- Môi trường sống gia đình có ý nghĩa nền tảng quan trọng đến hành vi nhân cách của con người trong đó có sáng tạo. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, môi trường gia đình hạnh phúc, đầm ấm là điều kiện cho trẻ bộc lộ tính sáng tạo của mình. Trẻ
chỉ phát huy trí sáng tạo khi được động viên, an ủi, khi gia đình thực sự là chỗ dựa tinh thần đắc lực cho trẻ.
- Môi trường sư phạm của nhà trường có vai trò chủ đạo đối với sự phát triển trí
tuệ và khả năng sáng tạo của trẻ. Bàn về ảnh hưởng của yếu tố giáo dục nhà trường đến khả năng sáng tạo của cá nhân, các nhà tâm lí học đều khẳng định, mỗi giờ hoạt động học, vui chơi, lao động trong nhà trường đều có khả năng riêng trong việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ. Trí sáng tạo của trẻ phụ thuộc rất lớn vào thái độ và phương pháp dạy của người giáo viên như: biết đặt trẻ vào những tình huống có vấn đề, tôn trọng những câu hỏi khác thường của trẻ; tôn trọng những ý tưởng sáng tạo của trẻ… Đặc biệt giáo viên cần chú ý đến phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ.
- Môi trường xã hội: nền văn hóa xã hội mang đậm dấu ấn dân tộc cũng có vai
trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tính sáng tạo. Không có sự sáng tạo chung chung, mơ hồ. Bao giờ sự sáng tạo cũng xuất phát từ thực tiễn cuộc sống.
Sự sáng tạo của trẻ phụ thuộc vào những điều trẻ tích luỹ từ môi trường sống, qua trí tưởng tượng, từ những đồ vật trẻ tiếp xúc,... thể hiện qua các tác phẩm, qua quá trình lao động thực sự. Nhưng liệu trẻ có thể sáng tạo khi giáo viên cứ mãi nằm trong một vòng lẩn quẩn về tư duy và huóng suy nghĩ. Sự thông hiểu về sự tự do thể hiện và nguyên tắc trong thực hiện.
Theo Sara GaBà lãoe – Chuyên gia khuyến nông nhà nước, phát triển con người tại Columbia: “Sáng tạo nhiều hơn một sản phẩm – đó là một quá trình. Một bức tranh thú vị, một văn bản kích thích tư duy, hoặc một phản ứng duy nhất, có thể là ví dụ về công trình sáng tạo, nhưng người quyết định làm như họ vẽ, chạm trổ, viết và suy nghĩ là cốt lõi của quá trình sáng tạo”.
Trong rất nhiều tình huống, ý tưởng đã bị “giết chết” ngay từ trong trứng nước chỉ vì những quyết định sai lầm, sự chủ quan vì vô tình hay cố ý của giáo viên.
Trẻ sẽ không thể sáng tạo nếu không vượt được việc lấy mình làm trung tâm của giáo viên. Ví dụ: trong hoạt động tạo hình tô màu “con Sói” để phục vụ cho hoạt động đóng kịch sắp tới. Giáo viên cho trẻ tô tự do nhưng lại chỉ mang ra những màu
tươi sáng, những màu mà giáo viên thích và không mang màu đen cho trẻ.
Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò mò, trí tưởng tượng bay bổng, khả năng liên tưởng mạnh. Vì vậy đây là giai đoạn tối ưu, là “mảnh đất” màu mở nhất để gieo hành vi sáng tạo. Chỉ vài mẩu gỗ, vài mẩu vải vụn, vài mẩu giấy, vài đạo cụ, sự tiếp xúc, giao thoa của trẻ với mọi sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ, cũng sẽ giúp trẻ thỏa sức sáng tạo. Vậy hay để trẻ được tự do thể hiện những gì trẻ thích, trẻ có thể làm được.
1.4. Lí luận về trò chơi đóng kịch của trẻ 5 – 6 tuổi
1.4.1. Khái niệm trò chơi đóng kịch
Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo rất đa dạng, trẻ có thể tham gia vào nhiều loại trò chơi học tập, trò chơi lắp ghép – xây dựng, trò chơi vận động, trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi đóng kịch. Mỗi loại trò chơi đều có những tác dụng nhất định đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Trong đó, TCĐK là một hình thức hoạt động chơi đặc biệt và độc lập thực sự của trẻ. Khi chơi TCĐK trẻ phả trải qua một quá trình lao động nghệ thuật gần giống như người nghệ sĩ. Từ đó, đòi hỏi trẻ trong suốt quá trình chơi phải phát huy cao độ sự hoạt động của các chức năng tâm lý như ngôn ngữ, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, óc sáng tạo.
TCĐK là loại trò chơi trong đó trẻ hóa thân vào nhân vật, tái tạo lại nội dung, diễn biến các sự kiện xảy ra trong tác phẩm văn học.
Trong TCĐK thì nội dung và tính chất hoạt động của trẻ phụ thuộc vào nội dung của tác phẩm. Nội dung có sẵn đó sẽ xác định thành phần trẻ tham gia trò chơi, lời nói của các nhân vật và trình tự xảy ra các sự kiện. Điều này một mặt giúp trể dễ dàng hơn khi chơi, nội dung chơi có sẵn, quan hệ giữa các nhân vậy trong trò chơi đã được xác định trước và xác định những hành động của nhân vật trong khi chơi. Mặt khác, điều quan trọng trong trò chơi này là các nhân vật phải được miêu tả, phản ánh y hệt như chúng vốn có trong tác phẩm cùng với tất cả những nét đặc trưng của họ trong hành vi, trong lời nói. “Như vậy, bản chất của TCĐK là trẻ tái tạo, mô phỏng lại các nhân vật theo một tác phẩm văn học có sẵn”.
quá độ sang hoạt động thẩm mỹ, hoạt động nghệ thuật”. Từ đó có thể hiểu: TCĐK là dạng trò chơi sáng tạo, là một hoạt động nghệ thuật ở trường Mầm non được trẻ yêu thích. Nó có ý nghĩa giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.
1.4.2. Đặc thù của TCĐK
TCĐK là những trò chơi, trong đó trẻ chỉ biểu diễn những chủ đề có sẵn trên cơ sở những tác phẩm văn học (truyện cổ tích, truyện thần thoại, truyện ngụ ngôn, những hoạt cảnh, những câu chuyện ngắn).
Nội dung chơi, vai chơi, hành vi, lời nói của nhân vật được xác định trước dựa theo cốt truyện có sẵn. Đây là đặc điểm là cho trò chơi đóng kịch gần gũi với các trò chơi có luật.
TCĐK mang tính chất sáng tạo và nó gần với hoạt động nghệ thuật cụ thể là kịch nói.
TCĐK có vai, có chủ đề, nội dung và hoàn cảnh tượng trưng. Đặc điểm này khiến cho nó gần gũi với trò chơi đóng vai có chủ đề.
TCĐK của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi có những đặc điểm phát triển hơn sơ với TCĐK ở lứa tuổi trước:
- Kịch bản: Dài hơn; ngôn ngữ trong kịch bản phong phú, giàu hình ảnh, mang nhiều sắc thái hơn.
- Hành động nhân vật đa dạng, kịch tính hơn để trẻ có thể tạo diễn xuất theo tính cách của nhân vật.
- Số lượng nhân vật tham gia một vở kịch cũng nhiều hơn.
1.4.3. Ý nghĩa của trò chơi đóng kịch đối với việc giáo dục trẻ
“Chơi là một hoạt động cần thiết cho mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng đối với trẻ thơ, chơi chính là cuộc sống thực của chúng. Nếu không chơi, trẻ chỉ tồn tại chứ không phải là sống”.