c) Thực trạng biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ MG –6 tuổi trong
3.1.1. Cơ sở định hướng cho việc đề xuất các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo
sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi
Dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận và kết quả điều tra thực trạng, để tại đưa ra những đề xuất khi xây dựng biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCĐK ở trường MN như sau:
- Căn cứ vào quan điểm đổi mới chương trình trong giáo dục nói chung, GDMN nói riêng và mục tiêu của TCĐK. Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ, phát triển năng lực cảm thụ, tập trung chú ý, ghi nhớ.
- Khái niệm sáng tạo.
- Bản chất và cấu trúc sự sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi.
- Dựa vào các cơ chế và giai đoạn của sự sáng tạo. Trong đó có rất nhiều quan niêhm khác nhau về các giai đoạn của snags tạo, nhưng tôi đã chọn một quan niệm và tiến hành xây dựng biện pháp dựa theo quan niệm đấy.
- Dựa theo cơ sở lý luận của tinh sáng tạo, vai trò và quá trình của sự sáng tạo, các đặc điểm sáng tạo và sự phát triển khả năng sáng tạo thông qua TCĐK.
•Việc đề xuất nhưng biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Đảm bảo nguyên tắc “Lấy trẻ làm trung tâm”, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng sáng tạo: các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông quá TCĐK được xây dựng một cách khoa học, có mục đích, có kế hoạch cụ thể. Các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và có mối quan hệ với mực tiêu, nội dung, các phương pháp và hình thức tổ chức TCĐK cho trẻ. Khi xây dựng biện pháp, đề tài cũng dựa trên nguyên tắt “Lấy trẻ làm trung tâm” và phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động, hướng tới “vùng phát triển gần nhất” theo tư tưởng của Vưgotxki. Giáo viên giữ vai trò là “điểm tựa”, là người tổ chức, hướng dẫn, tạo cơ hội, điệu kiện
thuận lợi cho trẻ trong các hoạt động nói chung và giáo dục phát triển khả năng sáng tạo.
- Đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm nhận thức và phát triển của trẻ 5 – 6 tuổi: Yêu cầu này dựa trên nguyên tắc vừa sức – là nguyên tắc vàng tong GDMN. Bới vì biện pháp tổ chức TCĐK nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ chỉ đạt kết quả khi nó vừa sức và không gò ép hoặc quá khó đối với trẻ. Muốn vậy, nội dung, phương pháp và biện pháp tổ chức TCĐK phải tính đến đặc điểm tâm lý nhận thức và trình độ phát triển hiện có của trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi ở trẻ. Các biện pháp cũng phải đảm bảo tính thực tiễn và đảm bảo mối quan hệ tương tác giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ.
- Đảm bảo tôn trọng nét đặc thù của họa động vui chơi ở trẻ MG: Chơi ở lứa tuổi MG mang tính tự do, tự nguyện, độc lập, tự pháp đè xuất, sáng tạo và đầy cảm xúc, tình cảm. Chính vì vậy những biện pháp đề xuất cần tôn trọng những nét đặc thù này để trẻ có được dư âm tốt lành sau khi tham gia trò chơi, nhất là đối với TCĐK. Tuy nhiên, trong quá trình chơi người lớn vẫn cần tổ chức, hướng dẫn để trẻ được phát triển theo đúng hướng, đúng mục tiêu giáo dục đã đề ra, cụ thể ở đây là phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi.
- Đảm bảo tính phát triển nói chung và phát triển hướng tới khả năng sáng tạo của trẻ nói riêng: Các biện pháp xây dựng luôn hướng tới mục đích giáo dục trẻ phát triển về mọi mặt trong đó có phát triển khả năng sáng tạo. Các biện pháp tổ chức TCĐK hướng tới việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ MG nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng. Khi xây dựng biện pháp phải tuân thủ theo quan điểm phát triển từ thấp đến cao, từ đon giản đến phức tạp. Đồng thời đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ, tính cụ thể, tính mềm dẻo và linh hoạt, tính tập thể và tính cá biệt hóa giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
- Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả: Các biện pháp đề xuất phải áp dụng được trong thực tiễn (cha mẹ, giáo viên, chuyên môn,…) đèu có thể áp dụng được. Đóng thời các biện pháp này phải giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo một cách tốt nhất. Vì vậy khi xây dựng các biện pháp phải cưn cứ vào đièu kiện thực tế như cơ
sở vật chất, kinh tế, văn hóa, gia đình, địa phương cũng như mức độ phát triển hiện tại của trẻ, có như vậy thì biện pháp gáio dục đưa ra mưới đem lại hiệu quả như mong muốn.
- Căn cứ vào kết quả khảo sát thực trạng phát triển khá năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCĐK ở trường MN 20 – 10. Qua điều tra thực trạng cho thấy có một số các GV đều đồng ý TCĐK là hoạt độ phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ và ý thức được việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ thông qua TCĐK nhưng chiếm số lượng rất thấp. Thực tế giáo viên có sử dụng nhiều biện pháp trong khi tổ chức TCĐK cho trẻ như tôi đã nêu phía trên nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy mức độ phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCĐK còn ở mức trung bình hoặc thấp hơn.