Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá dựán

Một phần của tài liệu BÁO CÁO: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM" potx (Trang 126 - 127)

. Những kết quả của dựán có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như đặt ra ban đầu hay

3.2.CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢSỬ DỤNG VỐNODA TẠIBỘ

3.2.1.8. Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá dựán

Với sự trợ giúp UNDP, WB, ADB và một số đại sứ quán (Nhật Bản, Đan Mạch, Thuỵ Điển..), Bộ NNo&PTNT đã thiết lập được chương trình hỗ trợ quốc tế (ISG), với trang web là: http://www.isgmard.org.vn, trong đó cung cấp khá đầy đủ thơng tin về các chương trình, dự án ODA của Bộ. Tuy nhiên, các thông tin được đăng tải vẫn chủ yếu là những thông tin ban đầu về dự án như số tiền, thời gian thực hiện, cơ quan tài trợ... mà khơng có các báo cáo đánh giá, báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện của từng dự án. Do đó, yêu cầu trong thời gian tới, những thông tin này cần được cập nhập thường xuyên để giúp cho cơ quan quản lý là Bộ nói chung và các nhà tài trợ nói riêng có điều kiện chia sẻ thơng tin, giám sát tình hình thực hiện dự án, để từ đó có những điều chỉnh cần thiết.

Hiện nay tại hầu hết các dự án, các dữ liệu (kết quả thực hiện, bài học kinh nghiệm...) chỉ được lưu tại các BQL dự án mà Bộ hầu như khơng có. Bộ chỉ có các báo cáo định kỳ hàng năm do dự án tổng hợp, trong đó chỉ nêu những thơng tin chung chung, khơng cụ thể và chi tiết. Chính vì vậy, trong thời gian tới Bộ cần xây dựng và thiết lập hệ thống đánh giá mang tính thống nhất cho các dự án, giúp cho việc cung cấp các thông tin phản hồi nội bộ hiệu quả. Hệ thống đánh giá phải đảm bảo đầy đủ các thông tin như: kế hoạch, phạm vi cơng việc, tình hình chi tiêu, chỉ số đánh giá, bối cảnh thể chế, hoạt động của các nhà thầu và các nhà tư vấn, các đối tác; các tác động về kinh tế, tài chính, xã hội và mơi trường của dự án...và phải được gửi định kỳ là 6 tháng/năm.

Bộ cũng cần quan tâm và chú trọng hơn nữa đến việc phối hợp với các nhà tài trợ trong việc xây dựng điều khoản tham chiếu trong việc thuê kiểm toán bên

ngồi. Khơng để như hiện nay, việc kiểm toán là phục vụ cho mục đích của nhà tài trợ và Bộ đứng ngồi cuộc, và khi kiểm tốn vào thì tìm cách đối phó. Muốn vậy, các cán bộ quản lý của Bộ (Vụ kế hoạch – tài chính, Cục nơng nghiệp, Thuỷ lợi, Lâm nghiệp) sẽ đóng góp ý kiến về chun mơn (tài chính và hoạt động) với nhà tài trợ để đảm bảo hoạt động kiểm toán thực sự giúp cho việc cải thiện và tăng cường hiệu quả hoạt động của dự án.

Ngoài ra, các Vụ, Cục chức năng trong Bộ, tuỳ theo lĩnh vực hoạt động của mình cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các dự án thông qua các chuyến công tác thực địa tại địa bàn dự án để từ đó thấy được những tồn tại/khó khăn thực tế của dự án và có những điều chỉnh cần thiết. Tránh tình trạng như hiện nay, 6 tháng/01 năm các cán bộ này mới xuống dự án nhưng lại chỉ ngồi trên BQL dự án Trung ương, đọc báo cáo hoặc chỉ tham dự các buổi họp/hội nghị tổng kết hàng năm của dự án.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM" potx (Trang 126 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(170 trang)
w