. Những kết quả của dựán có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như đặt ra ban đầu hay
3.2.CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢSỬ DỤNG VỐNODA TẠIBỘ
3.2.1.1. Hồn thiện quy trình vận động thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA
Sửa đổi, hồn thiện kế hoạch phát triển nơng nghiệp, nơng thôn 5 năm 2006 – 2010 trên cơ sở những ý kiến đóng góp của Nhà tài trợ như:
- Xây dựng thứ tự ưu tiên đầu tư ODA cho từng lĩnh vực cụ thể trong phát triển nông nghiệp nông thônđối với từng đối tác phù hợp, đáp ứng những ưu tiên cho từng ngành từng địa phương dựa trên những ưu tiên của Nhà nước.
- Quá trình vận động, thu hút cần tập trung theo vùng lãnh thổ, quy định cụ thể tỷ lệ đầu tư theo từng khu vực, đặc biệt là khu vực miền Trung, Tây nguyên và khu vực miền núi phía Bắc tập trung đơng đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ nghèo đói cao.
- Xây dựng khung logic trong đó xác định mối liên hệ giữa một bên là các mục tiêu/mục đích với một bên là các chương trình ưu tiên phân bổ nguồn vốn, xác định các cơ chế thực hiện và các chỉ số đánh giá kết quả…
- Cụ thể hoá các bước cần thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra trên cơ sở xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa các ban ngành trong q trình thực hiện, trao đối thơng tin 02 chiều giữa địa phương và Bộ, xây dựng kế hoạch trên cơ sở nghiên cứu và xuất phát từ nhu cầu nội tại của từng địa phương địa phương.
Bên cạnh đó, Bộ NNo&PTNT cần tiếp tục xây dựng các kế hoạch dài hạn với việc lấy ý kiến của các nhà tài trợ, trên tinh thần phù hợp với định hướng phát triển ngành của Chính phủ và khả năng thu hút vốn ODA của Việt Nam trong thời gian tới.
3.2.1.2. Sửa đổi/bổ sung/thay thế Quyết định số 45/2001/QĐ/BNN ngày30/09/2004 30/09/2004
Cùng với sự ra đời của Nghị định 131/2006/NĐ- CP, Bộ NNo&PTNT cần nhanh chóng nghiên cứu cho ra đời Quyết định mới thay thế/sửa đổi/bổ sung cho Quyết định 45/2001/QĐ/BNN làm tiền đề cho việc triển khai thực hiện các dự án ODA theo quy định mới, tránh sự trùng lắp, không phù hợp.
Trong qui chế mới này, Bộ cần phân cơng rõ trách nhiệm cho Vụ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm làm đầu mối chủ trì việc theo dõi, đánh giá, kiểm tra tình hình thực hiện và hiệu quả hoạt động của các dự án sử dụng vốn ODA. Đây cũng là cơ quan đầu mối giúp Bộ ban hành các thông tư hướng dẫn, các qui định về triển khai giải ngân các dự án ODA, đồng thời chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, kiểm sốt đánh giá tồn bộ các dự án sử dụng vốn ODA thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ.
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, sửa đổi cơ cấu tổ chức, phân công lại trách nhiệm của Ban quản lý các dự án (CPO Nông nghiệp, CPO Thuỷ Lợi và CPO Lâm nghiệp) trên cơ sở đẩy mạnh việc phân cấp quản lý và chịu trách nhiệm cho những cá nhân đứng đầu các BQL này. Đồng thời hoàn thiện cơ chế quản lý và giám sát, đảm bảo các ban này hoạt động một cách hiệu quả, giảm tải khối lượng công việc của Bộ trưởng và nâng cao hiệu quả hoạt động ODA trong từng lĩnh vực.