Điều kiện của sự sáng tạo

Một phần của tài liệu 22954 161220202342839KHOALUANTOTNGHIEP (Trang 34 - 36)

- Não và các giác quan: Não và các giác quan hoạt động bình thường là cơ sở quan trọng để phát triển sáng tạo của con người. Nếu không có não thì không thể phát triển sáng tạo. Tuy vậy chỉ khi nào được kích hoạt thật sự thì sáng tạo mới thật sự được “vận động”. Sự kích hoạt này phụ thuộc khá nhiểu vào các điều kiện khác và vào chính bản thân của chủ thể sáng tạo.

- Môi trường: Môi trường được đề cập ở đây bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường là nguồn gốc và nội dung của sáng tạo xét về cả phương diện loài hay phương diện cá nhân, quy định về nội dung và cả phương thức phát triển sáng tạo của con người.

- Dự án của Comenius School Education 2006 cho rằng, giáo dục của nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự sáng tạo của học sinh. Nhà trường cung cấp cho học sinh các phương tiện để các em sáng tạo, phát triển các ý tưởng mới. Lớp học tạo môi trường sáng tạo để học sinh sáng tạo, phát triển sự tò mò, phát triển cảm xúc, tư duy đa chiều và trí tưởng tượng của các em – những yếu tố cần thiết để phát triển sự sáng tạo. Ông đã làm rõ các điều kiện cần thiết để nhà trường có thể phát triển sự sáng tạo của người học bao gồm: Coi trọng và thực hiện sự hợp tác trong trường học và dạy học hợp tác trong các lớp học; Chấp nhận sự mạo hiểm trong các trường học; Chấp nhận và học hỏi từ những lỗi lầm và thất bại. Theo ông, để phát triển được sự sáng tạo của học sinh thì giáo viên cần sử dụng các phương pháp dạy học sáng tạo để học sinh thực hiện các thực hiện các hoạt động theo những cách thức mới, nảy sinh các ý tưởng mới, có sự đồng hành của cách đánh giá mới, đánh giá sự sáng tạo thay cho đánh giá trắc nghiệm các kiến thức mà học sinh thu nhập được.

- Giáo dục: Giáo dục ở đây được hiểu là cả quá trình dạy dỗ nói chung mang tính lâu dài và cả việc giáo dục chuyên biệt và giáo dục sớm. Nếu không có giáo dục chắc chắn khó có thể có sự sáng tạo một cách thiết thực và hiệu quả. Có những sự sáng tạo xuất phát dường như “tự thân” nhưng ngay mầm mống của chúng lại là yêu cầu của giáo dục và tự giáo dục. Bên cạnh đó, chính sự giáo dục cũng yêu cầu con

người, yêu cầu học sinh phải sáng tạo. Giáo dục sẽ đóng vai trò chủ đạo để phát triển sáng tạo. Giáo dục cái mới sẽ không bao giờ đủ nhưng giáo dục sáng tạo để đạt đến cái tới, tìm cái mới là yêu cầu tối cần thiết, là trang bị công cụ tối ưu cho người có khẩ năng sáng tạo. “Giáo dục sớm” lại có vai trò vô cùng quan trọng để nuôi dưỡng và phát triển tư duy sáng tạo của con người. Việc ‘Giáo dục sớm” chính là việc mở ra môi trường kích thích sớm, tạo điều kiện để sáng tạo được thể hiện, được trắc nghiệm thông qua một điều kiện bộc lộ khả năng, nhu cầu, sở thích. Rất nhiều thiên tài đã được giáo dục từ rất sớm một cách hiệu quả nhưng ở đây không phải là nhồi nhét mà là giáo dục chủ động, giáo dục phát triển bằng biện pháp kích thích sáng tạo. - Hoạt động thực tiễn: Dù rằng có khá nhiều điều kiện nuôi dưỡng sáng tạo của con người nhưng tài năng hay khả năng sáng tạo của con người lại thường xuất phát từ thực tiễn, từ hoạt động thực tế. Sự phát triển khả năng sáng tạo phải dựa vào bản thân hoạt động tích cực của con người, đó là tính chất hoạt động của công việc, thái độ làm việc,... Sự khác nhau của hoạt động thực tiễn thì kết quả phát triển năng lực sáng tạo của con người cũng khác nhau. Thực tiễn cuộc sống, xã hội luôn đề ra cho con người mọi vấn đề phức tạp, đa dạng và luôn mới mẻ. Con người phải luôn khắc phục mọi khó khăn để giải quyết và qua đó con người phải tự rút ra những bài học thành công và thất bại cho mình. Sáng tạo không thể tự dưng mà có được hay có sự “chia sớt” từ người này sang người khác.

Như vậy, những yếu tố cùng tạo ra sự tác động đồng bộ đến việc hình thành và phát triển sáng tạo của con người. Thế nhưng, sáng tạo chỉ thực sự phát triển dưới sự tác động của những yếu tố đặc thù nếu sự tác động này là đúng hướng và hiệu quả.

1.3.2. Biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi

+ Sự thể hiện đặc trưng của sáng tạo là sự tự do tâm lý, trẻ tự do thể hiện cái tôi của mình trong việc nhận thức, tìm hiểu và hành động với các sự vật hiện tượng trong môi trường xung quanh. Sáng tạo của trẻ thể hiện một cách tự phát độc lập với ý muốn của người lớn.

+ Sáng tạo của trẻ như một trò chơi nảy sinh từ nhu cầu cấp bách tự nhiên và là điều kiện tồn tại của trẻ. Trẻ không bao giờ sáng tạo cái gì mà trẻ không biết, sáng

tạo của trẻ giống như một trò chơi, về căn bản còn tách khỏi hứng thú và đời sống cá nhân.

+ Trẻ có thể sáng tạo đột nhiên, có cách làm việc tự do, không cần bắt chước, bất kì chỗ nào thiếu trí nhớ, những kỉ niệm bị rạn nứt chỉ còn lại những yếu tố rời rạc thì óc tưởng tượng sẽ móc ghép, phát triển theo cách riêng và tạo ra một sản phẩm sáng tạo theo phong cách cá nhân trẻ.

+ Trẻ ít khi nghiên cứu lâu về tác phẩm của mình, phần lớn trẻ sáng tác một cách liền mạch. Trẻ giải quyết nhu cầu sáng tạo của mình một cách nhanh chóng và triệt để với những mong muốn tràn ngập trong trẻ. Trẻ tự mình khám phá, tìm tòi, nghĩ ra những cái mới và thể hiện cái mới đó với niềm vui sướng vô biên.

+ Trong quá trình sáng tạo của trẻ, sự bắt chước đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên sự tái hiện lại trong quá trình đó không hoàn toàn giống trong thực tế. Sáng tạo của trẻ mang tính tổng hợp các lĩnh vực trí tuệ, tình cảm, ý chí đặc biệt là tưởng tượng sáng tạo hưng phấn với một sức mạnh trực tiếp từ cuộc sống. Những tác phẩm của trẻ không phải là hồi ức đơn giản mà là sự gia công những sáng tạo, những ấn tượng mà trẻ đã được tiếp nhận, sự phối hợp những tiếp nhận ấy và từ đó cấu tạo nên thực tế mới đáp ứng nhu cầu và hứng thú của bản thân.

Những biểu tượng của trẻ không chịu nằm trong lĩnh vực mơ mộng như người lớn, trẻ luôn mong muốn thể hiện bất cứ tưởng tượng nào của mình thành những hình tượng và hành động sinh động.

Tuy nhiên, tầm nhìn về thế giới xung quanh của trẻ còn rất hạn chế, nên trẻ hầu như chưa biết phân tích các mối liên hệ khác nhau, các sáng tác của trẻ còn mang tính ước lệ và rất ngây thơ. Một số nhà nghiên cứu cho rằng hoạt động sáng tạo của trẻ dừng ở mức độ “tiền sáng tạo”, nghĩa là những sản phẩm trẻ tạo ra chỉ có sự biểu hiện sự sáng tạo mà thôi. Cái mới, cái độc đáo trong sản phẩm trẻ tạo ra chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển của bản thân trẻ, nhưng nó lại có vai trò lớn trong sự phát triển trí tuệ của cả một thế hệ tương lai.

1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi

Một phần của tài liệu 22954 161220202342839KHOALUANTOTNGHIEP (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)