Sự khác biệt về thủ tục giữa Chính phủ và nhà tài trợ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM" potx (Trang 95 - 98)

. Những kết quả của dựán có mang lại lợi ích cho người hưởng lợi, có giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như đặt ra ban đầu hay

2.4.2.2. Sự khác biệt về thủ tục giữa Chính phủ và nhà tài trợ

Một trong những chính sách của các nhà tài trợ có tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của các nước nhận tài trợ đó là việc đưa ra các qui định tài trợ cụ thể trong quy trình tài trợ của mình. Điều kiện tài trợ của các nhà tài trợ rất đa dạng, có một số trường hợp qui định rất phức tạp; Qui trình thực hiện dự án của các nước và tổ chức tài trợ quốc tế và qui trình của Việt nam có những điểm chưa phù hợp lẫn nhau

Nhiều khoản vay bị ràng buộc về phương thức mua sắm, đấu thầu, chọn tư vấn nên thiết bị có thể khơng bảo đảm chất lượng, công nghệ cao, giá cả không cạnh tranh hoặc bị ép giá. Cụ thể như sau:

a. Thiết kế dự án:

Tại hầu hết các dự án, các nhà tài trợ đều sử dụng chuyên gia tư vấn nước ngoài để thực hiện khâu thiết kế dự án. Chuyên gia tư vấn tham gia thiết kế dự án là các chuyên gia có kinh nghiệm, và có tiếng nói quan trọng đối với nhà tài trợ. Tuy nhiên, khi thiết kế dự án, tư vấn thường có xu hướng mở rộng quy mô đầu tư, và đưa ra nhiều hoạt động tư vấn chưa thật cần thiết. Vì vậy, dễ dẫn đến tình trạng đầu tư khơng đồng bộ, vượt q nhu cầu hoặc vượt quá khả năng khai thác hiện tại của những đơn vị thụ hưởng, như trường hợp đầu tư cho thuỷ lợi, dự án đa dạng hố nơng nghiệp vay WB.

Do có những khác biệt lớn giữa chuyên gia tư vấn nước ngồi và cán bộ thực hiện dự án phía Việt nam về văn hố, trình độ nhận thức, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong nhiều trường hợp ý tưởng của tư vấn nước ngoài thể hiện trong thiết kế dự án tỏ ra không phù hợp, nhiều dự án có thiết kế rất cồng kềnh, nhiều loại hoạt động, liên quan đến nhiều cấp, ngành, nhiều ban bệ, chưa hồn tồn phù hợp với trình độ quản lý của các Ban quản lý dự án, thậm chí ngay cả các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương. Các dự án trong lĩnh vực NNo&PTNT thường có hoạt động phát triển miền núi, dân tộc thiểu số, làm đường xá, thủy lợi nhỏ, cấp nước vệ sinh, làm trường, trạm, chợ, tín dụng do phụ nữ quản lý, tăng cường sự tham gia của cộng đồng ... phần lớn trong cùng một dự án (dự án Bảo vệ rừng và PTNT), hoặc các hoạt động tái định cư, di dân, đền bù trong các dự án giao thông, thuỷ lợi. Các hoạt động này tuy cần thiết nhưng trong nhiều trường hợp hoặc chưa phải mục tiêu ưu tiên đầu tư hàng đầu, hoặc nhiều khi bị trùng lặp, và nhiều trường hợp khơng triển khai được vì ý tưởng của dự án khác với cơ cấu thể chế hiện hành ở địa phương.

Trong một số trường hợp trên địa bàn của một địa phương cùng triển khai nhiều dự án phát triển nông thôn, các dự án này lại có những nội dung tương tự như nhau (phổ biến nhất là các nội dung làm đường và thủy lợi nhỏ, cấp nước vệ sinh, tín dụng quay vịng quy mô nhỏ), tăng cường năng lực cho Ban quản lý dự án, gây chồng chéo trong thực hiện, và dẫn đến triển khai lúng túng (dự án Bảo vệ rừng và PTNT hay dự án Đa dạng hố Nơng nghiệp vay WB). Chính sách tái định cư được áp dụng trong một số dự án cũng khác nhau (ví dụ dự án thủy lợi Đồng bằng sơng cửu long chỉ chi trả tiền đền bù cho người vợ do ý tưởng người đàn ơng trong gia đình thường chỉ dùng tiền uống rượu...). Theo đánh giá của một số nhà tài trợ, chi phí giao dịch của việc thực hiện các dự án loại này cao. Hiện nay, cộng đồng tài trợ cho Việt Nam đang đề xuất một phương pháp tiếp cận mới đối với quản lý và thực hiện dự án ODA ở Việt nam, đó là tiếp cận theo chương trình, theo đó chính phủ phải có quy hoạch phát triển nhất qn trong từng ngành, lĩnh vực chính và trong

mỗi ngành sẽ có một nhà tài trợ đứng ra điều phối viện trợ để tránh việc chồng chéo hay bỏ sót trách nhiệm trong thực hiện dự án.

b. Về thủ tục mua sắm và đấu thầu:

Có sự khác biệt tương đối căn bản về thủ tục mua sắm giữa các dự án tài trợ đa phương và song phương. Trong trường hợp tài trợ đa phương, hình thức mua sắm phổ biến là đấu thầu cạnh tranh quốc tế, với đối tượng tham gia dự thầu là các nhà thầu thuộc nước thành viên của các tổ chức cấp tài trợ, vì vậy việc lựa chọn của nước nhận tài trợ về nhà cung cấp và hàng hố rộng rãi hơn và có lợi thế hơn cả về mặt chi phí và chất lượng. Các trường hợp áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu nói chung ít, chỉ đối với các hoạt động của dự án có chi phí nhỏ.

Tuy nhiên, có một hạn chế về mua sắm trong trường hợp dự án đa phương, đó là lựa chọn dịch vụ tư vấn. Thời gian làm việc cũng như mức lương của chuyên gia tư vấn trong các dự án đa phương nhìn chung rất cao, thường do phía nhà tài trợ đơn phương đưa ra khi thiết kế dự án. Hầu hết các đơn vị tư vấn khi tham gia đấu thầu đều biết mức quy định “sàn” là 20.000 USD/tháng nên khả năng tiết kiệm chi phí trong hoạt động này khá hạn chế. Mặc khác, theo quy định của một số nhà tài trợ lớn như WB không cho phép đàm phán về giá sau khi đã mở hồ sơ thầu.

Trong trường hợp nhà tài trợ song phương, việc lựa chọn các hàng hoá, dịch vụ cho dự án cịn bị hạn chế hơn nhiều. Hình thức mua sắm chủ yếu là đấu thầu hạn chế, 85% các trường hợp mua sắm là đấu thầu hạn chế giữa các nhà thầu của nước cấp tài trợ, còn lại là nhà thầu trong nước của Việt nam. Hãn hữu mới có trường hợp chọn nhà thầu từ một nước thứ ba, chỉ trong trường hợp khơng có nhà thầu nào của nước cấp tài trợ cung cấp các hàng hoá, dịch vụ liên quan. Trong một số trường hợp đặc biệt còn phải áp dụng hình thức chỉ định thầu (ví dụ các dự án vay với lãi suất bằng 0%, phổ biến nhất là từ nguồn vốn Bỉ).

Bên cạnh đó, nhà tài trợ song phương cũng thường hay can thiệp vào quá trình đấu thầu của dự án, ngay cả khi khơng có quy định về sự tham gia của nhà tài trợ. Một số nhà tài trợ, ví dụ Pháp, Đan Mạch, thường yêu cầu được xét duyệt hồ sơ

mời thầu, thông qua kết quả đấu thầu mặc dù điều này không nằm trong quy định hay các điều kiện chung của chính họ khi cung cấp tài trợ.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM" potx (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(170 trang)
w