- Năng lực chú ý quan sát là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính sáng tạo của cá nhân. Quan sát là một phương thức học hỏi quan trọng của trẻ. Mỗi trẻ biết quan sát sẽ thu thập được các chi tiết cơ bản, cần thiết nhất của sự vật, hiện tượng và ghi nhớ sự tồn tại, trật tự, nhất là các mối liên hệ bề ngoài giữa các chi tiết đó. Quan sát giúp trẻ nhanh chóng nhận ra vấn đề, cung cấp cho học sinh hệ thống tư liệu về thế giới bên ngoài để hình thành cái mới. Quan sát để có nguồn tư liệu cho mọi quá trình nhận thức trong đó có sự sáng tạo.
- Tính chủ động, tích cực của cá nhân trẻ là yếu tố quyết định trực tiếp sự phát
triển của tính sáng tạo. Sáng tạo trước hết là tạo ra cái mới cho bản thân sau đó mới nói đến tạo ra cái mới cho xã hội. Để sáng tạo ra sản phẩm mới, cá nhân trẻ phải có sự nỗ lực quyết tâm rất lớn. Các nghiên cứu đều chỉ ra: “Kẻ thù cản trở sự sáng tạo là thói lười biếng, sự máy móc, cứng nhắc trong tư duy, tâm lí ngại đổi mới, không dám đối mặt với mạo hiểm…”. Đối với trẻ, để sáng tạo trẻ phải độc lập suy nghĩ, không phụ thuộc vào sách tham khảo hay ý kiến của người khác, tự mình tìm phương án tối ưu để giải quyết công việc.
- Quá trình ghi nhớ có ảnh hưởng to lớn đến mức độ sáng tạo của trẻ. Việc ghi
nhớ, lưu giữ và tái hiện hiệu quả giúp trể tích lũy và chuyển hóa kinh nghiệm của nhân loại thành vốn kinh nghiệm riêng của bản thân. Kết quả này tham gia đắc lực vào quá trình sáng tạo của cá nhân. Cụ thể là trẻ dựa vào trí nhớ để tổng hợp, liên tưởng, xâu chuỗi, sàng lọc ý tưởng để tìm ra cái mới. Không có trí nhớ không thể có sự sáng tạo.
- Quá trình tư duy của trẻ: Tư duy là quá trình đi sâu vào bản chất, mối liên hệ
bên trong của sự vật, hiện tượng. Có thể nói tư duy có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sáng tạo. Những sản phẩm tư duy của trẻ ít nhiều đều mang tính sáng tạo, độc đáo riêng của từng cá nhân.