Những phẩm chất tâm lý và đặc điểm nhân cách của trẻ mẫu giáo đều được phát triển mạnh mẽ khi trẻ chơi TCĐK:
cần nắm được nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học, nắm được logic và tính liên tục của sự phát triển các sự kiện và tính chế ước nhân quả của các sự kiện đó.
- TCĐK ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ: Khi chơi đóng kịch, trẻ nói bằng ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm (đặc biệt các nhân vật của truyện cổ tích, ngụ ngôn, thần thoại) giúp trẻ nắm được ngôn ngữ dân gian có nội dung phong phú và đầy sức diễn cảm. Từ đó, giúp trẻ cảm thụ được sự giàu có của ngôn ngữ, nắm được phương tiện thể hiện ngôn ngữ, lĩnh hội được sự phong phú của tiếng mẹ đẻ. Qua trò chơi đóng kịch, trẻ lĩnh hội được ngôn ngữ giàu hình ảnh, học được giọng nói diễn cảm, rõ ràng.
- TCĐK giúp phát huy khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ: Khi chơi TCĐK để thực hiện tốt vai diễn buộc trẻ phải nhớ được nội dung của truyện, lời thoại của các nhân vật.
- TCĐK giúp phát huy khả năng tưởng tượng của trẻ: Khi chơi TCĐK trẻ phải tưởng tượng hình dung về nhân vật mình sắp diễn, các hành động, cử chỉ, điệu bộ của nhân vật, hoàn cảnh diễn ra câu chuyện. Chẳng hạn, trẻ đóng vai các con vật trong rừng thì trẻ phải tưởng tượng là mình đang ở trong rừng có cây cối, núi cao.
- TCĐK giúp trẻ hoàn thiện mình về đạo đức: Khi chơi TCĐK trẻ hóa thân thành các nhân vật với nội tâm phong phú, phức tạp với những cá tính khác biệt, với những hành động vừa thực tế, vừa kỳ ảo. Trẻ sẽ học ở đó lòng dũng cảm, tính trung thực, tình yêu quê hương đất nước, yêu những điều thiện, bênh vực những người yếu đuối, lên án những cái xấu, cái ác. Thông qua TCĐK còn giúp trẻ hiểu được chân – thiện – mỹ, từ đó bồi dưỡng cho trẻ có tâm hồn thanh cao, có lòng nhân ái bao dung. Tóm lại, TCĐK đã góp phần giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.