. Những kết quả của dựán có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như đặt ra ban đầu hay
1.1.1. Đặc điểm nông nghiệp và nông thôn Việt Nam
Hai mươi năm thực hiện chính sách kinh tế đổi mới, nơng nghiệp và nơng thơn nước ta đã có những bước phát triển vững chắc và đạt được những kết quả đáng tự hào.Trong giai đoạn 2001-2006 tốc độ tăng trưởng GDP bình qn trong nơng nghiệp đạt 4%.
Trong năm 2005, sản lượng lương thực có hạt đạt 40 triệu tấn; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 24 triệu đồng/ha; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc tế giảm xuống còn 22%. Một kết quả đặc biệt suất sắc là năm 2005 dù gặp thiên tai nặng nhưng xuất khẩu gạo lại đạt mức kỷ lục 5,2 triệu tấn, các mặt hàng nông lâm sản khác cũng đạt mức xuất khẩu ấn tượng như gỗ, cà phê, cao su, hạt điều hồ tiêu…
Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong điều kiện hiện nay có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Một là: Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, dân số tương đối đông (trên 80 triệu người). Phần lớn dân số hiện đang sống ở vùng nông thôn (trên 70%), tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm gần 60% trên tổng số lao động cả nước và đặc biệt nông nghiệp là một ngành kinh tế rất quan trọng đối với đất nước Việt Nam hiện nay.
+ Hai là:Đường lối kinh tế đổi mới được Đảng khởi xướng và lãnh đạo từ
năm 1986với hai nội dung cơ bản: chuyển đổi mơ hình kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thay đổi chiến lược phát triển kinh tế từ “đóng cửa kinh tế” sang “mở cửa kinh tế”, thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Mặc dù định hướng của Đảng khá rõ như vậy nhưng kinh tế thị trường ở khu vực nơng thơn chưa phát triển. Chưa hình thành các kênh phân phối hàng nông sản thông suốt từ người nông dân đến các nhà máy chế biến và người tiêu dùng.
+ Ba là:Nơng nghiệp nơng thơn nước ta có nhiều tiềm năng phát triển. Việt
Nam có điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai rất thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp nhiệt đới trồng trọt, chăn ni. Đặc biệt trong dân cư có nhiều ngành nghề truyền thống được gìn giữ và phát huy.
+ Bốn là: Nông nghiệp và nông thơn nước ta đang ở trình độ phát triển thấp.
Sản xuất cịn manh mún, chưa mang tính tập trung của một nền sản xuất hàng hố nơng nghiệp lớn.Chưa có nhiều vùng chun canh tập trung. Năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nơng, lâm nghiệp, thuỷ sản cịn thấp, do trình độ kỹ thuật cơng nghệ cịn lạc hậu, việc bảo quản chế biến để giữ và làm tăng giá trị tăng thêm của hàng hố nơng, lâm nghiệp, thuỷ sản cịn hạn chế.
+ Năm là:Khối lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam thường đứng
thứ bậc cao đứng thứ nhất về hạt tiêu, đứng thứ hai về gạo, điều, cà phê, đứng thứ tư về cao su…nhưng do các sản phẩm qua chế biến cón ít Việt Nam xuất hàng thơ chiếm tỷ trọng lớn, thương hiệu và thị trường còn yếu, phải bán qua trung gian. Do đó, mặc dù lượng xuất khẩu lớn nhưng chúng ta không những không chi phối được giá cả mà còn bán với giá thấp hơn giá các nước khác. Còn tồn tại nhiều yếu kém về khâu quản lý nguyên liệu, quản lý chất lượng, đăng ký nhãn hiệu, xuất xứ hàng hố. Cơng tác thị trường còn tự phát, bị động cả về thị trường xuất khẩu và trong nước.Q trình cơ giới hố nơng nghiệp tiến triển chậm, chưa có mối quan hệ hữu cơ giữa nghiên cứu và ứng dụng. Đặc biệt, khâu công nghệ sau thu hoạch tiến triển rất chậm do tư duy và lề lối làm việc không thay đổi.
+ Sáu là: Nông nghiệp Việt Nam phát triển trong điều kiện tồn cầu hố, các nước giàu có nhiều chính sách hỗ trợ lớn cho nơng nghiệp nơng sản nước họ, vì vây nơng sản các nước nghèo trong đó có Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh, thậm trí cịn bị kiện phá giá. Việc chuyển dịch cơ cấu nơng, lâm, ngư nghiệp cây con cịn mang nặng tính tự phát, công tác qui hoạch, cơ chế và công cụ để điều hành theo qui hoạch chưa rõ ràng, cịn lúng túng thơng tin lại thiếu. Tình trạng “trồng – chặt” diễn ra trong nhiều năm ở nhiều cây, con trên nhiều địa phương.
+ Bảy là: Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành nơng lâm nghiệp cịn yếu, lại thêm thiên tai dịch bệnh diễn ra liên miên gây thiệt hại nhiều nghìn tỷ đồng mỗi năm. Tỷ trọng đầu tư cho nhóm ngành nơng, lâm nghiệp thuỷ sản thấp so với tỷ trọng GDP của nhóm ngành này.