c) Thực trạng biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ MG –6 tuổi trong
2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK tại trường MN 20 – 10, Thành phố Đà Nẵng, có thể kể đến:
- Số lượng trẻ trong lớp quá đông nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ nói chung và TCĐK nói riêng.
- Cơ sở vật chất: lớp học còn chật hẹp, không đủ không gian cho trẻ hoạt động. - Đồ dùng cho TCĐK còn ít, không phong phú. Giáo viên chưa biết tận dụng các vật liệu từ tự nhiên, các phế liệu trong cuộc sống để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ quá trình chơi.
còn nhiều hạn chế. Các biện pháp được sử dụng đã hướng tới phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ trong TCĐK nhưng con chưa có tính khả thi, khó thực hiện. Các biện pháp còn chưa tạo điều kiện để trẻ sáng tạo, phát triển khả năng sáng tạo tối đa. Chưa huy động được các nguồn lực từ bên ngoài như sự giúp đỡ của phụ huynh, trường mầm non. Phần lớn giáo viên đều hướng dẫn cho trẻ và bắt trẻ diễn theo một khuân mẫu khi chơi TCĐK. Do đó, trẻ hình thành thói quen dựa dẫm, ỉ lại vào sự giúp đỡ của cô giáo và không tự lập tích cực chủ động hành động.
Như vậy, để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi trong TCĐK có hiệu quả cần phải tìm tòi, đề xuất ra những biện pháp phù hợp, linh hoạt và sáng tạo hơn. Biện pháp phần nào phải khắc phục được những khó khăn đang gặp phải của trườngMN.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Qua nghiên cứu thực trạng khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi và nhận thức, biện pháp mà GV sử dụng nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ trong TCĐK ở trường MN 20 – 10, Thành phố Đà Nẵng, có thể rút ra một số tiểu kết sau:
Vấn đề phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ ở trường MN hiện nay đã được quan tâm nhưng chủ yếu là trong hoạt động tạo hình, trò chơi đóng vai theo chủ đề còn trong TCĐK rất ít được quan tâm.
Giáo viên đã nhận thức được việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi là rất cần thiết đối với sự phát triển toàn diện nhân cách và chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông. Tuy nhiên, họ vẫn chưa đưa ra được biện pháp hữu hiệu để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ. Giáo viên chưa tin tưởng vào khả năng của trẻ, chưa tạo được hứng thú, kích thích nhu cầu hoạt động của trẻ; tạo cơ hội và điều kiện để trẻ thể hiện khả năng, năng lực của mình. Đa số giáo viên áp đặt trẻ khi chơi, nhiều giáo viên không tôn trọng trẻ, không thích những điều mới mẻ mà trẻ tạo ra, thậm chí là phê phán. Những điều này đã làm cản trở khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình hoạt động, trẻ buộc phải làm giống cô thì mới được khen, mới là tốt.
Biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ trong TCĐK chủ yếu đạt ở mức trung bình và yếu. Điều đó cho thấy khả năng cảm thụ văn học và hoạt động sáng tạo nghệ thuật của trẻ còn thấp, tính chủ động, sự tự tin thể hiện năng lực của cá nhân chưa cao. Trẻ còn phụ thuộc rất nhiều và chỉ dẫn của giáo viên. Giáo viên thì áp đặt trẻ. Đây chính là nguyên nhân làm hạn chế khả năng sáng tạo của trẻ. Không những vậy, đồ dùng hóa trang phục trang dành cho TCĐK còn ít, vì thế chưa kích thích được sự hứng thú và khả năng sáng tạo của trẻ.
Những nhận định trên là cơ sở thực tiễn quan trọng để xây dựng những biện pháp nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ trong TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi sẽ được trình bày ở chương 3.
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 -6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG KỊCH Ở TRƯỜNG MẦM NON 3.1. Các nguyên tắc chung để xây dựng biện pháp
3.1.1. Cơ sở định hướng cho việc đề xuất các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi
Dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận và kết quả điều tra thực trạng, để tại đưa ra những đề xuất khi xây dựng biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCĐK ở trường MN như sau:
- Căn cứ vào quan điểm đổi mới chương trình trong giáo dục nói chung, GDMN nói riêng và mục tiêu của TCĐK. Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ, phát triển năng lực cảm thụ, tập trung chú ý, ghi nhớ.
- Khái niệm sáng tạo.
- Bản chất và cấu trúc sự sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi.
- Dựa vào các cơ chế và giai đoạn của sự sáng tạo. Trong đó có rất nhiều quan niêhm khác nhau về các giai đoạn của snags tạo, nhưng tôi đã chọn một quan niệm và tiến hành xây dựng biện pháp dựa theo quan niệm đấy.
- Dựa theo cơ sở lý luận của tinh sáng tạo, vai trò và quá trình của sự sáng tạo, các đặc điểm sáng tạo và sự phát triển khả năng sáng tạo thông qua TCĐK.
•Việc đề xuất nhưng biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Đảm bảo nguyên tắc “Lấy trẻ làm trung tâm”, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng sáng tạo: các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông quá TCĐK được xây dựng một cách khoa học, có mục đích, có kế hoạch cụ thể. Các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và có mối quan hệ với mực tiêu, nội dung, các phương pháp và hình thức tổ chức TCĐK cho trẻ. Khi xây dựng biện pháp, đề tài cũng dựa trên nguyên tắt “Lấy trẻ làm trung tâm” và phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động, hướng tới “vùng phát triển gần nhất” theo tư tưởng của Vưgotxki. Giáo viên giữ vai trò là “điểm tựa”, là người tổ chức, hướng dẫn, tạo cơ hội, điệu kiện
thuận lợi cho trẻ trong các hoạt động nói chung và giáo dục phát triển khả năng sáng tạo.
- Đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm nhận thức và phát triển của trẻ 5 – 6 tuổi: Yêu cầu này dựa trên nguyên tắc vừa sức – là nguyên tắc vàng tong GDMN. Bới vì biện pháp tổ chức TCĐK nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ chỉ đạt kết quả khi nó vừa sức và không gò ép hoặc quá khó đối với trẻ. Muốn vậy, nội dung, phương pháp và biện pháp tổ chức TCĐK phải tính đến đặc điểm tâm lý nhận thức và trình độ phát triển hiện có của trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi ở trẻ. Các biện pháp cũng phải đảm bảo tính thực tiễn và đảm bảo mối quan hệ tương tác giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ.
- Đảm bảo tôn trọng nét đặc thù của họa động vui chơi ở trẻ MG: Chơi ở lứa tuổi MG mang tính tự do, tự nguyện, độc lập, tự pháp đè xuất, sáng tạo và đầy cảm xúc, tình cảm. Chính vì vậy những biện pháp đề xuất cần tôn trọng những nét đặc thù này để trẻ có được dư âm tốt lành sau khi tham gia trò chơi, nhất là đối với TCĐK. Tuy nhiên, trong quá trình chơi người lớn vẫn cần tổ chức, hướng dẫn để trẻ được phát triển theo đúng hướng, đúng mục tiêu giáo dục đã đề ra, cụ thể ở đây là phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi.
- Đảm bảo tính phát triển nói chung và phát triển hướng tới khả năng sáng tạo của trẻ nói riêng: Các biện pháp xây dựng luôn hướng tới mục đích giáo dục trẻ phát triển về mọi mặt trong đó có phát triển khả năng sáng tạo. Các biện pháp tổ chức TCĐK hướng tới việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ MG nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng. Khi xây dựng biện pháp phải tuân thủ theo quan điểm phát triển từ thấp đến cao, từ đon giản đến phức tạp. Đồng thời đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ, tính cụ thể, tính mềm dẻo và linh hoạt, tính tập thể và tính cá biệt hóa giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
- Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả: Các biện pháp đề xuất phải áp dụng được trong thực tiễn (cha mẹ, giáo viên, chuyên môn,…) đèu có thể áp dụng được. Đóng thời các biện pháp này phải giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát triển khả năng sáng tạo một cách tốt nhất. Vì vậy khi xây dựng các biện pháp phải cưn cứ vào đièu kiện thực tế như cơ
sở vật chất, kinh tế, văn hóa, gia đình, địa phương cũng như mức độ phát triển hiện tại của trẻ, có như vậy thì biện pháp gáio dục đưa ra mưới đem lại hiệu quả như mong muốn.
- Căn cứ vào kết quả khảo sát thực trạng phát triển khá năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCĐK ở trường MN 20 – 10. Qua điều tra thực trạng cho thấy có một số các GV đều đồng ý TCĐK là hoạt độ phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ và ý thức được việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ thông qua TCĐK nhưng chiếm số lượng rất thấp. Thực tế giáo viên có sử dụng nhiều biện pháp trong khi tổ chức TCĐK cho trẻ như tôi đã nêu phía trên nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy mức độ phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCĐK còn ở mức trung bình hoặc thấp hơn.
3.1.2. Một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch qua trò chơi đóng kịch
Sau khi điều tra về thực trạng tổ chức TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi nhằm phát triển khả năng sáng tạo và tôi cũng được tham dự hoạt động tò chơi đóng kịch của trẻ ở trường MN. Tôi đã tiến hành đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCĐK. Tôi đã đề xuất 4 biện pháp dưới đây.
a) Biện pháp 1: Mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về nghệ thuật diễn xuất
•Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
Nghệ thuật diễn xuất dùng để chỉ một nghệ thuật vốn tồn tại bằng phương thức “diễn” trên sàn diễn bởi con người. Trong nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, cách tiếp cận với nghệ thuật diễn xuất nghĩa là nghiên cứu một hành động, một sự kiện, một thể loại hay hình thức từ mọi góc độ để thấy đối tượng thực thi ra sao, bằng cách thức nào, trong bối cảnh nào, ai là người thực hiện, ai là người tham gia.
Nghệ thuật diễn xuất với nghĩa hẹp chỉ nghệ thuật diễn của người diễn viên trên sân khấu nhằm khắc hoạ nhân vật của một vở kịchbằng hành động sân khấu, hàm chứa trong nó không chỉ hành động thế hiện nhân vật trong vở diễn, mà cả khả năng, cách thức, sự phản ứng... thông qua hành động diễn xuất trên sân khấu.
Trong đó, nghệ thuật diễn xuất của diễn viên vô cùng quan trọng. Nghệ tthuấth diễn xuất bao giờ cũng là linh hồn, là trung tâm, là thành tố chính yếu nhất để tạo nên vở kịch hay.Thiếu kịch bản chi tiết người diễn viên có thể diễn cương, thiếu trang trí người diễn viên có thể tạo ra trang trí, tạo nên không gian, thời gian bằng chính động tác, diễn xuất của mình, nhưng thiếu nghệ thuật diễn xuất thì bất thành nên vở kịch, nên sân khấu đóng kịch. Nghệ thuật diễn xuất đóng vai trò quyết định, vai trò “hạt nhân.
Các nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn về trò chơi đều thừa nhận rằng trò chơi chỉ xuất hiện trong trường hợp trẻ có biểu tượng rõ ràng, cụ thể về một sự kiện hay hiện tượng nào đó mà trẻ hứng thú và tác động đến tình cảm của trẻ. Cho nên, để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ trong trò chơi đóng kịch cần hình thành cho trẻ những biểu tượng về nghệ thuật diễn kịch. Khi trẻ đã có những biểu tượng nghệ thuật diễn chủ động tham gia vào các trò chơi hơn. Khi vốn hiểu biết của trẻ về nghệ thuật diễn xuất phong phú, trẻ sẽ có khả năng trong việc sáng tạo, có nhiều ý tưởng tham gia chơi TCĐK làm cho nội dung và hành động chơi của trẻ tích cực, xinh động hơn.
Giúp trẻ xây dựng khả năng sáng tạo, tưởng trượng để chuyển từ thế giới thực tại sang thế giới hư cấu của nghệ thuật hoặc liên tưởng khác sự việc ngoài đời gần giống với các nhân vật, để hoá thân một cách nhuần nhuyễn vào các nhân vật mình thể hiện, tự cho mình là ai, là giọt nước, là cô tiên hay là con vật ngộ nghĩnh nào đó trong kịch bản và trẻ biết thể hiện các hành động sao cho phù hợp với vai diễn đó.
Cung cấp vốn hiểu biết về nghệ thuật diễn xuất để trẻ tích lũy thêm dữ liệu về sáng tạo và trẻ sẽ vạn dụng vào trong TCĐK của mình.
Nội dung và cách tiến hành
- Nội dung
Một vở kịch nếu quá chủ ý đến việc chuẩn bị trang phục, đạo cụ, bối cảnh, các thiết bị hỗ trợ mà không quan tâm nhiều đến kihj bản và diễn xuất thì đó chính là lỹ do làm cho vở kịch không đạt. Yếu tố diễn xuất rất quan trong, sự quyết định cho kich kịch hay hay không do sự chèo lái về diễn xuất của diễn viên thuyết phục, gây húng thú cho khán giả. Vì vậy, GVMN cần quan tâm sau sắc đến kỹ năng diễn xuất
của trẻ, giúp trẻ phát triển tối đa khả năng sáng tạo trong các vai diễn.
GV cần chủ động trong viện nghiên cứu các vở kịch, chương trình kịch để học những kỹ thuật diễn xuất quan trọng từ các diễn viên - chẳng hạn kỹ thuật phát triển nhân vật, kỹ thuật diễn tả bằng hình thể và lời nói, và kỹ thuật phản ứng sau đó áp dụng, hướng dân trẻ các kỹ năng đó.
Diễn xuất giống một môn thể thao cộng đồng hơn là sở thích cá nhân, vì vậy GV nên tạo điều kiện, môi trường rèn luyện phong cách diễn tự nhiên với cô và các bạn khác cho trẻ. Từ đó, ta thấy được nhiều trẻ thích đọc lời thoại, thích nói về quá trình sáng tạo của trẻ và chia sẻ các câu chuyện của mình với cô và bạn. Trẻ sẽ kết hợp với với các bạn và học hỏi từ bạn đó. Qua đó trẻ được bộc lộ rõ các kỹ năng diễn xuất của mình và chia sẻ kinh nghiệm với các bạn.
GV có thể gợi ý cho trẻ kể lại theo kinh nghiệm của trẻ trong việc lĩnh hội tri thức cô đã cung cấp cho trẻ qua các tác phẩm văn học. Ví dụ: Trong câu chuyện “Chú Dê đen” thì Dê trắng đã đi đâu, gặp ai, chuyện gì đã xảy ra,..? Nếu là Dê trắng con sẽ làm gì?
Sử dụng tranh ảnh, câu chuyện, câu đố có nội dung gắn với tác phẩm văn học trẻ sẽ đóng. Ví dụ: Trong câu chuyện Dê đen, Dê trắng cô đưa bức tranh có Dê trắng và Sói, cô hỏi trẻ “Theo các con thì chuyện gì sẽ xảy ra với Dê đen? Dê đen sẽ làm gì?.... như vậy sẽ giúp trẻ nhớ câu chuyện và trong quá trình suy nghĩ, trẻ sẽ hình như ra nhiều lời thoại hay hơn nhưng vẫn phù hợp với cốt truyện. Đây là cơ sở để giúp trẻ tự thể hiện vai diễn của mình khi tham gia TCĐK một cách sáng tạo.
- Cách tiến hành
Để cung cấp vốn kinh nghiệm cho trẻ về nghệ thuật diễn xuất, GV cần làm những việc sau:
- Cô sưu tầm nhiều vở kịch của các nghệ sĩ chuyên nghiệp, ví dụ như “Chương trình Ngày xửa ngày xưa”, các bộ phim hoạt hình được chuyển thể từ các câu chuyện