Cơ chế của sáng tạo

Một phần của tài liệu 22954 161220202342839KHOALUANTOTNGHIEP (Trang 26 - 28)

Có thể nói nguồn gốc của hoạt động sáng tạo là nhu cầu của xã hội, của con người. Quá trình sáng tạo diễn ra theo một quy luật tức là tuân theo những thời kỳ, những giai đoạn nhất định. Chẳng hạn như L.X.Xumbaev chia hoạt động sáng tạo làm ba giai đoạn:

- Hoạt động cảm hứng, tưởng tượng, ở giai đoạn này xuất hiện ý tưởng sáng tạo. - Sắp đặt logic những suy nghĩ, tư tưởng nhờ các thao tác khái quát hóa, trừu tượng hóa tư duy.

- Thực hiện ý tưởng ấy.

Để tìm ra cơ chế tâm lý của sáng tạo thì có khá nhiều quan niệm khác nhau. Tuy nhiên, có thể quan tâm đến những quan điểm cơ bản như: Sáng tạo là một quá trình được thực hiện theo cơ chế logic – sáng tạo dựa trên những giai đoạn được kết cấu mở mà vai trò trọng tâm ở đây là tư duy, sáng tạo có mắc xích trung tâm linh cảm trực giác,...

- Về cơ chế logic của sáng tạo

Nhiều nhà nghiên cứu về sáng tạo mà đặc biệt là Tâm lý học sáng tạo đã tìm hiểu cơ chế tâm lý của sáng tạo hay diễn biến của việc tạo ra sản phẩm sáng tạo theo cấu trúc nhất định. Các hành động cụ thể trong hoạt động sáng tạo được tồn tại như

một thứ logic. Có thể đề cập đầu tiên đến Wallas (1926), tác giả cho rằng quá trình sáng tạo gồm bốn giai đoạn kế tiếp nhau: Giai đoạn chuẩn bị (Preparation), giai đoạn ấp ủ (Incubation), giai đoạn chiếu sáng (Illumination) và giai đoạn phát minh

(Veritfication). Mô hình bốn giai đoạn của Wallas về quá trình sáng tạo cho thấy giai

đoạn diễn ra theo một kết cấu logic để giúp cho việc tìm hiểu cơ chế tấm lý của hoạt động sáng tạo theo một sơ đồ khung để nhìn nhận sự sáng tạo một cách có hệ thống. Và còn rất nhiều tác giả có những quan niệm khác nhau về cơ chế của sự sáng tạo. Như vậy, dù cho các tác giả có những quan niệm khác nhau nhưng có thể thấy trong cơ chế của sáng tạo nảy sinh các giai đoạn cơ bản sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn nhận thức vấn đề chuẩn bị Giai đoạn 2: Giai đoạn phát sinh

Giai đoạn 3: Giai đoạn phát minh Giai đoạn 4: Giai đoạn kiểm tra.

Dù cho có chia cắt các phần hay các giai đoạn khác nhau trong hoạt động sáng tạo nhưng mỗi giai đoạn đều đóng vai trò rất quan trọng để hướng đến sự đồng bộ và các giai đoạn này cùng tồn tại, cùng đan xen một cách chặt chẽ và thống nhất. Các giai đoạn này không thể vượt khỏi tiến trình của việc giải quyết vấn đề du rằng trong từng giai đoạn sẽ có những đặc trưng rất riêng khác vưới quá trình tư duy của con người.

- Cơ chế linh cảm trực giác của sáng tạo

Hiện tượng đầu óc như “lóe sáng” nhìn thấy, hiểu ra vấn đề và thấy được giải pháp như vậy được Tâm lý học gọi là trực cảm. Vấn đề trực cảm là vấn đề tương quan giữa quá trình ý thức và vô thức trong tư duy. Theo quan điểm này thì các nhà nghiên cứu cho rằng linh cảm trực giác là đỉnh điểm của hoạt động sáng tạo, là tính đặc thù cần quan tâm bậc nhất khi ngiên cứu về sáng tạo.

Hiểu một cách đơn giản linh cảm trực giác là một thứ giác quan thứ sáu hay là kiểu tri giác phi giác quan và có thể gọi ngắn gọn là trực giác. Trực giác cho phép con người suy luận một cách đúng đắn trong một tình huống rất nguy cấp mà nhiều khi bản thân con người không biết tại sao mình lại hành động như vậy. Khi không

giải thích được cơ chế của sự “phát sáng” nhận thức, người ta thường nói: “Linh cảm nội tâm thúc đẩy tôi làm điều đó”.

Cơ chế sáng tạo theo hướng logic sẽ không đạt được kết quả nhưng trong sự khó khăn ấy ý tưởng đột nhiên lại lóe sáng một cách bất ngờ. Hiện tượng lóe sáng của sáng tạo sẽ giúp con người không chỉ nhìn thấy, nhận ra, hiểu ra vấn đề và tìm được giải pháp mà còn có thể giải quyết vấn đề một cách tối ưu dựa trên những giải pháp đó. Trực giác xuất hiện như là cơ chế đặc biệt của sự sáng tạo.

Cơ sở của linh cảm trực giác là ý thức của con người và chính nhờ vào ý thức, con người sẽ nung nấu “bài toán của vấn đề” trong một thời gian có thế dài vô tận và linh cảm trực giác trong sáng tạo như là bước nhảy rút gọn của tư duy, là hiệu quả của sự giao nhau các sự kiện. Sáng tạo là sự thống nhất của yếu tố trực giác và yếu tố logic. Sự hợp thành giữa yếu tố logic và trực cảm tạo nên mắc xích trung tâm trong cơ chế của hoạt động sáng tạo.

Từ đây có quan niệm cho rằng sáng tạo là loại ý tưởng được phát ra từ vùng ý thức như là kết quả của quá trình suy nghĩ xẩy ra trong tiềm thức, vô thức được gọi là các ý tưởng do linh tính mách bảo. Hơn thế nữa xét về bản chất, sự xuất hiện của bất kỳ giải pháp sáng tạo nào cũng vượt qua ngoài giới hạn logic. Chỉ khi gặp những điều kiện nhất định thì lời giải của sáng tạo mới được logic hóa. Ở đây, cơ chế logic sáng tạo cũng thể hiện rõ sự cơ động của mình. Mặt khác, tự thân linh cảm trực giác chưa là sáng tạo mà trực cảm phải là ý thức, ngôn ngữ hóa và hợp thức hóa bằng phương tiện tư duy logic của con người để hướng đến một kết quả sáng tạo đích thực và tương đối hoàn thiện.

Một phần của tài liệu 22954 161220202342839KHOALUANTOTNGHIEP (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)