. Những kết quả của dựán có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như đặt ra ban đầu hay
2.3.1.1. Tình hình ký kếtODA hàng năm tại Bộ NNo&PTNT
Tình hình ký kết ODA hàng năm tại Bộ NNo&PTNT được trình bày trong hình 2.1 và bảng 2.6dưới đây.
Bảng 2.6: Tình hình ký kết ODA hàng năm tại Bộ NNo& PTNT
ĐVT: triệu USD
Năm
Vốn vay Viện trợ khơng hồn lại Tổng cộng
Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệuUSD) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu USD) 1993 76,5 84 14,3 15 90,8 1994 96 96 3,5 4 99,5 1995 150 77 44 23 194 1996 7,4 8 82,6 92 90 1997 45,6 42 61,4 58 107 1998 239,5 83 47,6 17 287,1 1999 133,7 64 71,2 36 204,9 2000 15 7 188,2 93 203,2 2001 181,4 72 67,6 28 249 2002 103 61 63,6 39 166,6 2003 123 85 21,3 15 144,3 2004 135,7 72 52,6 28 188,3 2005 233,5 66 119,5 34 353 2006 186 41,3 264 58,7 450 Tổng 1 726 61 1 101 39 2827
Hình 2.1: Tình hình ký kết ODA hàng năm tại Bộ NNo&PTNT
Nguồn: Cơ sở dữ liệu ODA từ năm 1993 – 2006, ISG - Bộ NNo&PTNT
Trong giai đoạn từ năm 1993 - 2006, Bộ NNo&PTNT đã đàm phán, ký kết với 41 nhà tài trợ với 282 dự án phát triển có tổng vốn tài trợ 2,827 tỷ USD, trong đó có 1 726 triệu USD vốn vay và 1 101 triệu USD vốn ODA khơng hồn lại. Tính trung bình cả thời kỳ, tỷ lệ vốn ODA khơng hồn lại trong Bộ NNo&PTNT, chiếm tương đối cao 39%.
Từ hình 2.1 và bảng 2.6 cho thấy, trong thời kỳ 1993-2006, bình quân mỗi năm Bộ NNo&PTNT đã huy động được 202 triệu USD, trong đó vốn vay là 123 triệu USD và vốn viện trợ khơng hồn lại là 79 triệu USD.
Năm 2006 là năm Bộ NNo&PTNT ký kết được nhiều nhất, 68 dự án với tổng số vốn là 450 triệu USD, trong đó vốn khơng hồn lại chiếm nhiều hơn, 264 triệu USD và vốn vay là 186 triệu USD. Tiếp đến, là các năm 2005 với số vốn ODA huy động 353 triệu USD; năm 1998 - 287 triệu USD và năm 2001 - 249 triệu USD.
Theo kế hoạch năm 2007, dự kiến Bộ NNo&PTNT sẽ ký 42 dự án với tổng số vốn là 581 triệu USD (vốn ODA khơng hồn lại 112 triệu USD, vốn vay là 469 triệu USD), trong đó tập trung đầu tiên vào phát triển nông nghiệp, nông thôn; tiếp đến là thủy lợi và lâm nghiệp.
Từ bảng 2.6 và hình 2.1 cho ta thấy việc huy động vốn vay và vốn khơng hồn lại cũng biến động thất thường do chính sách của các nhà tài trợ, do khâu chuẩn bị xây dựng dự án của Bộ triển khai còn chậm. Sự biến động này có thể thấy cả ở nguồn vốn vay và nguồn viện trợ khơng hồn lại, cụ thể:
- Đối với vốn vay:Năm 1993 đạt 76,5 triệu USD, tăng lên 150 triệu vào năm 1995 và giảm rất thấp vào năm 1996 đạt 7,4 triệu USD, rồi đột biến tăng vào năm 1998 đạt 239,5 triệu USD. Sự tăng trưởng đột biến trong năm 1998 là do trong năm, Bộ đã hoàn thành đàm phán và ký kết hiệp định được nhiều dự án trong đó có dự án “Ngành cơ sở hạ tầng nơng thơn” trị giá 150 triệu USD. Sau năm này nguồn vốn vay huy động được lại biến động thất thường để đến năm 2005 nguồn vốn ODA huy động đạt 233,5 triệu USD, do trong năm Bộ ký kết được dự án “Thuỷ lợi Phước Hoà” trị giá 150 triệu USD và một số dự án khác; năm 2006 số vốn vay lại giảm xuống còn 186 triệu USD do trong năm Bộ đã ký kết được dự án “Thủy lợi miền trung” với 74,3 triệu USD.
- Đối với vốn viện trợ khơng hồn lại:Nguồn vốn huy động tăng dần từ 1993 đến 1996. Đến năm 2000, do Chính phủ Đan Mạch viện trợ khơng hồn lại cho 2 chương trình, là “Chương trình hỗ trợ ngành nơng nghiệp” với số vốn 62,2 triệu USD và“Chương trìnhhỗ trợ ngành nước” với số vốn 101,1 triệu USD nên giá trị ODA viện trợ khơng hồn lại đạt 188,2 triệu USD. Sau năm 2000, vốn viện trợ khơng hồn lại chỉ huy động được 20 – 70 triệu USD mỗi năm và lại tiếp tục tăng lên 119,5 triệu USD vào năm 2005.
Năm 2006 cũng là năm Bộ NNo&PTNT huy động được số vốn viện trợ khơng hồn lại lớn nhất trong vịng 14 năm qua với 264 triệu USD. Sở dĩ có con số tăng trưởng vượt bậc như vậy, là do cùng với xu hướng viện trợ ODA năm 2006 tăng trong cả nước, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng nhận được con số viện trợ rất lớn, đặc biệt khi kế hoạch cũng như ưu tiên đầu tiên của việc sử dụng vốn viện trợ là cho ngành nông nghiệp và phát triển nơng thơn. Bên cạnh đó, trong năm Bộ đã ký được 02 chương trình/dự án lớn, là chương trình “Phối hợp hành động quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm ở người” với số vốn là 61
triệu USD do Liên Hợp Quốc (UN) và tổ chức nông, lương của Liên Hợp quốc (FAO) tài trợ và dự án “Hỗ trợ chương trình ngành về cấp nước và vệ sinh Việt Nam” với số vốn 125 triệu USD do Úc và Đan Mạch đồng tài trợ.