Biện pháp 2: Tạo cơ hội để trẻ được viết kịch bản cùng cô

Một phần của tài liệu 22954 161220202342839KHOALUANTOTNGHIEP (Trang 76 - 82)

•Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật bằng ngôn từ, có sự thống nhất hài hòa giữa nội dung và hình thức. Tác phẩm văn học phản ánh hiện thực khách quan bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Việc viết nên các tác phẩm văn học chính là một hoạt đông sáng tạo thực thụ. Trẻ mầm non khi được làm quen với các tác phẩm sẽ giúp trẻ phát triển nhận thức và trí tuệ, ngôn ngữ và trí tưởng tượng hay nhưng bài học đắt giá về cuộc sống. Mục đích đầu tiên, khi cho trẻ tham gia vào công việc chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản chình là tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc, hiểu sâu hơn, và nhớ được nội dung của tác phẩm văn học.

Thứ hai, khi trẻ được tham gia vào công việc làm nên kịch bản thì khi kịch bản hoàn thành đó không chỉ là sản phẩm của cô mà còn là sản phẩm của trẻ. Trẻ sẽ chân trọng và sử dụng có trách nhiệm sản phẩm đó. Đặc biệt, việc cho trẻ tham gia vào quá trình viết kịch bản sẽ giúp trẻ phát huy cao độ khả năng sáng tạo về ngôn ngữ của mình. Trẻ sẽ dựa trên cốt chuyện đã có sẵn để xây dựng nên các đoạn hội thoại. Từ đó thì những câu đối thoại trong kịch bản là ngôn ngữ của trẻ khi đóng kịch trẻ sẽ thấy dễ nhớ và gần gũi. Điều này sẽ làm cho chất lượng vở kịch tăng lên.

•Nội dung và cách tiến hành

- Nội dung

Chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản là một trong các yếu tố có tính quyết định tới thành công của TCĐK. Chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản chính là việc biến ngôn ngữ tự sự trong tác phẩm thành các lời đối thoại, độc thoại, ngôn ngữ hình thể. Khi chuyển thể cần phải đảm bảo được nội dung cốt lõi của tác phẩm, chuyển tải chính xác và trung thành nội dung của chuyện. Khác với nghệ thuật kịch, trong trò chơi đóng kịch dựa theo tác phẩm văn học của trẻ mẫu giáo, ngoài các nhân vật chuyển từ tác phẩm, cần có nhân vật người dẫn chuyện, có chức năng sâu chuỗi các sự kiện làm cho câu chuyện kịch vốn bị lược bớt các chi tiết phụ vẫn có đầu có cuối, diễn ra mạch lạc trở nên dễ hiểu với trẻ. Ngôn ngữ của nhân vật người dẫn chuyện vừa dẫn dắt nhân vật xuất hiện, câu chuyện kịch phát triển vừa có tác dụng định hướng quá trình tiếp xúc và cảm thụ tác phẩm cho trẻ. Khi tiến hành chuyển

thể sang kịch bản ngoài hình tượng con người, có thể biến cả cảnh vật thiên nhiên cây cỏ mây trời… trong tác phẩm văn học tham gia vào câu chuyện, có thể đóng vai cảnh vật, đồ vật, làm cho chúng trở nên biết nói năng, suy nghĩ, trò chuyện, ca hát cùng với các nhân vật người, tạo ra các hình tượng sinh động, gần gũi với trẻ, làm bộc lộ và tăng thêm chất thẩm mỹ và sức hấp dẫn của tác phẩm, giúp trẻ cảm nhận tác phẩm và cảm nhận cuộc sống tinh tế hơn, sâu sắc hơn.

Đặc biệt cần cho trẻ cùng cô chuyển thể các tác phẩm thơ thành kịch bản. Đây là một biện pháp rất hữu ích cho việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ. Trẻ sẽ sáng tạo ra nhiều lời thoại cho các nhận vật, sáng tạo thêm các nhân vật không có trong kịch bản, sáng tạo về bối cảnh phù hợp nhưng không làm mất đi nguyên bản của tác phẩm.

Các tác phẩm văn học lựa chọn cho trẻ tham gia chuyển thể thành kịch bản phải có nội dung, tư tưởng sáng rõ, cốt chuyện mạch lạc, nhân vật giàu màu sắc thẩm mỹ về tính cách hành động và ngôn ngữ.

Tuổi MN chưa đọc được truyện và quá trình cho trẻ làm quen TPVH cần phải đa dạng, sinh động, nên một trong những yêu cầu khi lựa chọn TPVH cho trẻ là nên có những tác phẩm phù hợp với độ tuổi, có thể chuyển từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ kể lại chuyện và từ chuyện kể sáng kịch bản. Đói với những tác phẩm từ chuyện kể sáng kịch bản cần phải có nôi dụng hấp dẫn, có sức lôi cuốn và tạo được nhiều cảm xúc ở trẻ, có tính kịch tính, có mâu thuẫn, xung đột giữa các nhân vật và không nên có quá nhiều nhân vật, hình thức đối thoại là chủ yếu. Các nhân vật đó luôn tham gia tich cực vào tất cả các tình tiết của truyện. Đối với tác phẩm thơ phải có cốt truyện. Quá trình chuyển thể cần có sự tham gia đóng góp ý kiến từ trẻ, kích thích được khả năng sáng tạo của trẻ, trẻ sẽ hứng thú hơn khi tham gia vào TCĐK.

Truyện độc thoại là thể loại được sử dụng nhiều trong chương trình GDMN nói chung và trong TCĐK nói riêng. Có thể kể đến hàng loạt các tác phẩm quen thuộc như: Bác Gấu đen và hai chú Thỏ, chú Vịt xám, đôi bạn rốt, hoa mào gà, Ba cô tiên, quả bầu tiên, Dê con nhanh trí,.... Truyện độc thoại mang đến cho trẻ nhiều niềm vui khi được hóa thân vào các nhân vật ưa thích trong các vai kịch. Thông qua đó trẻ làm

giàu kiến thức về sự vật, hiện tượng, thế giới xung quanh mình, trẻ cảm nhận được mối quan hệ giữa con người trong gia đình và xã hội, từ đó trẻ biết vận dụng những vấn đề ngoài thực tế để áp dụng, xử lý các tình huống tương tự xảy ra trong kịch nhưng không làm sai đi kịch bản. Giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo của mình.

Cho trẻ tiếp nhận nhân vật độc thoại theo cách tổ chức TCĐK là cách thức trẻ cảm thự câu chuyện một cách hào hứng, sâu sắc tính trực quan sinh động của nó. Hơn nữa, việc nhập vai vào “nhân vật” sẽ giúp trẻ trải nghiệm những tình cảm tốt đẹp, những cách xử lý khôn ngoan, khéo léo, sáng tạo mang đậm nét riêng của nhận vật. Trong quá trình tham gia TCĐK, trẻ thể hiện tính cách nhận vật qua những phong cách riêng mà mình sáng tạo ra. Bộc lộ được hành động, nét mặt, cử chỉ, giọng điệu của nhân vật mà để lại ở người xem dự thích thú, mới lạ của vai diễn.

Ví dụ: Truyện kể “Chú Dê đen” dũng cảm có tình kịch tính cao. Truyện gồm 3 nhân vật: Dê trắng, Dê đen và Sói. Qua phần thể hiện, trẻ có thẻ bộc lộ tính cách yếu đuối, nhút nhát của Dê trắng, hoàn toàn đối lập lại với Dê đen.

Chuyển thể sang kịch bản Chuyển thể kịch bản là quá trình chuyển thể tác phẩm từ chuyện kể sáng kịch bản. Đây là công việc hết sức quan trọng, đòi hỏi người GV phải hiểu thật sâu sắc tác phẩm – tính cách từng nhân vật trong tác phẩm. Chủ động trong việc sáng tạo hay bổ sung thêm những tình tiết, sự kiện trong kịch bản để tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn mà không thay đổi nội dung cốt truyện. Trước khi chuyển thể, GV cần: Xác định nhân vật, phải xác định rõ số lượng nhân vật trong một tác phẩm quá trình phát triển tính cách – tâm lý rõ nét của từng nhân vật, hành động, giọng nói của từng nhân vật. Phân vai sao cho hợp lý, sao cho phù hợp và làm nổi bật được nội dung tác phảm. Cô có thể tổ chức giờ LQTPVH, đưa ra các câu hỏi gợi ý về tính cách các nhận vật để trẻ thể hiện, khuyến khích trẻ thêm các lời thoại cho câu chuyện sinh động hơn,.... Sau đó cô về tổng hợp từ các ý kiến sáng tạo riêng của trẻ về nhân vật kết hợp với sự hiểu biết của cô tạo nên một kịch bản mới lạ, hấp dẫn, đúng cốt truyện, tạo sự hứng thú với trẻ khi tham gia vào TCĐK.

Ví dụ: Câu chuyện “Quả bầu tiên” có ba nhân vật chính. Tính cách nhân vật: - Cậu bé hiền lành, tốt bụng, yêu quý chăm sóc và bảo vệ các loài vật.

- Lão đại chủ tham lam, độc ác.

Trong vở kịch tính cách của nhân vật được bộc lộ qua hành động, nét mặt, cử chỉ, giọn nói. Ngôn ngữ đối thoại trong kịch bản thường là lời giới thiệu, lời dẫn đó trở thành lời của các nhân vật, cùng với thái độ, cử chỉ, hành động để giúp người nghe, người xem có thể hiểu được vở kịch – kịch bản.

Ví dụ: Truyện kể “Chú Dê đen”, mở đầu có đoạn: “Có một chú Dê trắng đang đi vào rừng tìm lá non để ăn và nước suối mát để uống” nhưng khi chuyển thành kịch bản Gv có thể chuyển thành lời thoại của nhân vật Dê trắng:: “Ôi! Mùa xuân thật là đẹp, mình phải vào rừng để kiếm lá non và nước suối mát uống thôi”

Độc thoại trong kịch bản cũng có thể là những lời giao đãi giữa nhân vật và khán giả.

Ví dụ: Trong câu chuyện “Cây tre trăm đốt” có đoạn anh nông dân nói với khán giả: “Bà con ơi! Bà con làm chứng cho tôi nhé, lão nhà giàu đã hứa gã con gái cho tôi rồi đấy”. Khi lời giao đãi được đưa vào kịch bản thì cả diễn viên với khán giả đều cảm thấy rất hào hứng và bị cuốn hút vào diễn viên của vở kịch.

Trong khi chuyển thể thành kịch bản cho phép chúng ta có thể thêm hoặc bớt tình tiết và nhân vật nhưng vẫn đảm bảo nội dung trọng tâm của kịch bản. Một kịch bản có từ 3 – 4 nhân vật chính, nếu quá ít nhân vật thì tẻ nhạt, nhưng quá nhiều thì vở kịch trở nên lộn xộn, không trọng tâm làm phân tán sự chú ý của trẻ.

Ví dụ: Trong câu chuyện “Chú Dê đen” có ba nhân vật, nhưng chúng ta có thể thêm nhân vật Thỏ trắng đi kiếm ăn ở đầu câu chuyện, Dê đen và Dê trắng đi kiếm ăn ở cuối câu chuyện để cùng Dê đen và Dê trắng đánh lại Chó Sói. Như vậy trẻ sẽ nhận vai và thể hiện được nhiều nhân vật hơn, vở kịch thêm phần hấp dẫn, sinh động, mới lạ hơn.

Ví dụ: Câu chuyện “Cây tre trăm đốt” ngoài lão địa chủ, cô con gái và anh nông dân, có thể thêm nhân vật bà hàng xóm vì trong vở kịch các nhân vật độc thoại quá nhiều. Mục đích khi đưa những nhân vật này vào làm cho vở kịch thêm phần sinh động, mới lạ hơn, tránh được sự đơn điệu, tẻ nhạt.

độc ác của hai mẹ con Cám: Trút bớt tôm tếp, giết con cá bống, trộn gạo vào thóc,.. Vì câu chueyẹn dài nên khi xây dựng kịch bản chúng ta có thể lượt bỏ bớt chi tiết. Điều đó không làm ảnh hưởng đến diễn biến, nội dung của kịch bản. Bỏ một trong ba chi tiết thì mẹ con Cám vẫn độc ác và Tấm chăm chỉ, ngoan hiền đến nhẫn nhục.

Trong quá trình xây dựng kịch bản, GV cần chú ý đến tình kịch. Nếu vở kịch không có tính kịch thì không hấp dẫn đối với người xem, thậm chí trẻ cũng không hứng thú trong việc biểu diễn, thể hiện tính cách nhân vật. Nhưng không phải tác phẩm văn học nào dành cho trẻ đều có tình kịch. Vì vậy, GV cần sử dụng hình thức cài kịch giữ kịch để vở diễn thêm phần sinh động, hấp dẫn hơn đối với người xem và cả các diễn viên nhí.

Ví dụ: Chuyện kể “Chú Dê đen” chúng ta dàn dựng để Dê đen và Nai con đến để cứu bạn và cài kịch ba bạn đánh chó Sói một trận tơi bời.

Đối với phần kết sau những diễn biến, những sự kiện xảy ra thì tất cả cuối cùng đều được giải quyết theo luật nhân quả “ở hiền gặp lành”, “chính nhân sẽ thắng”, “báo ân trả oán”.

Ví dụ: Lão địa chủ trong câu chuyện “Quả bầu tiên” sẽ không chết mà được cứu sống tỏ ra ân hận và lấy của cải ra chia hết cho dân nghèo. Rồi trong chuyện “Chú Dê đen”, Dê trăng không bị chó Sói ăn thịt mà được Dê đen cứu và trong truyện “Ba cô gái”, cô Cả và cô Hai sau khi biến thành rùa và nhện thì tỏ ra ân hận, hối cãi, được trở thành người biết yêu thương, chăm sóc mẹ già.

- Cách tiến hành

Đầu tiên, cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học cần chuyển thể ở nhiều thời điểm: + Trong giờ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đọc chuyện cho trẻ nghe trong giờ ngủ trưa.

+ Đọc chuyện và cho trẻ xem tranh về câu chuyện ở góc tranh truyện. + Đọc chuyện, cho trẻ đứng lên kể lại chuyện vào giờ hoạt động chiều. + Khuyến kích phụ huynh đọc chuyện cho trẻ nghe ở nhà vào ngày nghỉ.

Bằng nhiều cách thức: trò chuyện với trẻ về nội dung câu chuyện, cho trẻ xem tranh về câu chuyện, xem các video về câu chuyện,…

Tiếp theo, cùng trẻ chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản. Cô sẽ làm sẵn khung của kịch bản, bằng cách viết hết lời của người dẫn chuyện. Để trống các đoạn đối thoại cho trẻ hoàn thành. Có hai hình thức cùng trẻ chuyển thể kịch bản:

+ Thứ nhất là cả lớp cùng tham gia xây dựng các đoạn hội thoại còn trống. Hình thức này giúp thu nhận được nhiều câu đối thoại hay và độc đáo. Tuy nhiên thì hình thức này sẽ không đảm bảo tất cả trẻ đều tham gia, vì có những trẻ trầm tính,chậm không có cơ hội được nói.

+ Thứ hai chia các vai về cho từng nhóm và cá nhân rồi mới tiến hành xây dựng kịch bản. Như vậy, nếu trẻ chọn đóng nhân vật nào thì trẻ phải có nhiệm vụ xây dựng lời thoại cho nhân vật ấy.

Cuối cùng, là đọc kĩ lại kịch bản vừa làm nhiều lần cho trẻ nghe.

•Điều kiện vận dụng

Trẻ hiểu được nội dung, cốt chuyện của tác phẩm văn học cần chuyển thể thành kịch bản.

Trẻ thường xuyên được tham gia các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. Giáo viên thân thiện, gần gũi với trẻ, là người bạn chơi cùng trẻ, có tính kiên nhẫn và luôn sẵn sàng đón nhận “sản phẩm sáng tạo từ trẻ”.

Một phần của tài liệu 22954 161220202342839KHOALUANTOTNGHIEP (Trang 76 - 82)