Cấu trúc tâm lý của sáng tạo

Một phần của tài liệu 22954 161220202342839KHOALUANTOTNGHIEP (Trang 30 - 32)

❖ Một số đặc điểm tâm lý của sáng tạo

Sáng tạo được bộc lộ ở ba thuộc tính cơ bản: tính mới mẻ, tính độc lập và tính có lợi.

Sáng tạo bộc lộ tính mới mẻ trong sản phẩm của tư duy hay hành động. Tính mới mẻ này có thể đối với cá nhân hay xã hội. Và sáng tạo của các nhà khoa học, nhà phát minh sáng chế có tính mới mẻ trên bình diện xã hội. Sáng tạo của học trò không nhất thiết phải có ý nghĩa cho toàn xã hội nhưng học tập sáng tạo của học sinh có ý nghĩa xã hội to lớn vì ở đó nhân cách của trẻ được rèn luyện để trở thành người sáng tạo này.

Sáng tạo độc lập trong tư duy và hành động là đặc trưng thứ hai của sáng tạo, chính tư duy độc lập làm tiền đề nảy sinh những ý tưởng mới, phương pháp mới, giải pháp mới. Điều kiện quan trọng để phát triển tính độc lập tư duy là việc đặt trẻ em và

người lớn trước vấn đề mà họ phải đi đến đích bằng con đường giải quyết vấn đề đó. Khi rơi vào hoàn cảnh có vấn đề, nếu họ thử nghiệm độc lập để tìm ra giải pháp càng khác so với thông thường thì càng đánh giá là có tính sáng tạo. Người sáng tại cần tránh lặp lại cách giải quyết cũ đã có bằng sự hoài nghi, muốn từ bỏ hệ thống, thậm chí từ bỏ cách truyền thống để đưa ra những ý tưởng mới, cách thức mới để thực thi ý tưởng độc đáo.

Tính có lợi được thể hiện trong giá trị sản phẩm mới. Quá trình sáng tạo ra những sản phẩm mới luôn có mối liên quan đến thực tiễn, sáng tạo không chỉ là sự đoạn tuyệt của hiện thực mà còn là sự phản ánh hiện thực tối đa như trong tính mới, chất lượng mới và mục đích mới. Khi nói đến sáng tạo, người ta thường nghĩ ngay tới việc tạo ra cái mới độc đáo, tốt hơn, có lợi hơn cho sự phát triển xã hội. Điều này có vẻ trái ngược khi người ta nghiên cứu sản phẩm do trẻ làm ra thì không độc đáo, không đẹp hơn, không lợi hơn nhưng điều sâu xa là chúng ta tập cho trẻ cách sáng tạo. Như vậy, việc cho trẻ trở thành người sáng tạo là việc có ý nghĩa xã hội to lớn mà ngay chính đứa trẻ cũng chưa ý thức được, mà trẻ chỉ thấy sự thoải mái khi được thực hiện những điều chúng tưởng tượng ra.

Tóm lại, xét trên bình diện toàn xã hội thì học tập là hoạt động tái tạo. Nhưng trên bình diện cá nhân thì hoạt động học tập có thể là hoạt động sáng tạo – sáng tạo cho bản thân mình, vì vậy được gọi là sáng tạo đặc biệt. Còn sáng tạo khoa học là sáng tạo cho người khác. Học tập sáng tạo là sự tổng hợp của học tập tái tạo và sáng tạo, chất lượng sáng tạo của học tập được thể hiện ở chỗ người học tự mình đi tìm những thông tin cần thiết từ trí nhớ một cách đúng lúc và lập được mối liên hệ giữa tri thức đã có để phục vụ quá trình tìm ra cái mới.

Như vậy, dù sáng tạo có được hiểu như thế nào thì chắc chắn rằng nếu đặt sáng tạo trong hoạt tâm lý người thì nó vẫn là một quá trình tâm lý. Sự khác biệt ở đây (nếu có) là quá trình này diễn ra một cách liên tục – không ngừng để hướng đến cá nhân và xã hội nhằm đem lại những kết quả tốt. Xét dưới góc độ nhân cách, sáng tạo lại là một thuộc tính tâm lý rất đặc trưng của một cá nhân, một con người. Các yếu tố cơ bản thuộc về tâm lý quyện chặt vào việc chuẩn bị, ấp ủ, cảm hứng và kiểm chứng

để một giải pháp nào đó được ra dời và được công nhận một cách hợp lý, hợp lệ.

❖Cấu trúc tâm lý của sáng tạo

Xuất phát từ bản chất, những đặc điểm tâm lý của sáng tạo, các thành phần cơ bản trong cấu trúc tâm lý của sáng tạo được xác định như sau:

- Thành phần linh hoạt: + Linh tinh bộc phát + Linh tinh thích ứng - Thành phần mềm dẻo (Fluency) - Thành phần độc đáo (Originality) - Thành phần tính cấu trúc – kế hoạch - Thành phần nhạy cảm vấn đề

- Tính mở rộng áp dụng hay định nghĩa lại sự vật hiện tượng

Một phần của tài liệu 22954 161220202342839KHOALUANTOTNGHIEP (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)