Thực trạng nhận thức của GVMN về vai trò của TCĐK đối với việc phát

Một phần của tài liệu 22954 161220202342839KHOALUANTOTNGHIEP (Trang 59 - 64)

Trên cơ sở phiếu thăm dò và qua trao đổi trực tiếp với giáo viên về sự hiểt về sáng tạo trogn cuộc sống thì hầu hết giáo viên có nhận định tương đối chính xác về khái niệm sáng tạo.

20% giáo viên có nhận định chính xác về khái niệm sáng tạo.

30% giáo viên có nhận định tương đối chính xác về khái niệm sáng tạo.

dạy trẻ, các cô có thể chưa đánh giá chính xác được khả năng sáng tạo của trẻ và tìm ra biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ.

Trong quá trình tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông quá TCĐK và các biện pháp tổ chức ở trường Mầm non 20 – 10, Thành phố Đà Nẵng thông qua phiếu trưng cầu ý kiến, kết quả thu được như sau:

Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc phát triển khả năng

sáng tạo cho trẻ

Bảng 2.2: Tầm quan trọng của việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ

Mức độ Số lượng (n= 10) Tỷ lệ (%)

Rất cần thiết 5 50%

Cần thiết 4 40%

Không cần thiết 1 10%

Từ kết quả ở bảng 2.2, ta thấy:

- 50% số ý kiến được hỏi cho rằng việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK ở trường MN là rất cần thiết.

- 40% ý kiến cho rằng việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK ở trường MN là cần thiết.

- Còn lại 10% giáo viên nào cho rằng việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK ở trường mầm non là không cần thiết. Các cô cho rằng chỉ cần trẻ diễn được theo cô hướng dẫn là tốt rồi.

Qua kết quả trên ta thấy, đa số giáo viên MN đánh giá rất cao tầm quan trọng, sự cần thiết của việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi và coi đó là một trong những nhiệm vụ cần thiết ở trường mầm non. Bên cạnh đó cũng có một số giáo viên đánh giá chưa cao về việc cần phải phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ ở trường MN.

Nhận thức của GV về các hoạt động bộc lộ khả năng sáng tạo cho trẻ

Bảng 2.3: Đánh giá của giáo viên về các hoạt động bộc lộ khả năng sáng tạo của trẻ

Hoạt động Số lượng (n=10) Tỷ lệ (%)

Học tập 8/10 80%

Vui chơi 3/10 30%

Lao động 2/10 20%

Qua bảng 2.3, ta thấy được đa số gáo viên cho rằng hoạt động học tập chính là hoạt động bộc lộ rõ nhất khả năng sáng tạo của trẻ, chiếm tỷ lệ 80% giáo viên. Cũng có một số ít giáo viên cho rằng hoạt động lao động cũng bộc lộ khả năng snags tạo của trẻ, chiếm 20% giáo viên trong 10 giáo viên đánh giá. Và còn lại 30% giáo viên cho rằng hoạt động vui chơi bộc lộ khả năng sáng tạo của trẻ. Vì vậy, ta đánh giá được nhận thức của giáo viên về khả năng sáng tạo của trẻ thông qua các hoạt động ở trường MN còn hạn chế, các cô chủ yếu quan tâm đến việc hoạt động học tập của trẻ.

Nhận thức của GV về hiệu quả mà TCĐK mang lại đối với việc phát triển

khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi

Bảng 2.4: Hiệu quả mà trò chơi đóng kịch mang lại đối với việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi

Mức độ Số lượng (n=10) Tỷ lệ (%)

Hiệu quả 3 50%

Bình thường 5 30%

Không hiệu quả 2 20%

Theo khảo sát có khoảng 30% giáo viên cho rằng TCĐK đem lại hiệu quả cao trong việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ và còn lại đên 80% giáo viên nghĩ rằng TCĐK có hiệu quả bình thường và chưa hiệu quả để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ.

kiến cho rằng việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCĐK ở trường MN là rất cần thiết.

60% ý kiến cho rằng việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCĐK ở trường MN là cần thiết.

Còn lại 10% các cô cho rằng việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCĐK ở trường MN là không cần thiết. Các cô cho rằng chỉ cần cho trẻ diễn theo hướng dẫn của cô là tốt rồi.

Qua kết quả trên, ta thấy đa số giáo viên đánh giá chưa cao tầm quan trọng, sự cần thiết của việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi và chưa coi đó là nhiệm vụ cần thiết ở trường MN.

Nhận thức của GV về các trò chơi đem lại hiệu quả cao nhất cho việc phát

triển khả năng sáng tạo

Bảng 2.5: Đánh giá của giáo viên về trò chơi đem lại hiệu quả cao nhất trong việc phát triển khả năng sáng tạo

Trò chơi Số lượng (n=10) Tỷ lệ

Trò chơi học tập 3 30%

Trò chơi lắp ghép – xây dựng 2 20%

Trò chơi dân gian 2 20%

Trò chơi đóng kịch 1 10%

Trò chơi đóng vai theo chủ đề 2 20%

Qua bảng 2.5, ta thấy được tỷ lệ nhận định của các giáo viên về trò chơi nào có hiệu quả cao nhất đối với việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ khá ngang nhau. Tuy nhiên, ở TCĐK, tỷ lệ thấp nhất, chỉ chiếm 10%. Điều đó cho thấy các cô chưa tìm hiểu sâu về hiệu quả mà TCĐK mang lại đối với việc phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Các cô cho rằng “TCĐK chỉ là dàn dựng kịch bản rồi cho trẻ đóng theo thôi chứ không thể hiện được khả năng sáng tạo của trẻ”. Vậy, tôi cần phải đi tìm hiểu và đưa ra các kết luận để thay đổi quan điểm của các cô về TCĐK ở trường MN hiện nay.

Nhận thức của GV về mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ trong TCĐK

Bảng 2.6: Đánh giá về mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ trong trò chơi đóng kịch

Các biểu hiện Mức độ (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi

Trẻ lựa chọn vai diễn phù hợp với sở thích và khả năng 100% 0% 0% Trẻ có ý tưởng về hóa trang, chuẩn bị đạo cụ, sân khấu 70% 20% 80% Trẻ đưa ra ý tưởng cho vai diễn của mình 80% 20% 0%

Thêm lời thoại cho nhân vật 30% 30% 40%

Tạo ra nhiều tình huống mới 20% 40% 40%

Trẻ tạo ra phong cách cá nhân khi diễn xuất: Từ cử chỉ,

điệu bộ, nét mặt, giọng nói 90% 10% 0%

Trẻ biết lập kế hoạch chơi 20% 30% 50%

Trẻ giải quyết được tình huống xảy ra trong quá trình

chơi 40% 30% 30%

Trẻ tự đánh giá quá trình chơi của mình và của bạn 10% 40% 50%

Qua phiếu trưng cầu ý kiến cho thấy giáo viên rất chú trong đến biểu hiện trẻ lựa chọn vai diễn phù hợp với sỏ thích và khả năng của trẻ, vì lòng yêu thích chính là chất xúc tác tạo nên sự hứng thú, và từ sự hứng thú đó trẻ sẽ sáng tạo những cái trẻ muốn, trẻ nghĩ. Đối với những vai diễn phù hợp với trẻ, trẻ sẽ biết tự tạo ra phong cách diễn cho bản thân mình, trẻ tự biết mình sẽ diễn xuất như thế nào cho phù hợp, trẻ thây đổi những biểu cảm trên khuôn mặt, cử chỉ, điệu bộ và cả giọng điệu dể làm nổi bật nhân vật mà trẻ nhận vai. Trẻ sẽ khôn khéo hơn ở khâu đưa ra ý tưởng cho vai diễn của mình nhưng không làm mất đi cốt chuyện. Nếu giáo viên chỉ chú ý đến việc làm sao cho trẻ thực hiện đúng theo kịch bản thì trẻ sẽ bị thụ động, không thể hiện được chứng kiến của mình. Dẫn đến việc trẻ không có môi trường để phát triển khả

năng sáng tạo qua TCĐK cũng như các hoạt động khác. Các biểu hiện khác cũng được các cô đánh giá nhưng ở mức thấp, trẻ thỉnh thoảng hoặc hiếm khi có những biểu hiện như vậy. Qua bảng trên ta thấy được các giáo viên hầu như ít chú ý đến việc cho trẻ đánh giá quá trình chơi của mình và của bạn. Các cô cho rằng: “Trẻ khó có thể đánh giá được quá trình chơi nên việc này các cô thường đánh giá, nhận xét cho trẻ nghe và trẻ chỉ có việc tiêp thu và chỉnh sửa vào các lần sau”. Nhưng các cô không biết rằng trẻ vẫn có thể làm được, tại sao chúng ta không tạo điều kiện cho trẻ thử? Người lớn chúng ta luôn nghĩ trẻ còn nhỏ nên làm luôn những việc nằm trong khả năng của trẻ, vì vậy sẽ làm hạn chế đi khả năng của trẻ, trẻ sẽ lệ thuộc vào chúng ta và ít thể hiện mình, dần dần trẻ sẽ mất đi những khả năng vốn có của mình.

Một phần của tài liệu 22954 161220202342839KHOALUANTOTNGHIEP (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)