Biện pháp 3: Xây dựng góc đóng kịch

Một phần của tài liệu 22954 161220202342839KHOALUANTOTNGHIEP (Trang 82 - 84)

•Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Môi trường chơi thuận lợi, an toàn, hấp dẫn đem lại cho trẻ tri thức, kỹ năng và trẻ sẽ đem hiểu biết mà nói tích lũy được thông qua trò chơi để tác động trở lại môi trường nhằm thể hiện và phát triển khả năng sáng tạo.

Việc xây dựng góc đóng kịch thuận lơi, hấp dẫn sẽ tạo cho trẻ nhiều cơ hội nảy sinh ý tưởng chơi, dự định chơi và mong muốn thực hiện được dự định chơi theo khả năng sáng tạo của mình

Góc đóng kịch là nơi trẻ có thể tham gia chơi các TCĐK, tái diễn lại các câu chuyện mà cô đã dạy cho trẻ với những kịch bản mà cô và trẻ cùng làm. Nơi đây là khoảng không rộng lớn để trẻ thể hiện óc sáng tạo của mình, được giao lưu với các bạn, từ đó tích lũy vốn kiến thức phong phú, đa dạng.

Đối với những tác phẩm văn học trẻ đã được học nhưng chưa chuyển thể thành kịch bản, thì tại góc đóng kịch này, trẻ có thể tự đựa vào tác phẩm, tự phân vai và tham gia TCĐK với những lời thoại trẻ tự sáng tạo ra, những cử chỉ điệu bộ trẻ tự thể hiện. Từ đó giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo của mình.

•Nội dung và cách tiến hành - Nội dung

Góc đóng kịch là nói trẻ học tập, trẻ chơi, trẻ giao lưu, trẻ chia sẻ. Quá trình lâu dài trẻ sẽ tự phát triển khả năng sáng tạo.

Trẻ kuyện tập diễn các kịch bản trẻ đã được học.

Trẻ được trò chuyện, hóa thân vào các nhân vật trẻ yêu thích cùng bạn.

Bố trì không gian rộng rãi, có các đồ dùng, đồ chơi: Trang phục, đạo cụ, mặt nạ, rối, sách,...

- Cách tiến hành

Cô lập kế hoạch hoạt động tại góc dựa trên các tiêu chí phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ.

Bố trí góc chơi mở, để trẻ có nhiều không gian giao lưu với các vai diễn khác và các bạn. Cô cũng dễ quan sát quá trình chơi của trẻ để kịp thơi chỉnh sửa.

Cô trang trí thêm các hình ảnh đẹp như một số nhân vật, khung cảnh tiêu biểu. Cô chuẩn bị nhiều đạo cụ đa dạng, kích thích sự sáng tạo của trẻ khi chơi tại góc. Ví dụ: Cô treo các trang phục nhân vật Chim Thần, Thở bông, Khăn đỏ,... tại các góc để trẻ tự lựa chọn khi tham gia đóng kịch.

Cô trò chuyện với trẻ về tác dụng của đạo cụ, sử dụng hợp với những hoàn cảnh nào để lúc chơi trẻ tự biết sử dụng cho hợp lý.

Trẻ tự sắm vai những nhân vật trong truyện và chơi cùng bạn

Trong quá trình chơi cô có thể gợi ý trẻ đổi vai chơi để trẻ được thể hiện ccs vai khác trẻ cũng muốn đóng.

Động viên, khen ngợi, khuyến khích khi thấy trẻ thêm những lời thaoị hay, phù hợp cùng với cử chỉ, điệu bộ hợp hoàn cảnh.

tự tạo tình huống chơi.

•Điều kiện vận dụng

- Trẻ có kỹ năng, khả năng đóng vai, phân vai và nhập vai tốt. - Trẻ xác định được khả năng và sở thích của mình trong lúc chơi.

- GV cần tôn trong sự lựa chọn của trẻ khi trẻ chơi, đảm bảo tính tự do, tự lập của trò chơi.

- GV phải nắm được nhu cầu, nguyện vọng, khả năng của trẻ đối với các vai trẻ nhận.

Hình 1: Trẻ tham gia TCĐK tại góc đóng kịch

Hình 2: Trẻ cùng cô làm đạo cụ trang trí góc đóng kịch

Một phần của tài liệu 22954 161220202342839KHOALUANTOTNGHIEP (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)