. Những kết quả của dựán có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như đặt ra ban đầu hay
3.2.CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢSỬ DỤNG VỐNODA TẠIBỘ
3.2.1.10. Phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương có dựán
Hiện nay cơ chế phối hợp và trao đổi thơng tin giữa Bộ và các địa phương có dự án chưa được thực hiện tốt, chủ yếu vẫn là mối quan hệNhà nước, giữa Bộ và Sở. Quan hệ trong quá trình thực hiện dự án chủ yếu vẫn là giữa BQL dự án Trung ương và chính quyền địa phương. Do đó, có một hiện tượng khá phổ biến hiện nay tại các dự án của Bộ là việc “trên bảo, dưới không nghe”. Trên ở đây là BQL dự án Trung ương, vị trí giám đốc dự án cũng chỉ tương đương với Phó Giám đốc, hoặc trưởng phịng tại Sở NNo&PTNT, cho nên khi có quyết định/văn bản của dự án hướng dẫn xuống địa phương nhiều khi khơng có tác dụng tức thì, mà chỉ khi có văn bản hướng dẫn cụ thể từ Bộ xuống thì việc thực hiện mới được tiến hành.
Bên cạnh có, nhiều dự án khi thực hiện chỉ thiết lập cơ chế phối hợp từ Sở xuống các xã mà khơng qua chính quyền huyện. Vì thế, nhiều khi quyết định của BQL dự án tỉnh xuống xã khơng được thực hiện vì xã chỉ chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ chính quyền huyện, và muốn có hiệu quả lại phải qua chính quyền huyện.
Tất cả những khó khăn, tồn tại này dẫn đến việc ra quyết định và để quyết định có hiệu lực mất nhiều thời gian, làm chậm tiến độ thực hiện dự án.
Do đó, việc thiết lập cơ chế trao đổi thông tin 2 chiều, đồng bộ giữa Bộ, dự án và địa phương (Sở NNo&PTNT, chính quyền huyện, xã thực hiện dự án) sẽ tạo điều kiện giảm bớt thời gian triển khai các hoạt động, giải quyết những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong q trình thực hiện;giúp cho Bộ, dự án nắm bắt được những thay đổi, khó khăn của địa phương để có những điều chỉnh kịp thời và hiệu
quả, huy động tốt các nguốn lực tại địa phương và phát huy kịp thời hiệu quả đầu tư.
Ngoài ra, việc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa Bộ và các cơ quan ngang bộ, các ban ngành khác của Trung ương trong việc chỉ đạo thực hiện dự án hiện nay còn chưa tốt, chủ yếu trên giấy tờ. Thực tế hiện nay mỗi dự án tại Bộ hiện nay đều có Ban chỉ đạo Trung ương, với thành phần là các lãnh đạo Bộ/ngành tại Trung ương liên quan đến lĩnh vực thực hiện dự án, như:lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài nguyên – môi trường... Tuy nhiên, sự tham gia của các Bộ/ngành này vào quá trình thực hiện dự án chưa hiệu quả. Những Bộ này chỉ tham gia vào các cuộc họp tổng kết hàng năm hay thông qua ngân sách/báo cáo hàng năm mà chưa thực sự tham gia vào chỉ đạo thực hiện dự án theo đúng nghĩa. Do đó, dự án cũng gặp nhiều khó khăn trong việc phối hợp với chính quyền địa phương trong q trình thực hiện dự án do thiếu sự chỉ đạo theo chiều dọc của các Bộ/ngành này. Vì thế yêu cầu trong thời gian tới Bộ cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các Bộ/ngành liên quan trong Ban chỉ đạo để có được sự hỗ trợ, chỉ đạo cần thiết của họ trong quá trình thực hiện dự án.