA đầu tư vào thì việc huy động các nguồn vốn khác, đặc biệt huy động từ nguồn lực địa phương tham gia thường rất hiệu quả. Với sự đóng góp quan trọng từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển, Nguồn lực này bảo đảm cho hệ thống đồng bộ và phát huy hiệu quả nhanh.

- Sáu là: Vị thế ngành Nông nghiệp được nâng cao trên trường quốc tế:Nguồn vốn ODA đã góp phần khắc phục khó khăn về nguồn lực của ngành, đồng

thời cũng tạo điều kiện cho Nông nghiệp Việt Nam vươn lên để hội nhập với Nông nghiệp trong khu vực và thế giới thông qua các dự án nâng cao năng lực, dự án hỗ trợ người nông dân cung cấp sản phẩm nơng nghiệp theo quy trình quản lý tiên tiến; các dự án hỗ trợ xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp...

Một phần của tài liệu BÁO CÁO: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM" potx (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(170 trang)
w