Kết quả đo đầu vào trước thực nghiệm

Một phần của tài liệu 22954 161220202342839KHOALUANTOTNGHIEP (Trang 88 - 91)

d) Biện pháp 4: Tạo tình huống có vấn đề

3.3.1. Kết quả đo đầu vào trước thực nghiệm

- Mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong TCĐK ở 2 nhóm TN và ĐC trước khi tiến hành thực nghiệm qua từng tiêu chí

Như vậy, có thể thấy rằng ở tiêu chí trẻ lựa chọn trang phục hợp lý thì một số trẻ đã biết tự lựa chọn trang phục cho vai diẽn của mình và giúp bạn lựa chọn cho vai diễn sao cho phù hợp với nhân vật. Chẳng hạn, lựa chọn trang phục hóa trang cho nhân vật như thế nào cho phù hợp với tính cách. Nhưng bên cạnh đó phần lớn trẻ còn thụ động không chọn được trang phục hợp lý vai diễn. Các trẻ này, phần là do chưa hiểu tác phẩm, chưa hiểu được nhân vật nên chưa lựa được các trang phục hóa trang phù hợp cái phần là đợi chờ sự hướng dẫn của giáo viên. Khi không có sự hướng dẫn của cô trẻ lúng túng không biết diễn phải lựa chọn trang phục gì.

Trong quá trình lựa chọn vai diễn cô vẫn còn thường xuyên áp đặt trẻ, gây cho trẻ tâm lý chán nản trước cuộc chơi. Chẳng hạn, trong TCĐK “cô bé quàng khăn đỏ”, bạn Vĩ Quỳnh Như có lựa chọn đóng vai “khăn đỏ”, nhưng cô không đồng ý vì cho rằng bạn không thể diễn được vai này, và cô xếp bạn đóng vai “cây hoa”.

Do đã được cô hướng dẫn cử chỉ, điệu bộ, nét mặt từ trước khi diễn nên khi vào diễn xuất trẻ cũng bắt chước hệt với cách cô hướng dẫn. Tuy nhiên, trong quá trình diễn xuất mỗi trẻ lại thể hiện một vẻ đáng yêu trong cử chỉ, điệu bộ khi diễn xuất.

Điều đó cho thấy trẻ còn thu động với các tình huống xảy ra khi chơi chỉ có vài trẻ tiêu biểu trong lớp biết phản ứng lại một cách hợp lý, còn lại đa số trẻ phải nhờ sự trợ giúp của GV.

Bảng 3.1: Mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi của trẻ nhóm TN và ĐC trước TN trong TCĐK ở trường mầm non

Xếp loại Nhóm Tốt TB Yếu X Δ SL % SL % SL % ĐC 2 11.1 5 27.8 11 61.1 1.5 2.46 TN 2 10.5 6 33.3 11 56.2 1.53 2.47

Biểu đồ 3.1: Mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi của trẻ nhóm TN và ĐC trước TN trong TCĐK ở trường mầm non

Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ 3.6 ta có thể thấy: số trẻ ở mức độ thấp chiếm tỉ lệ cao nhất ở cả nhóm TN (56.2%) và nhóm ĐC (61.1%), đặc biệt tỉ lệ ở mức thấp ở nhóm ĐC cao hơn nhóm TN là 4.9%. Số trẻ ở mức độ ở nhóm ĐC (11.1%) cao hơn nhóm TN (10.5%) là 0.6%, tỉ lệ khá thấp, không chênh lệch nhau bao nhiêu. Số trẻ ở mức độ TB nhóm ĐC chiếm 27.8% thấp hơn nhóm TN (33.3%) là 5.5%. Điểm trung bình của 2 nhóm thấp tương đương nhau X ĐC = 1.5, X TN = 1.53. Độ lệch chuẩn của 2 nhóm chênh lệch không nhiều (nhóm ĐC là 2.46, nhóm TN là 2.47), do vậy độ phân tán điểm số giữa 2 nhóm gần như nhau và xoay quanh mức độ thấp. Điều này cho thấy, trẻ tham gia vào việc TCĐK còn chưa chủ động, tích cực, việc lựa chọn trang phục cho chính vai diễn của mình cũng chưa lnh hoạt cần phải có sự trợ giúp từ cô. Trẻ chưa sử dụng được các lời thoại mới lạ khác trong kịch bản. Khi diễn xuất thì rụt rè, chưa giám bộc lộ hết khả năng, trẻ không giữ được hứng thú lâu dài với trò chơi. Trẻ diễn xuất phụ thuộc nhiều vào giáo viên. Trẻ chưa cphản ứng được với các tình huống xẩy ra trong lúc chơi và cũng chưa tạo được tình huống lạ khi chơi cùng

0 10 20 30 40 50 60 70 CAO TB THẤP ĐC TN

các bạn. Trẻ phụ thuộc nhiều vào sự định hướng của giáo viên, của bạn bè, tìm ra được cái hay của mình và của bạn khi diễn xuất.

Như vậy, trước thực nghiệm có một số trẻ biểu hiện khả năng sáng tạo trong TCĐK nhưng những biểu hiện đó ở mức độ thấp. Điều này chứng tỏ các biện pháp giáo viên sử dụng để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ trong TCĐK chưa mang lại hiệu quả. Khả năng sáng tạo lại rất cần thiết trong hoạt động nhận thức của trẻ, nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lí, nhân cách của trẻ MGL chuẩn bị vào lớp một. Do đó, cần phải đề xuất các biện pháp tác động phù hợp để phát triển khả năng sáng tạo của trẻ MGL trong TCĐK.

Một phần của tài liệu 22954 161220202342839KHOALUANTOTNGHIEP (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)