. Những kết quả của dựán có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như đặt ra ban đầu hay
3.2.CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢSỬ DỤNG VỐNODA TẠIBỘ
3.2.1.9. Nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý và thựchiện dựán
Nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của các dự án. Nhưng thực tế hiện nay, đội ngũ này trong Bộ cần được cải thiện. Có thể nói, các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Bộ hiện nay đa số là những người lớn tuổi, mặt tốt là họ có kinh nghiệm, nhưng hạn chế là thích ứng chậm, khó thay đổi và làm quen với những quy định/quy trình quản lý của nhà nhà tài trợ. Chính vì vậy, việc thay đổi họ khơng thể thực hiện một sớm, một chiều. Vừa qua, với sự trợ giúp của một số dự án, những khoá đào tạo nâng cao cho đội ngũ quản lý này đã được thực hiện và đã có những chuyển biến tích cực. Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ cần tiếp tục đẩy mạnh việc tập huấn, bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ chủ chốt này.
Bên cạnh đó, trình độ quản lý của các giám đốc Dự án nhiều nơi còn nhiều hạn chế, nhất là các dự án do địa phương thực hiện. Một số Giám đốc khơng có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực được giao phó, hoặc có kinh nghiệm về chuyên mơn nhưng lại khơng có kinh nghiệm về quản lý tài chính; và thực tế là rất nhiều các Giám đốc đã có tuổi, chậm thay đổi. Giám đốc dự án là do Bộ bổ nhiệm, vì vậy khâu ra quyết định ban đầu của Bộ là rất quan trọng. Trong thời gian tới, việc bổ
nhiệm phải được xem xét công khai trên cơ sở cụ thể hố u cầu về năng lực, trình độ chun mơn, trình độ quản lý,am hiểu pháp luật và các qui định của nhà tài trợ, trình độ tiếng Anh (một rào cản lớn nhất đối với các giám đốc tại Bộ) ... tránh tình trạng việc bổ nhiệm dựa trên mối quan hệ hay do đã làm quản lý lâu như hiện nay.
Ngoài ra, hàng năm Bộ cũng cần phải tổ chức các khoá bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các cán bộ quản lý từ lãnh đạo Bộ cho đến giám đốc dự án, giúp họ kịp thời cập nhập những thơng tin mới từ Chính phủ và nhà tài trợ, phục vụ cho công tác quản lý và điều hành dự án.