•Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
Nghệ thuật diễn xuất dùng để chỉ một nghệ thuật vốn tồn tại bằng phương thức “diễn” trên sàn diễn bởi con người. Trong nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, cách tiếp cận với nghệ thuật diễn xuất nghĩa là nghiên cứu một hành động, một sự kiện, một thể loại hay hình thức từ mọi góc độ để thấy đối tượng thực thi ra sao, bằng cách thức nào, trong bối cảnh nào, ai là người thực hiện, ai là người tham gia.
Nghệ thuật diễn xuất với nghĩa hẹp chỉ nghệ thuật diễn của người diễn viên trên sân khấu nhằm khắc hoạ nhân vật của một vở kịchbằng hành động sân khấu, hàm chứa trong nó không chỉ hành động thế hiện nhân vật trong vở diễn, mà cả khả năng, cách thức, sự phản ứng... thông qua hành động diễn xuất trên sân khấu.
Trong đó, nghệ thuật diễn xuất của diễn viên vô cùng quan trọng. Nghệ tthuấth diễn xuất bao giờ cũng là linh hồn, là trung tâm, là thành tố chính yếu nhất để tạo nên vở kịch hay.Thiếu kịch bản chi tiết người diễn viên có thể diễn cương, thiếu trang trí người diễn viên có thể tạo ra trang trí, tạo nên không gian, thời gian bằng chính động tác, diễn xuất của mình, nhưng thiếu nghệ thuật diễn xuất thì bất thành nên vở kịch, nên sân khấu đóng kịch. Nghệ thuật diễn xuất đóng vai trò quyết định, vai trò “hạt nhân.
Các nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn về trò chơi đều thừa nhận rằng trò chơi chỉ xuất hiện trong trường hợp trẻ có biểu tượng rõ ràng, cụ thể về một sự kiện hay hiện tượng nào đó mà trẻ hứng thú và tác động đến tình cảm của trẻ. Cho nên, để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ trong trò chơi đóng kịch cần hình thành cho trẻ những biểu tượng về nghệ thuật diễn kịch. Khi trẻ đã có những biểu tượng nghệ thuật diễn chủ động tham gia vào các trò chơi hơn. Khi vốn hiểu biết của trẻ về nghệ thuật diễn xuất phong phú, trẻ sẽ có khả năng trong việc sáng tạo, có nhiều ý tưởng tham gia chơi TCĐK làm cho nội dung và hành động chơi của trẻ tích cực, xinh động hơn.
Giúp trẻ xây dựng khả năng sáng tạo, tưởng trượng để chuyển từ thế giới thực tại sang thế giới hư cấu của nghệ thuật hoặc liên tưởng khác sự việc ngoài đời gần giống với các nhân vật, để hoá thân một cách nhuần nhuyễn vào các nhân vật mình thể hiện, tự cho mình là ai, là giọt nước, là cô tiên hay là con vật ngộ nghĩnh nào đó trong kịch bản và trẻ biết thể hiện các hành động sao cho phù hợp với vai diễn đó.
Cung cấp vốn hiểu biết về nghệ thuật diễn xuất để trẻ tích lũy thêm dữ liệu về sáng tạo và trẻ sẽ vạn dụng vào trong TCĐK của mình.
Nội dung và cách tiến hành
- Nội dung
Một vở kịch nếu quá chủ ý đến việc chuẩn bị trang phục, đạo cụ, bối cảnh, các thiết bị hỗ trợ mà không quan tâm nhiều đến kihj bản và diễn xuất thì đó chính là lỹ do làm cho vở kịch không đạt. Yếu tố diễn xuất rất quan trong, sự quyết định cho kich kịch hay hay không do sự chèo lái về diễn xuất của diễn viên thuyết phục, gây húng thú cho khán giả. Vì vậy, GVMN cần quan tâm sau sắc đến kỹ năng diễn xuất
của trẻ, giúp trẻ phát triển tối đa khả năng sáng tạo trong các vai diễn.
GV cần chủ động trong viện nghiên cứu các vở kịch, chương trình kịch để học những kỹ thuật diễn xuất quan trọng từ các diễn viên - chẳng hạn kỹ thuật phát triển nhân vật, kỹ thuật diễn tả bằng hình thể và lời nói, và kỹ thuật phản ứng sau đó áp dụng, hướng dân trẻ các kỹ năng đó.
Diễn xuất giống một môn thể thao cộng đồng hơn là sở thích cá nhân, vì vậy GV nên tạo điều kiện, môi trường rèn luyện phong cách diễn tự nhiên với cô và các bạn khác cho trẻ. Từ đó, ta thấy được nhiều trẻ thích đọc lời thoại, thích nói về quá trình sáng tạo của trẻ và chia sẻ các câu chuyện của mình với cô và bạn. Trẻ sẽ kết hợp với với các bạn và học hỏi từ bạn đó. Qua đó trẻ được bộc lộ rõ các kỹ năng diễn xuất của mình và chia sẻ kinh nghiệm với các bạn.
GV có thể gợi ý cho trẻ kể lại theo kinh nghiệm của trẻ trong việc lĩnh hội tri thức cô đã cung cấp cho trẻ qua các tác phẩm văn học. Ví dụ: Trong câu chuyện “Chú Dê đen” thì Dê trắng đã đi đâu, gặp ai, chuyện gì đã xảy ra,..? Nếu là Dê trắng con sẽ làm gì?
Sử dụng tranh ảnh, câu chuyện, câu đố có nội dung gắn với tác phẩm văn học trẻ sẽ đóng. Ví dụ: Trong câu chuyện Dê đen, Dê trắng cô đưa bức tranh có Dê trắng và Sói, cô hỏi trẻ “Theo các con thì chuyện gì sẽ xảy ra với Dê đen? Dê đen sẽ làm gì?.... như vậy sẽ giúp trẻ nhớ câu chuyện và trong quá trình suy nghĩ, trẻ sẽ hình như ra nhiều lời thoại hay hơn nhưng vẫn phù hợp với cốt truyện. Đây là cơ sở để giúp trẻ tự thể hiện vai diễn của mình khi tham gia TCĐK một cách sáng tạo.
- Cách tiến hành
Để cung cấp vốn kinh nghiệm cho trẻ về nghệ thuật diễn xuất, GV cần làm những việc sau:
- Cô sưu tầm nhiều vở kịch của các nghệ sĩ chuyên nghiệp, ví dụ như “Chương trình Ngày xửa ngày xưa”, các bộ phim hoạt hình được chuyển thể từ các câu chuyện cổ tích, các vở kịch nói, kich hát và kịch rối ... cho trẻ xem để trẻ học về về các từ ngữ nghệ thuật, cách diễn xuất thu hút được khán giả. Từ đó trẻ sẽ tự tích lũy thêm các dữ liệu sáng tạo.
- Tổ chức cho trẻ xem tranh ảnh trò chuyện, đàm thoại với trẻ về câu chuyện, chủ đề, nội dung của tác phẩm văn học.
- Chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản, có sự tham gia của trẻ. Cô cung cấp cho trẻ cách xây dựng kịch bản và cùng cô xây dựng kịch bản.
- Tổ chức cho trẻ tập luyện cùng nhau, tự phân vai diễn và tập diễn. Thể hiện được nét riêng của nhân vật.
- Cho trẻ thể hiện hành động của các nhận vật trong truyện bằng vốn kinh nghiệm của trẻ.
Ví dụ: Câu chuyện “Nhổ củ cải”, cô hỏi trẻ ông lão đang nhổ củ gì? Ông nhổ như thế nào? Bạn nào có thể lên thể hiện hành động nhổ củ cải cho cô và cả lớp xem nào.
- Tập cho trẻ cách diễn xuất, giao lưu với các bạn diễn và khán giả.
Ví dụ: Trong câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ” đoạn đầu vào trẻ sẽ giao lưu với khán giả về trên “Khăn đỏ” của mình.
- GV có thể mời thê khách mời (có thể là phụ huynh của trẻ) để trẻ có động lực thể hiện khả năng sáng tạo của mình. Phụ huynh có thể chia sẻ với trẻ các kinh nghiệm sống để từ đó trẻ phát triển tốt hơn, thể hiện được mình, khả năng sáng tạo của mình.
Như vậy, tùy vào điều kiện cụ thể, GV có thể lựa chọn cá biện pháp khác nhau để mở rộng vốn kinh nghiệm sống cho trẻ, như vậy trẻ mới có thể tự tin, sáng tạo, thể hiện mình với các hành động, vai chơi, tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong khi tham gia TCĐK.
•Điều kiện vận dụng
GV có vốn hiểu biết sau sắc về nghệ thuật diễn xuất.
GV phải chủ động tìm tòi, học hỏi các cách diễn xuất hay và truyền lại kinh nghiệm về nghệ thuật diễn xuất cho trẻ
Đưa ra các tình huống giả dụ để biết được khả năng diễn xuất của trẻ Kích thích được sự ham thích của trẻ với nghệ thuật diễn xuất