d) Các quy trình tổ chức TCĐK
1.5.1. Ảnh hưởng của TCĐK đối với việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổ
1.5.1. Ảnh hưởng của TCĐK đối với việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi trẻ 5 - 6 tuổi
Nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã khẳng định: Năng lực hoạt động nghệ thuật và sáng tạo nghệ thuật ở trẻ em không hoàn toàn do bẩm sinh mà chủ yếu được hình thành và phát triển trong quá trình giáo dục. Vì vậy, vai trò của giáo viên trong việc phát hiện, động viên, tạo điều kiện để trẻ phát triển năng lực sáng tạo trong các hoạt động nghệ thuật nói chung và trong TCĐK nói riêng là rất quan trọng.
Việc sử dụng hiệu quả, linh hoạt, sáng tạo các biện pháp giáo dục trong trò chơi của giáo viên trước hết tác động đến thái độ, tình cảm của trẻ, giúp trẻ có tâm thế thoải mái, tự tin, mạnh dạng và tích cực tham gia vào các hoạt động chơi. Từ đó trẻ tích cực tham gia TCĐK dẫn tới có nhiều sáng kiến, tưởng tượng. Khi mà trẻ thoải mái, hứng thú thì trẻ sẽ tích cực tham gia hoạt động cùng với đó là khả năng sáng tạo của trẻ cũng tăng lên. Chẳng hạn, khi ta áp dụng biện pháp cho trẻ tham gia chuẩn bị đồ dùng, phục trang, được hóa trang cho bản thân và các bạn thì trẻ cực kỳ hứng thú, vui vẻ. Tạo cho trẻ tâm lý thoải mái khi tham gia TCĐK. Khi trẻ được tham gia chuẩn bị kịch bản, đò dùng phục trang thì trẻ sẽ có trách nhiệm trong quá trình chơi. Vì trò chơi đóng kịch chính là kết quả của việc chuẩn bị lâu dài trước khi chơi. Và đó là sản phẩm của trẻ.
Sử dụng các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ trong TCĐK còn giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật. Vốn từ của trẻ tăng
lên, trẻ biết sử dụng các mẫu câu Tiếng việt, phát triển ngôn ngữ mạch lạc và đặc biệt là khả năng sáng tạo ngôn từ. Chẳng hạn, khi sử dụng biện pháp cho trẻ tham gia vào chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản, buộc trẻ phải huy động kinh nghiệm đời sống, hiểu biết về tác phẩm văn học để nghĩ ta các đoạn hội thoại phù hợp với nội dung câu chuyện.
Các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, sáng tạo ngôn ngữ mà biện pháp cho trẻ tự chuẩn bị đồ dùng phục trang, hóa trang còn giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo trong TCĐK. Mục đích của hoạt động tạo hình này là phục vụ trò chơi đóng kịch.
Mặt khác, bất cứ một biện pháp giáo dục nào cũng chỉ mang lại hiệu quả khi chính sự tích cực, chủ động, nỗ lực của bản thân trẻ. Vì vậy trong quá trình chơi giáo viên cần tạo cơ hội, hướng dẫn, kích thích trẻ hoạt động tích cực. Việc tạo cơ hội cho trẻ sáng tạo là rất quan trọng, hãy để cho trẻ được thảo sức sáng tạo với vai diễn của trẻ. Khi trẻ sáng tạo hãy để trẻ thaoỉ mái, tự do và không phê phán. Tuy nhiên, giáo viên đóng vai trò quan trọng khi trẻ chơi TCĐK. Cô là người tổ chức toàn bộ cuộc chơi, là người nhắc nhở và có thể là người dẫn chuyện.
1.5.2. Những biểu hiện sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK
Dựa theo các quan điểm của cơ chế sáng tạo, và đặc biệt dựa theo 4 giai đoạn cơ bản: Nhận thức vấn đề chuẩn bị – Phát sinh – Phát minh – Kiểm tra. Chúng tôi thấy rằng khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK có các biểu hiện chính sau:
* Tự chọn trang phục và các dụng cụ hỗ trợ hợp lý
Sự sáng tạo của trẻ thể hiện trong việc lựa chọn trang phục ở chỗ: Mỗi ngày một mô tuýp nhân vật có một trang phục riêng mà khi nhìn vào người ta xem có thể đoán ra đó là tuyến nhân vật nào. Trang phục giúp trẻ hình dung ra tuyến nhân vật đặc trưng hơn, như cô bé quàng khăn đỏ thì khi nhìn vào khăn đỏ, các bé cũng biết đó là nhân vật nào. Nhân vật cô bé bán diêm thì trang phục rách rưới, hay nhân vật công chúa thì luôn mặc váy đẹp.
việc thể hiện nhân vật của mình.
* Sử dụng lời nói phù hợp với đặc điểm, tuổi tác và tính cách của nhân vật
Đóng kịch tức là diễn lại một câu chuyện đã xảy ra, mỗi nhân vật trong truyện là một tính cách, một đặc điểm riêng không hoàn toàn giống nhau. Để thể hiện được nhân vật trong câu chuyện trẻ phải sử dụng lời nói của mình sao cho đúng với nhân vật mà trẻ muốn thể hiện. Muốn làm được điều đó trẻ phải nghiên cứu tác phẩm, nghiên cứu câu chuyện để định hình lại tuyến nhân vật trong câu chuyện đó: Đó là nhân vật nào? Trai hay gái, già hay trẻ... Sau khi xác định được nhân vật của mình trẻ phải sử dụng ngữ điệu như thế nào cho phù hợp với nhân vật mà trẻ thể hiện.
Hơn nữa trẻ MN rất giàu cảm xúc nên trẻ dễ đồng cảm và hóa thân vào nhân vật trong câu chuyện của trẻ.
Ví dụ như Bà ngoại trong câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ” sẽ có giọng nói khác như thế nào so với khăn đỏ? Nhân vật chó Sói trong câu chuyện “Dê đen nhanh trí” sẽ phải nói như thế nào để thể hiện được đó là nhân vật hiểm ác.
Nhân vật tỏng chuyện có thể là người, có thể là các con vật dược nhân cách hóa với những phẩm chất giống con người, chính vì vậy mà trẻ dược hóa thân vào các nét tính cách của nhân vật như: hiền lành, tốt bụng, kiêu căng, hống hách, nhút nhát, tham lam, dọc ác,...
Tất cả những yếu tố đó đều được trẻ cân nhắc trong khi đóng kịch một câu chuyện hay một TPVH. Một vở kịch mà trẻ khắc họa được nét tính cách của nhân vật trong câu chuyện cho khán giả thấy được thì đó chính là sự sáng tạo của trẻ trong đóng kịch được thể hiện.
* Thể hiện cử chỉ, điệu bộ phù hợp với hoàn cảnh vai diễn
Với trẻ lứa tuổi MN, não bộ của trẻ tương đối hoàn thiện so với người lớn, chính vì vậy mà khả năng quan sát, chú ý, liên tưởng, tưởng tượng và ghi nhớ của trẻ khá tốt. Chính vì thế mà khi tham gia TCĐK trẻ dễ dàng nhớ ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Trẻ hay quan sát những cử chỉ, điệu bộ của nhân vật và liên tưởng, tưởng tượng mình là nhân vật trong truyện. Do khả năng ghi nhơ, tưởng tượng tốt nên dễ àng thể hiện cử chỉ, điệu bộ của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh diễn.
Ví như câu chuyện “Dê đen nhanh trí”, trong câu chuyện có nhấn mạnh các chi tiết cần cho việc đóng kịch như: Bản chất của Dê trắng là yếu đuối nhút nhát nên khi lên núi ăn lá non khi chưa gặp chó Sói thì nhí nhảnh, hồn nhiên nhưng khi gặp thì run rẩy, sợ hãi, giọng nói, nét mặt, tư thế thể hiện sự sợ hãi. Còn bản chất của Dê đen là mạnh mẽ, dũng cảm nên lúc trước và khi gặp Sói thì vẫn bình tĩnh, đối đáp với giọng cứng rắn, dứt khoát, bước đi mạnh mẽ,...
Thông qua việc thể hiện các vai trong truyện sẽ giúp cho trẻ hiểu sâu sắc hơn về nội dung câu chuyện và tính cách của từng nhân vật trong chuyện. Từ đó giúp cho trẻ thể hiện vai diễn của mình thật nhuần nhuyễn qua từng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười,...
* Thêm lời thoại cho nhân vật
Lúc này vốn từ của trẻ khá nhiều, trẻ đang nhạy cảm với sự hình thành ngôn ngữu. Giai đoạn này trẻ không những không nói câu cụt mà trẻ còn có thể nói được các câu đơn mở rộng, câu ghép. Ngôn ngữ của trẻ trở nên mạch lạc và biểu cảm hơn. Chính vì thế mà khi trẻ đóng kịch trẻ nói năng lưu loát hơn, sử dụng từ ngữ biểu cảm hơn.
Trong câu chuyện các nhân vật thường có các lời thoại, nhưng khi tái hiện lại câu chuyện trẻ có thể thêm những từ ngữ, câu văn cho lời thoại cho nhân vật nhằm khắc họa thêm về tính cách cho nhân vật hoặc tạo ra những yếu tố hài hước gây cười cho khán giả bằng cách thêm lời thoại cho nhân vật của mình. Ví dụ: Trong câu chuyện “Dê con nhanh trí”, trẻ thêm lời thoại của nhân vậ Sói “ta là chú Sói thông minh nhưng gian ác”.
* Mô phòng bằng hành động khi không có nhân vật
Mô phỏng là sự bắt chước, phỏng theo một hiện tượng, sự vật hay quá trnình nào đó bằng hành động. Trẻ xử lý chúng bằng các động tác của mình nhằm tạo cho người xem hiểu được đó là nhân vật nào mà trẻ muốn thể hiện. Ví dụ: chỉ là hành động ru bé ngủ, trẻ chỉ cần vòng tay đưa qua đưa lại là người xem có thể hiểu.
* Phản ứng linh hoạt với các tình huống xảy ra
Do vốn sống và vốn kinh nghiệm của trẻ khá phong phú, nên khi tham gia TCĐK trẻ phải thể hiện tốt vai diễn của mình hơn, bên cạnh đó trẻ có phản ứng linh
hoạt để giải quyết những tình huống, những xung đột xảy ra khi diễn.
* Tạo ra nhiều tình tiết, tình huống mới
Như đã nói ở trên, do vốn kinh nghiệm cũng như vốn sống của trẻ khá phong phú nên khi tham gia TCĐK trẻ có thể tái hiện lại những kinh nghiệm hay vốn sống của trẻ đã có vào trong câu chueyẹn mà trẻ đóng kịch để làm tăng sức hấp dẫn hay phong phú hơn cho vở kịch.
Ví dụ: Trong câu chuyện “Ba cô gái”, GV có thể hỏi trẻ: Nếu con là hai cô chị, được quay trở lại làm người thì con sẽ làm gì?
Với những câu hỏi như vậy thì trẻ sẽ suy nghĩ và hướng cách giải quyết khác nhau và làm cho câu chuyện có cái kết như trẻ mong muốn.
Như vậy có thể nói, quá trình trẻ nhập vai trong TCĐK là quá trình lao động sáng tạo vì trẻ phải huy động cao độ sự hoạt động tích cực của các giác quan, của bộ não và đặc biệt là các chức năng tâm lý chuyên biệt như trí tưởng tượng, sáng tạo, xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ. Tính sáng tạo còn được biểu hiện ở các hành động, ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt giàu cảm xúc nghệ thuật khi thể hiện vai diễn, nó cho phép trẻ tạo nên cách diễn xuất riêng, mới mẻ.
Diễn xuất riêng là phong cách diễn của từng trẻ, không trẻ nào giống nhau. Sự riêng biệt này được thể hiện rất rõ khi trẻ diễn xuất từ cử chỉ, điệu bộ, giọng nói cho tới ngôn ngữ. Chẳng hạn, trong kịch bản là “Đúng rồi”. Có trẻ sẽ diễn là “Ôi! Đúng rồi” với giọng điệu kéo dài. Trẻ khác có thể nói “Đúng rồi, đúng rồi” với giọng điệu hơi nhanh. Diễn xuất mới mẻ là khi diễn trẻ diễn khác đi với khuôn mẫu của giáo viên.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Sáng tạo là quá trình tư duy độc lập, con người đã phối hợp, biến đổi và xây dựng nên những cái mới trên bình diện cá nhân hay xã hội từ những kinh nghiệm có sẵn của mình.
Khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi là năng lực thực hiện một nhiệm vụ nào đó về thể chất, tình thần, vật chất để tạo ra những ý tưởng mới, giải quyết vấn đề theo lối mới trên bình diện cá nhân hay xã hội từ những kinh nghiệm có sẵn của bản thân trẻ. Khả năng sáng tạo là một trong những phẩm chất quan trọng trong quá trình hoàn
thiện nhân cách con người, được hình thành trong quá trình hoạt động của trẻ, nhất là trong trò chơi. Cùng với tính tự lập, tích cực, hòa nhập thì khả năng sáng tạo chính là phẩm chất rất cần thiết để chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1. Để phát triển khả năng sáng tạo của trẻ cần có sự tác động của một quá trình giáo dục một cách hợp lý.
Biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ thông qua TCĐK thể hiện qua việc: Tự chọn trang phục và các dụng cụ hỗ trợ hợp lý, sử dụng lời nói phù hợp với đặc điểm, tuổi tác và tính cách của nhân vật, thể hiện cử chỉ, điệu bộ phù hợp với hoàn cảnh vai diễn, thêm lời thoại cho nhân vật, mô phòng bằng hành động khi không có nhân vật, phản ứng linh hoạt với các tình huống xảy ra, tạo ra nhiều tình tiết, tình huống mới.
Đây cũng chính là các chỉ báo mà đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng về phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCĐK cũng như các biện pháp nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCĐK hiện nay tại trường Mầm non 20 – 10 trên địa bàn quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG KỊCH TẠI
TRƯỜNG MẦM NON 20 – 10, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG