Định hướng sử dụng vốn ODAtại Bộ NNo&PTNT

Một phần của tài liệu BÁO CÁO: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM" potx (Trang 118 - 121)

. Những kết quả của dựán có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như đặt ra ban đầu hay

3.1.MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ ĐỊNH

3.1.2.2. Định hướng sử dụng vốn ODAtại Bộ NNo&PTNT

Giai đoạn từ 2006-2010 và các năm tiếp theo, do kinh tế Việt Nam được cải thiện, các nhà tài trợ sẽ giảm dần cho vay ưu đãi. Do vậy, cần sử dụng nguồn vốn này thực sự có hiệu quả. Nên ưu tiên cho phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo tốc độ tăng trưởng nông nghiệp giai đoạn 2006-2010, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đơ thị hóa nơng thơn để khuyến khích phát triển sản xuất, thu hút lao động ngay tại địa bàn nông thôn, đào tạo nghề cho nông thôn nhất là tại các vùng đồng bằng Sơng Hồng, đồng bằng Sơng Cửu Long (ĐBSCL)nơi có mật độ dân cư đông, thất nghiệp nhiều.

Những lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA trong thời gian tới: - Đảm bảo an ninh lương thực, xố đói giảm nghèo;

- Đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội ở nông thôn gắn liền với quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và môi trường;

- Phát triển các thị trường nông thôn để xúc tiến đầu tư và thương mại;

- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước và dịch vụ công đối với ngành, năng lực quản trị kinh doanh và tiếp cận thị trường đối với các doanh nghiệp trong ngành. Cụ thể, trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi cần khuyến khích, kêu gọi các dự án tập trung theo các hướng sau:

a. Đối với phát triển nông nghiệp:Ưu tiên là hỗ trợ thực hiện mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp và phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh hội nhập kinh tế của Việt Nam. Muốn vậy, việc sử dụng vốn ODA cần tập trung thực hiện các yêu cầu sau:

- Tăng cường trang thiết bị khoa học công nghệ hiện đại nâng cao năng lực nghiên cứu, cơ cấu lại hệ thống các viện nghiên cứu trong nông nghiệp, đổi mới hệ thống khuyến nông, nhất là khuyến nông cơ sở, tăng cường hệ thống thông tin thị trường nông sản, đảm bảo cho việc tăng tỷ lệ đóng góp của khoa học cơng nghệ đối với tăng trưởng nơng nghiệp.

- Tăng cường năng lực nghiên cứu chính sách, tăng cường quản lý nhà nước trong nông nghiệp (giống, thức ăn chăn ni, vệ sinh thú y, an tồn vệ sinh thực

phẩm, an tồn sinh học); kiểm sốt dịch bệnh nguy hiểm đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng của ngành.

- Nâng cao một bước chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn, tăng tỷ lệ dân được sử dụng nước sạch, bảo đảm vệ sinh nông thôn, xử lý ô nhiễm môi trường nhất là ở các làng nghề bị ô nhiễm nặng.

-Xóa đói giảm nghèo, phát triển nơng thơn tổng hợp.

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, giải quyết việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp rất cao ở nông thôn hiện nay (gần 20%). Để thực hiện mục tiêu này cần tập trung vào các hoạt động: Xây dựng đường liên huyện, hạ tầng đô thị nông thôn, tăng cường cơ sở vật chất và năng lực đào tạo cho các trường đào tạo nghề cho nơng thơn tại vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao, mật độ dân số đông.

b. Đối với phát triển lâm nghiệp:Trong giai đoạn 2006-2010 nguồn vốn ODA vẫn là nguồn vốn quan trọng đối với phát triển ngành lâm nghiệp kể cả việc đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư cũng như chuyển giao công nghệ quản lý cho ngành lâm nghiệp. Trong thời gian tới vốn ODA chủ yếu được sử dụng phát triển bền vững lâm nghiệp, khi thác tài nguyên một cách hợp lý, đảm bảo phát triển đời sống của người làm nghề rừng. Vốn ODA sẽ được tập trung vào những vấn đề sau:

- Tập trung vào các nhà tài trợ đang quan tâm đến hỗ trợ phát triển lâm nghiệp, kết hợp với chiến lược xóa đói, giảm nghèo của cả nước để vận động, nhằm trồng rừng mới, kết hợp kinh tế và môi trường ở các khu vực đất đai rộng lớn, dân lại nghèo như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ;

- Tranh thủ nguồn vốn ODA để đầu tư trồng rừng bảo vệ môi trường nhưng đồng thời xây dựng được vùng sản xuất nguyên liệu lớn tập trung đảm bảo cho công nghiệp chế biến gỗ phát triển. Phát triển lâm nghiệp phải gắn với tạo việc làm, thu nhập cho người dân đồng thời phải tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, phục vụ tiến trình cơng nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước;

- Đối với những dự án phát triển ngành lâm nghiệp nhưng lại gắn nhiều với phát triển nơng thơn tổng hợp cần phải có những quan điểm rõ ràng hơn khi cùng các nhà tài trợ xây dựng dự án để thiết kế được các dự án có chất lượng cao phù hợp

với điều kiện, hoàn cảnh của ta hiện nay. Cần phải có tiêu chí để thiết kế dự án (ví dụ tỷ lệ vốn cho đầu tư phải lớn hơn 70% ở các dự án vốn vay);

- Đẩy nhanh việc phân cấp thực hiện các dự án ODA cho địa phương, trung ương chỉ làm nhiệm vụ giám sát đánh giá. Như việc phê duyệt thiết kế trồng rừng, cơ quan chủ quản chỉ cần phê duyệt mẫu một lần, từ năm sau trở đi uỷ quyền cho ban quản lý dự án phê duyệt nhằm tăng cường trách nhiệm và đẩy nhanh việc giải ngân.

c. Đối với phát triển thủy lợi:Tiếp tục đầu tư phát triển thuỷ lợi theo hướng phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp - nông thôn, phát triển công nghiệp và phát triển các ngành kinh tế xã hội. Tập trung nâng cấp, hiện đại hố các hệ thống thuỷ lợi hiện có để phát huy và tăng tối đa năng lực thiết kế. Tiếp tục đầu tư xây dựng thêm cơng trình mới, gồm:

- Các cơng trình thuỷ lợi tổng hợp quy mơ vừa và lớn ở các lưu vực sông, cấp nước tưới cho nông nghiệp, thuỷ sản, sinh hoạt, công nghiệp, chống lũ và phát điện;

- Phát triển các cơng trình thuỷ lợi vừa và nhỏ ở miền núi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, khai thác thuỷ năng;

- Phát triển các cơng trình thuỷ lợi cấp nước, ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ phát triển dân sinh và sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, diêm nghiệp ở vùng ven biển; - Phát triển các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây công nghiệp, cây ăn quả ở các vùng trung du, miền núi;

- Phát triển các hệ thống kênh dẫn ngọt thau chua, ém phèn ở ĐBSCL;

-Tăng cường cơng tác phịng chống, giảm nhẹ thiên tai bão lụt như củng cố

đê điều, hồn thành các cơng trình hồ chứa nước tổng hợp có nhiệm vụ cắt lũ hạ du, củng cố các cơng trình phân lũ, chậm lũ để phịng chống lũ cho ĐBSCL;

- Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng phịng hộ đầu nguồn,rừng chắn sóng ven biển; và tăng cường công tác quản lý nhà nước về nguồn nước và quản lý khai thác hiệu quả các cơng trình thuỷ lợi.

Như vậy, qua định hướng sử dụng vốn ODA của Chính phủ nói chung và Bộ Nno&PTNT nói riêng cũng như mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn và nhu cầu vốn cho lĩnh vực này trong thời gian tới, có thể thấy vốn ODA sẽ vẫn đóng vai trị quan trọng cho phát triển nơng nghiệp, nơng thơn. Vì vậy, vấn đề hiệu quả sử dụng vốn ODA sẽ vẫn là vấn đề được quan tâm, chú trọng hơn bao giờ hết.

Trên cơ sở những tồn tại đã nêu ở chương 2, cùng với một số bài học kinh nghiệm của các quốc gia nêu ở cuối chương 1, tác giả xin đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cụ thể như sau.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM" potx (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(170 trang)
w