Bản chất của sáng tạo

Một phần của tài liệu 22954 161220202342839KHOALUANTOTNGHIEP (Trang 28 - 30)

Đi tìm bản chất của sáng tạo không thể tách rời việc tìm hiểu khái niệm sáng tạo. Tuy vậy, nếu như khái niệm sáng tạo chỉ đề cập đến những cách nhìn sáng tạo ở kết quả hay phương thức thì việc tìm hiều bản chất sáng tạo sẽ đề cập sâu hơn ở những yếu tố khác có liên quan đến sáng tạo.

Trước hết, quan niệm của các nhà phân tâm học về sáng tạo cần được quan tâm đầu tiên. S.Freud và các môn đệ của ông khẳng định nền tảng của nghệ thuật từ

việc sáng tạo đến thưởng thức là sự xung đột đã phát triển qua các mộng mị nhưng trở thành bệnh hoạn. Theo S.Freud thì trò chơi và tưởng tượng là hai hình thức biểu hiện của vô thức và những thay đổi của hiện thực đang đến với nghệ thuật. Ông cho rằng sự sáng tạo của người nghệ sĩ thường có “mộng” và người mắc bệnh tâm thần, quá trình tâm lý của những người này về thực chất là như nhau nhưng chỉ khác nhau về mức độ. Sáng tạo của con người, của người nghệ sĩ giống như trò chơi của trẻ con vì mang lại nhiều khoái cảm cùng với sự tưởng tượng dù ở mức độ khạc nhau. Nó còn được xem là một giấc mơ hiện hình, là sự thay thế trò chơi trẻ con cũ.

Sau này Molles – như là một môn đề của S.Freud – đã có những kết luận mới mẽ hơn về sáng tạo khi phân tích những phát minh và ông cho rằng, chính cái đam mê, ham muốn (passion) nó giống như là động cơ thôi thúc con người sáng tạo. Ông cho rằng động cơ sáng tạo là yếu tố quan trọng nhất để con người sáng tạo.

Cùng với quan điểm với Freud, khi ông cho rằng sáng tạo như một trò chơi thì Thiessy Gaudin, người phụ trách Trung tâm dự báo và khảo cứu (CPE) thuộc Bộ nghiên cứu và Công nghệ của Pháp trong cuốn sách: “Chuyện kể về thế kỷ XXI” viết:

“Trò chơi là một sự thăm dò những cái có thể và một sự học tập. Ai không chơi thì người đó đã thu hẹp hướng tri giác và sáng tạo của họ. Họ tự giam hãm vào một sự

vi lợi hao mòn xơ cứng và có thể chết được”.

Như vậy, các nhà phân tâm học đã có những cái nhìn mới về nhiều khía cạnh tâm lý của quả trình sáng tạo. Một số nhà nghiên cứu về sáng tạo ở Tiệp Khắc (cũ) cho rằng sáng tạo là quá trình mà kết quả tạo ra là những kết hợp mới cần thiết từ các ý tưởng, dạng năng lượng, các đơn vị, thông tin, các khách thể hay tập hợp của hai, ba yếu tố nêu ra. Kết hợp này hoặc là bao gồm, hoặc được tạo ra từ những cái gì là điều quan trọng. Điều quan trọng ở đây khi nhìn về bản chất của sáng tạo là cái mới được tạo ra hay kết hợp mới.

Một quan niệm khác về bản chất của sáng tạo là bắt đầu từ ý tưởng hay nói khác đi, ý tưởng là ngọn nguồn của quá trình sáng tạo. Khởi đầu của sáng tạo dù ở bất kỳ cấp độ nào đều phải là ý tưởng. Ý tưởng này nảy sinh trong suy nghĩ, tâm trí của một con người cụ thể và ý tưởng đó sẽ được đào sâu, nghiên cứu. Sau khi đào sâu thì quá

trình thực sẽ diễn ra và kết thúc bằng một sản phẩm nhất định. Sản phẩm ấy có thể là một kết quả hữu hình nhưng cũng có thể là một thay đổi chưa thật sự hữu hình.

Bên cạnh đó, sáng tạo còn được cho rằng là việc thực hiện chức năng: tạo ra ý tưởng mới – giải quyết nhiệm vụ và tạo ra sản phẩm mới. Ở đây bản chất của sáng tạo là tư duy có định hướng để đạt đến một hiệu quả của việc giải quyết vấn đề.

- Sáng tạo được xem là hoạt động cao nhất của con người. Năng lực sáng tạo là cốt lõi của hoạt động sáng tạo, làm tiền đề bên trong của sáng tạo, hoạt động sáng tạo đặc biệt nó được dựa trên chất lượng của năng lực tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, xúc cảm, động cơ và ý chí.

- Sáng tạo bao gồm ba thuộc tính cơ bản hay bộc lộ ở ba tính chất cơ bản: Tính mới mẻ, tính độc lập và tính cơ hội.

Như vậy, về bản chất, trí sáng tạo chính là một hoạt động trí tuệ (thực hiện các thao tác tư duy sáng tạo) đó là quá trình tư duy phân tích, so sánh, tổng hợp, tưởng tượng, liên tưởng, thăm dò, phát hiện và đánh giá; hoạt động này được kết thúc ở một sản phẩm mới, độc đáo, mà ở một thời điểm tương ứng nó được thừa nhận là có giá trị.

Một phần của tài liệu 22954 161220202342839KHOALUANTOTNGHIEP (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)