Tính hai mặt của vốn ODA đối với nước nhận viện trợ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM" potx (Trang 33 - 36)

Theo một báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 1999 thì một số nước sử dụng vốn ODA nước ngồi rất thành cơng. Bơtxoana và Hàn Quốc vào những năm 1960, Indonesia vào những năm 1970, Bôlivia và Gana vào cuối những năm 1980, Uganda và Việt Nam vào những năm 1990 là những dẫn chứng cho thấy các nước đã tự thốt ra từ khủng hoảng để có được sự phát triển nhanh chóng. Viện trợ nước ngồi đóng vai trị quan trọng trong từng sự biến đổi, đóng góp các ý tưởng về chính sách phát triển, đào tạo các nhà hoạch định chính sách cơng, tài trợ cho cải cách và mở rộng các dịch vụ công cộng.

Ngược lại, đơi khi viện trợ nước ngồi cũng thất bại hồn tồn. Một ví dụ cụ thể là trong khi Mơbutu Sese Seko, nhà độc tài của Zaia trước kia (nay là Cộng hoà Dân chủ Công gô) theo báo cáo là một trong những người có tài sản cá nhân kếch xù nhất thế giới được đầu tư ở nước ngồi, thì viện trợ quy mơ lớn của nước ngoài

cho Zaia trong hàng thập kỷ qua cũng không mang lại một chút tiến bộ nào cho sự phát triển kinh tế của Zaia. Zaia chỉ là một trong một số các dẫn chứng về việc nguồn viện trợ được cung cấp đều đặn mà khơng tính đến thậm chí là khuyến khích sự bất tài, tham nhũng và các chính sách lệch hướng. Một ví dụ khác là trường hợp của Tanzania. Trong 20 năm qua các nhà tài trợ đã rót vào đây một lượng lớn tiền tài trợ, 2 tỷ đô la cho việc xây dựng đường xá. Tuy nhiên mạng lưới đường xá vẫn chưa được cải thiện. Do thiếu duy tu bảo dưỡng đường xá thường bị hỏng nhanh hơn so với xây mới. Kết cục là những khoản vay này lại trở thành gánh nặng nợ cho các nước này.

Thực tiễn nói trên là một biểu hiện cụ thể của tính hai mặt của nguồn vốn ODA, cụ thể như sau:

1.1.1.1. Ưu điểm

+ Thứ nhất: ODA là nguồn vốn bổ sung cho đầu tư phát triển. Các khoản vay

ODA có thời gian trả nợ rất dài và có mức lãi suất ưu đãi. Thành tố viện trợ khơng hồn lại trong các khoản vay ODA tối thiểu là 25% theo quy định của các nước OECD. Theo số liệu của Bộ Tài chính từ năm 1993 đến năm 1999 Việt Nam đã ký vay ODA là 11.627 triệu USD trong đó có 9.632 triệu USD (chiếm 83%) là vay với thời hạn 30-40 năm và lãi suất từ 0,75% đến 2%/năm. Thành tố viện trợ khơng hồn lại của các khoản vay này đạt từ 25% đến 80%.

Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện vay ưu đãi như vậy Chính phủ mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án hạ tầng kinh tế lớn như xây dựng đường xá, điện, nước, thuỷ lợi, cảng, và các dự án hạ tầng xã hội như giáo dục y tế, có thời gian hồn vốn lâu và tỷ lệ hoàn vốn thấp.

+ Thứ hai: ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ cho đất nước và bù đắp cán cân

thanh toán. Hiện nay ở một số nước ASEAN, tỷ lệ tiết kiệm nội địa khá cao từ 35- 40% GDP, song tại các nước này vẫn có thâm hụt cán cân vãng lai. Vốn ODA vào các nước này là nguồn bù đắp quan trọng cho cán cân vãng lai. Trong điều kiện đồng tiền nội tệ khơng có khả năng tự do chuyển đổi thì một dự án nếu đã chuẩn bị đủ 100% vốn đầu tư bằng nguồn vốn trong nước nhưng nếu nhu cầu chuyển đổi tiền

nội tệ ra ngoại tệ để nhập khẩu trang thiết bị cho dự án khơng được đáp ứng đầy đủ thì chắc chắn dự án không khả thi. Như vậy, số tiền tiết kiệm nội địa không thể chuyển thành đầu tư. Trường hợp của Việt Nam, vừa thiếu hụt cán cân tiết kiệm -đầu tư, vừa thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai, nên vốn ODA vào Việt Nam cùng một lúc phát huy hai tác dụng.

+ Thứ ba: Các dự án sử dụng vốn vay ODA thường địi hỏi áp dụng cơng

nghệ tiên tiến, có chất lượng cao và phương thức quản lý tiên tiến. Từ năm 1993, khi vốn ODA bắt đầu vào Việt Nam đến nay, rất nhiều cán bộ Việt Nam có điều kiện tiếp cận và hiểu biết các quy trình cơng nghệ mới trong các lĩnh vực cầu, đường, điện..v.v... Các cán bộ quản lý dự án, các cán bộ cơng chức của Chính phủ làm quen dần và ngày càng hiểu rõ hơn các quy tắc tổ chức đấu thầu quốc tế, giải ngân và quản lý thực hiện dự án. Có thể nói các dự án phát triển là các cơ sở thử nghiệm cho các ý tưởng hay khái niệm mới đối với một số nước, chứng minh cho Chính phủ hoặc nhân dân của các nước đó thấy được tác dụng của những cơng việc như thầu khoán các dịch vụ cơng cộng, vận động các nhóm những người hưởng lợi từ dự án tham gia vào công tác quản lý vv...

Dự án ODA cũng có thể giúp phá vỡ những quan điểm trói buộc khu vực cơng cộng vào những cơ chế khơng hiệu quả. Chính phủ dù có tư tưởng đổi mới cũng thấy khó thực hiện các ý tưởng mới, nhất là khi các ý tưởng đó lại ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Ví dụ, khi dân cư đã quen với việc sử dụng các dịch vụ công cộng (đường, điện, nước ...) không phải trả tiền hoặc trả rất ít, nếu Chính phủ thay đổi chính sách yêu cầu người dân phải trả tiền cho các dịch vụ cơng cộng này để có nguồn đầu tư cho các dự án mới thì chắc chắn Chính phủ sẽ gặp phải sự phản đối từ phía dân cư và chính sách mới sẽ khó được thơng qua. Trong khi đó, các nhà tài trợ có thể tài trợ cho các dự án đường, thuỷ lợi, nước sạch đồng thời yêu cầu nước tiếp nhận có chính sách thu phí thích hợp để duy tu bảo dưỡng cơng trình, đảm bảo tính bền vững của dự án. Việc thay đổi chính sách để đáp ứng yêu cầu của Nhà tài trợ sẽ được nhân dân dễ dàng chấp thuận hơn như là điều kiện để tiếp nhận

vốn mới. Như vậy, dự án ODA đã góp phần đổi mới chính sách tại nước tiếp nhận vốn và đổi mới nếp nghĩ của người dân được trực tiếp thụ hưởng.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên mà nhờ vậy các nước nghèo thường cố gắng để tranh thủ thu hút được càng nhiều vốn ODA càng tốt, vốn ODA cũng hàm chứa các mặt trái của nó.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM" potx (Trang 33 - 36)