d) Các quy trình tổ chức TCĐK
2.1.3. Đội ngũ giáo viên – nhân viên
Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 53 người + Ban giám hiệu: 3 người
1 hiệu trưởng: Cô Nguyễn Thị Hồng Phấn
2 hiệu phó: Cô Nguyễn Thị Mai Hà – Hiệu phó chuyên môn
Cô Lê Thị Ngọc Dung – HP bán trú – Chủ tịch công đoàn. + Giáo viên: 36 người (100% trình độ trên chuẩn)
+ Nhân viên cấp dưỡng: 14 người
công tác, nhiệt huyết, yêu nghề mến trẻ có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc nuôi dạy các cháu tạo nên uy tín trong nhân dân và phụ huynh học sinh khi gửi con đến trường tạo nên thương hiệu của nhà trường.
Cơ cấu tổ công tác: 3 tổ công tác, 2 tổ chuyên môn,1 tổ văn phòng nuôi dưỡng.
Tổ chuyên môn:
+ Tổ Lớn – Nhỡ: Gồm 1 Ban giám hiệu và giáo viên các lớp Lớn – Nhỡ
Tổ trưởng: Cô Trần Thị Liên Tổ phó: Cô Lê Thị Thu An
+ Tổ bé – Nhà trẻ: Gồm 1 giáo viên Ban giám hiệu và giáo viên các lớp Bé –
Nhà trẻ.
Tổ trưởng: Cô Hà Thị Hoài Tổ Phó: Cô Hồ Như Ngọc
Tổ Văn phòng – Nuôi dưỡng:
Tổ trưởng: Cô Lê Thị Hương Tổ phó: Cô Lê Thị Lý.
Tổ chức chi bộ Đảng nhà trường:
Chi bộ Đẩng cộng sản Việt Nam có Đảng viên chi bộ lãnh đạo tốt việc thực hiện chỉ thị 05/CT “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Năm 2017 chi bộ liên tục đạt năm thứ 4 liên tiếp chi bộ “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu của địa phương.
+ Bí thư Chi đoàn: Cô Hồ Như Ngọc + Có 18 đảng viên. 2.1.4. Tình hình trẻ Có tổng số 16 nhóm lớp: + 4 nhóm trẻ: 1 nhóm 13 – 18 tháng. 1nhóm 18 – 24 tháng. 2 nhóm 25 – 36 tháng
Thuận lợi: - Biết được cách chăm sóc dành cho độ tuổi nhỏ
4 lớp mẫu giáo nhỡ 4 lớp mẫu giáo bé
Tổng số học sinh: 460 học sinh.
2.2. Khái quát quá trình điều tra khảo sát
2.2.1. Mục đích khảo sát
Xác định thực trạng biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK ở trường Mầm non 20 – 10, Thành phố Đà Nẵng. Từ đó, đề xuất biện pháp giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK.
2.2.2. Đối tượng và thời gian khảo sát
Đối tượng khảo sát: Trường Mầm non 20 – 10, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
Thời gian khảo sát: Từ ngày 30 tháng 11 năm 2018 đến ngày 30 tháng 12 năm 2018.
2.2.3. Nội dung khảo sát
Tìm hiểu thực trạng nhận định của giáo viên Mầm non đối với việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCĐK.
Tìm hiểu thực trạng các biện pháp mà giáo viên đã sử dụng để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCĐK.
Thực trạng mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ trong TCĐK.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
Nhằm đảm bảo cho việc đánh giá kết quả thực trạng được khách quan và chính xác, tôi đã sử dụng phối hợp nhiều biện pháp để thu thâp, xử lý thông tin, đó là:
- Sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên.
- Quan sát và ghi chép các hoạt động của giáo viên trong hoạt động tổ chức, hướng dẫn TCĐK cho trẻ.
- Quan sát biểu hiện của trẻ trong TCĐK và ghi vào phiếu khảo sát. - Đàm thoại với giáo viên và trẻ.
- Tính phần trăm và trung bình cộng, độ lệch chuẩn để đánh giá kết quả khảo sát thực trạng.
2.2.5. Kết quả khảo sát
Tôi đã tiến hành khảo sát 10 giáo viên tại trường MN 20 – 10, Thành phố Đà Nẵng. Sau khi thu hồi phiếu, tôi đã sử dụng công thức tính trung bình và tấn suất để xử lý số liệu. Thu được kết quả như sau:
Bảng 2.1: Vài nét về đối tượng khảo sát
Trình độ đào tạo và thâm niên công
tác Số lượng (n = 10) Tỷ lệ (%)
Trình độ đào tạo
Đại học 8 80%
Cao đẳng 2 20%
Trung cấp 0 0%
Thâm niên công tác
Dưới 5 năm 2 20%
Từ 5 – 10 năm 5 50%
Trên 10 năm 3 30%
Nhìn chung ta thấy trình độ của giáo viên tương đối đảm bảo, 100% giáo viên được đào tạo từ Cao đẳng Sư phạm MN trở lên. Số lượng giáo viên được đào tạo ĐH, CĐ chiếm tỷ lệ cao (ĐH 80% và CĐ 20%), tất cả giáo viên được đào tạo theo hệ chính quy. Hầu hết đội ngũ giáo viên tuổi còn trẻ có trình độ đào tạo cao, có thâm niên công tác lâu dài. Đây sẽ là những người giàu tinh thần sáng tạo, có vốn tri thức phong phú để nhanh chóng lĩnh hội, tiếp thu, dễ dàng hòa nhập với các vấn đề đổi mới trong giáo dục MN hiện nay.
a) Thực trạng nhận thức của GVMN về vai trò của TCĐK đối với việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi
Trên cơ sở phiếu thăm dò và qua trao đổi trực tiếp với giáo viên về sự hiểt về sáng tạo trogn cuộc sống thì hầu hết giáo viên có nhận định tương đối chính xác về khái niệm sáng tạo.
20% giáo viên có nhận định chính xác về khái niệm sáng tạo.
30% giáo viên có nhận định tương đối chính xác về khái niệm sáng tạo.
dạy trẻ, các cô có thể chưa đánh giá chính xác được khả năng sáng tạo của trẻ và tìm ra biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ.
Trong quá trình tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông quá TCĐK và các biện pháp tổ chức ở trường Mầm non 20 – 10, Thành phố Đà Nẵng thông qua phiếu trưng cầu ý kiến, kết quả thu được như sau:
❖ Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc phát triển khả năng
sáng tạo cho trẻ
Bảng 2.2: Tầm quan trọng của việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ
Mức độ Số lượng (n= 10) Tỷ lệ (%)
Rất cần thiết 5 50%
Cần thiết 4 40%
Không cần thiết 1 10%
Từ kết quả ở bảng 2.2, ta thấy:
- 50% số ý kiến được hỏi cho rằng việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK ở trường MN là rất cần thiết.
- 40% ý kiến cho rằng việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK ở trường MN là cần thiết.
- Còn lại 10% giáo viên nào cho rằng việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK ở trường mầm non là không cần thiết. Các cô cho rằng chỉ cần trẻ diễn được theo cô hướng dẫn là tốt rồi.
Qua kết quả trên ta thấy, đa số giáo viên MN đánh giá rất cao tầm quan trọng, sự cần thiết của việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi và coi đó là một trong những nhiệm vụ cần thiết ở trường mầm non. Bên cạnh đó cũng có một số giáo viên đánh giá chưa cao về việc cần phải phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ ở trường MN.
❖ Nhận thức của GV về các hoạt động bộc lộ khả năng sáng tạo cho trẻ
Bảng 2.3: Đánh giá của giáo viên về các hoạt động bộc lộ khả năng sáng tạo của trẻ
Hoạt động Số lượng (n=10) Tỷ lệ (%)
Học tập 8/10 80%
Vui chơi 3/10 30%
Lao động 2/10 20%
Qua bảng 2.3, ta thấy được đa số gáo viên cho rằng hoạt động học tập chính là hoạt động bộc lộ rõ nhất khả năng sáng tạo của trẻ, chiếm tỷ lệ 80% giáo viên. Cũng có một số ít giáo viên cho rằng hoạt động lao động cũng bộc lộ khả năng snags tạo của trẻ, chiếm 20% giáo viên trong 10 giáo viên đánh giá. Và còn lại 30% giáo viên cho rằng hoạt động vui chơi bộc lộ khả năng sáng tạo của trẻ. Vì vậy, ta đánh giá được nhận thức của giáo viên về khả năng sáng tạo của trẻ thông qua các hoạt động ở trường MN còn hạn chế, các cô chủ yếu quan tâm đến việc hoạt động học tập của trẻ.
❖ Nhận thức của GV về hiệu quả mà TCĐK mang lại đối với việc phát triển
khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi
Bảng 2.4: Hiệu quả mà trò chơi đóng kịch mang lại đối với việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi
Mức độ Số lượng (n=10) Tỷ lệ (%)
Hiệu quả 3 50%
Bình thường 5 30%
Không hiệu quả 2 20%
Theo khảo sát có khoảng 30% giáo viên cho rằng TCĐK đem lại hiệu quả cao trong việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ và còn lại đên 80% giáo viên nghĩ rằng TCĐK có hiệu quả bình thường và chưa hiệu quả để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ.
kiến cho rằng việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCĐK ở trường MN là rất cần thiết.
60% ý kiến cho rằng việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCĐK ở trường MN là cần thiết.
Còn lại 10% các cô cho rằng việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCĐK ở trường MN là không cần thiết. Các cô cho rằng chỉ cần cho trẻ diễn theo hướng dẫn của cô là tốt rồi.
Qua kết quả trên, ta thấy đa số giáo viên đánh giá chưa cao tầm quan trọng, sự cần thiết của việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi và chưa coi đó là nhiệm vụ cần thiết ở trường MN.
❖ Nhận thức của GV về các trò chơi đem lại hiệu quả cao nhất cho việc phát
triển khả năng sáng tạo
Bảng 2.5: Đánh giá của giáo viên về trò chơi đem lại hiệu quả cao nhất trong việc phát triển khả năng sáng tạo
Trò chơi Số lượng (n=10) Tỷ lệ
Trò chơi học tập 3 30%
Trò chơi lắp ghép – xây dựng 2 20%
Trò chơi dân gian 2 20%
Trò chơi đóng kịch 1 10%
Trò chơi đóng vai theo chủ đề 2 20%
Qua bảng 2.5, ta thấy được tỷ lệ nhận định của các giáo viên về trò chơi nào có hiệu quả cao nhất đối với việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ khá ngang nhau. Tuy nhiên, ở TCĐK, tỷ lệ thấp nhất, chỉ chiếm 10%. Điều đó cho thấy các cô chưa tìm hiểu sâu về hiệu quả mà TCĐK mang lại đối với việc phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Các cô cho rằng “TCĐK chỉ là dàn dựng kịch bản rồi cho trẻ đóng theo thôi chứ không thể hiện được khả năng sáng tạo của trẻ”. Vậy, tôi cần phải đi tìm hiểu và đưa ra các kết luận để thay đổi quan điểm của các cô về TCĐK ở trường MN hiện nay.
❖ Nhận thức của GV về mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ trong TCĐK
Bảng 2.6: Đánh giá về mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ trong trò chơi đóng kịch
Các biểu hiện Mức độ (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
Trẻ lựa chọn vai diễn phù hợp với sở thích và khả năng 100% 0% 0% Trẻ có ý tưởng về hóa trang, chuẩn bị đạo cụ, sân khấu 70% 20% 80% Trẻ đưa ra ý tưởng cho vai diễn của mình 80% 20% 0%
Thêm lời thoại cho nhân vật 30% 30% 40%
Tạo ra nhiều tình huống mới 20% 40% 40%
Trẻ tạo ra phong cách cá nhân khi diễn xuất: Từ cử chỉ,
điệu bộ, nét mặt, giọng nói 90% 10% 0%
Trẻ biết lập kế hoạch chơi 20% 30% 50%
Trẻ giải quyết được tình huống xảy ra trong quá trình
chơi 40% 30% 30%
Trẻ tự đánh giá quá trình chơi của mình và của bạn 10% 40% 50%
Qua phiếu trưng cầu ý kiến cho thấy giáo viên rất chú trong đến biểu hiện trẻ lựa chọn vai diễn phù hợp với sỏ thích và khả năng của trẻ, vì lòng yêu thích chính là chất xúc tác tạo nên sự hứng thú, và từ sự hứng thú đó trẻ sẽ sáng tạo những cái trẻ muốn, trẻ nghĩ. Đối với những vai diễn phù hợp với trẻ, trẻ sẽ biết tự tạo ra phong cách diễn cho bản thân mình, trẻ tự biết mình sẽ diễn xuất như thế nào cho phù hợp, trẻ thây đổi những biểu cảm trên khuôn mặt, cử chỉ, điệu bộ và cả giọng điệu dể làm nổi bật nhân vật mà trẻ nhận vai. Trẻ sẽ khôn khéo hơn ở khâu đưa ra ý tưởng cho vai diễn của mình nhưng không làm mất đi cốt chuyện. Nếu giáo viên chỉ chú ý đến việc làm sao cho trẻ thực hiện đúng theo kịch bản thì trẻ sẽ bị thụ động, không thể hiện được chứng kiến của mình. Dẫn đến việc trẻ không có môi trường để phát triển khả
năng sáng tạo qua TCĐK cũng như các hoạt động khác. Các biểu hiện khác cũng được các cô đánh giá nhưng ở mức thấp, trẻ thỉnh thoảng hoặc hiếm khi có những biểu hiện như vậy. Qua bảng trên ta thấy được các giáo viên hầu như ít chú ý đến việc cho trẻ đánh giá quá trình chơi của mình và của bạn. Các cô cho rằng: “Trẻ khó có thể đánh giá được quá trình chơi nên việc này các cô thường đánh giá, nhận xét cho trẻ nghe và trẻ chỉ có việc tiêp thu và chỉnh sửa vào các lần sau”. Nhưng các cô không biết rằng trẻ vẫn có thể làm được, tại sao chúng ta không tạo điều kiện cho trẻ thử? Người lớn chúng ta luôn nghĩ trẻ còn nhỏ nên làm luôn những việc nằm trong khả năng của trẻ, vì vậy sẽ làm hạn chế đi khả năng của trẻ, trẻ sẽ lệ thuộc vào chúng ta và ít thể hiện mình, dần dần trẻ sẽ mất đi những khả năng vốn có của mình.
b) Thực trạng sử dụng biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua TCĐK ở trường Mầm non. 6 tuổi thông qua TCĐK ở trường Mầm non.
Theo kết quả điều tra phiếu Anket ở câu hỏi 8.Qua phân tích thì thu được kết quả như sau:
Bảng 2.7: Điều tra mức độ sử dụng biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ
Biện pháp Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
Cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học, kịch bản 40% 30% 30% Lựa chọn tác phẩm phù hợp với độ tuổi, hứng thú
của trẻ để chuyển thể thành kịch bản 10% 30% 60% Chuẩn bị đồ dùng hóa trang, phục trang cho trẻ. 60% 30% 10% Để trẻ tự chọn vai diễn của mình, không áp đặt trẻ 30% 20% 50% Khuyến kích, động viên trẻ sáng tạo 40% 50% 30% Biện pháp khác:...
tổ chức TCĐK cho trẻ nhưng chưa đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng các biện pháp để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ vì các biện pháp này chỉ được các cô áp dingj trên trẻ trong quá trình dạy trẻ làm quen tác phẩm văn học, tổ chức đóng kịch cùng cô nhằm cũng cố lại nội dung câu chuyện.
Trên đây là những đánh giá về nhận thức của giáo viên còn cụ thể thực trạng việc sử dụng các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ thông qua TCĐK như thế nào thì trong thời gian thực tập tại cơ sở tôi đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề này.
c) Thực trạng biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong TCĐK
❖ Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá
•Tiêu chí đánh giá: biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong trò
chơi đống kịch
Dựa trên những nghiên cứu về khả năng sáng tạo của trẻ MN và biểu hiện khả năng sáng tạo trong TCĐK của trẻ 5 – 6 tuổi, tôi đưa ra các tiêu chí đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK được biểu hiện bằng các chỉ số sau đây:
Tiêu chí 1: Tự chọn trang phục và các dụng cụ hỗ trợ hợp lý
Tiêu chí 2: Sử dụng lời thoại phù hợp với đặc điểm, tuổi tác và tính cách của