. Những kết quả của dựán có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như đặt ra ban đầu hay
3.1.MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ ĐỊNH
3.1.2.1. Quan điểm sử dụng vốn ODA
Để có thể tăng cường sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA tại Việt Nam trong thời gian tới cần dựa trên 4 quan điểm chủ đạo sau:
Một là:Phát huy tính chủ động và tự chủ quốc gia trong sử dụng vốn ODA
đối với phát triển kinh tế xã hội của đất nước, bao gồm:
- Tính chủ động độc lập được vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt trong tất cả các quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA, từ việc xác định lĩnh vực, ngành ưu tiên sử dụng vốn ODA, vận động tài trợ, xây dựng dự án khả thi, đàm phán ký kết, triển khai thự hiện dự án, khai thác dự án sau khi hồn thành.
- Tính tự chủ quốc gia thể hiện ở việc phát huy năng lực tài chính trong nước, cụ thể là việc chủ động bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA, sử dụng vốn đối ứng phát huy được hiệu quả cao nhất. Cần thiết phải quán triệt trong Chính phủ, các Bộ và các địa phương rằng ODA không phải là cho không, cần kiên quyết từ chối các khoản vay ODA nếu xét thấy không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp như các dự án không nằm trong danh mục ưu tiên đầu tư của Chính phủ.
- Tính chủ động và tự chủ trong sử dụng vốn ODA mới phát huy được những tác động tích cực và hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của nguồn vốn này đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung, và phát triển nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng. Bởi vì, thực chất vốn ODA chủ yếu là vốn vay. Chính phủ Việt Nam vay vốn, được quyền sử dụng vốn vay đó vào phát triển đất nước và phải có nghĩa vụ trả nợ. Các nhà tài trợ cân nhắc và chỉ đầu tư vốn ODA vào các quốc gia biết sử dụng và quản lý hiệu quả nguồn vốn ODA và có khả năng trả nợ trong tương lai. Chính vì vậy, để phát huy tính chủ động và tự chủ trongsử dụng vốn ODA, cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nhà tài trợ. Ngồi ra, cần có sự thống nhất quản lý về mặt nhà nước đối với các dự án ODA, phân cấp và phân định rõ trách nhiệm đối với các Bộ ngành, các cơ quan trực tiếp quản lý và đối với những người được hưởng lợi từ dự án sử dụng vốn ODA.
Hai là: Xây dựng qui chế phù hợp, hài hoà thủ tục giữa các nhà tài trợ với
các quy định của Chính Phủ Việt Nam trong tất cả các giai đoạn thực hiện dự án từ khâu thiết kế, xây dựng dự án đến ký kết, giải ngân và sử dụng vốn ODA nhằm tăng cường thu hút và sử dụng vốn ODA có hiệu quả.
Trong điều kiện nguồn ODA của thế giới hạn, trong khi rất nhiều nước có nhu cầu sử dụng ODA, Việt Nam cần có quan điểm, chính sách và biện pháp đúng đắn trong quan hệ với các nhà tài trợ.
Ba là: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA, đảm bảo khả năng trả nợ điều
đó địi hỏi:
- Có qui hoạch tổng thể và qui hoạch riêng trong từng ngành sử dụng vốn ODA, ưu tiên sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực phát triển khoa học công nghệ, giáo dục,xây dựng cơ sở hạ tầng,cải cách hành chính cơng;
- Xây dựng dự án khả thi phải có khả năng phát triển bền vững; - Tổ chức triển khai dự án và khai thác dự án sau khi dự án kết thúc;
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát đánh giá tốt đối với từng dự án từ khi ký kết hiệp định, đến giải ngân,thanh quyết tốn, đảm bảo tính bền vững sau khi dự án đã kết thúc.
Bốn là: Quản lý chặt chẽ nguồn vốn ODA, bao gồm:
- Quản lý nguồn vốn ODA cần được thực hiện chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối của chu trình quản lý dự án. Cụ thể từ khâu xác định dự án, xây dựng dự án, ký kết hiệp định, tổ chức thực hiện dự án, bàn giao và đưa vào sử dụng. Quản lý nguồn vốn ODA được thực hiện ở các cấp nhà nước (Chính phủ), Các Bộ ngành cơ quan chức năng, các ban quản lý dự án và đối tượng hưởng lợi;
- Quản lý chặt chẽ nguồn vốn ODA là công việc đặc biệt cần thiết đối với nước nhận tài trợ. Đây là một trong những công việc quan trọng của việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA. Nguồn vốn ODA được đầu tư đúng hướng và sử dụng có hiệu quả có tác động rất tích cực đối với phát trển kinh tế xã hội, tạo điều kiện và khả năng trả nợ, mở rộng quan hệ với các đối tác tài trợ đây chính là yêu cầu sống cịn đối với Chính phủ, các cơ quan chủ quản và các địa phương sử dụng vốn ODA.
Việc quản lý sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam và xây dựng một hình ảnh đẹp về Việt Nam đối với ban bè các nước trên thề giới.