d) Biện pháp 4: Tạo tình huống có vấn đề
3.3.2. Kết quả sau khi thực nghiệm
Mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi trong TCĐK ở nhóm TN và ĐC sau TN ở trường mầm non (qua 5 tiêu chí)
Bảng 3.2: Mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi của trẻ nhóm TN và ĐC sau TN trong TCĐK ở trường mầm non
Xếp loại Nhóm Tốt TB Yếu X Δ SL % SL % SL % ĐC 3 16.7 10 55.6 5 27.7 1.89 2.12 TN 7 36.8 10 52.6 2 10.6 2.26 2.14
Biểu đồ 3.2 : Mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi của trẻ nhóm TN và ĐC sau TN trong TCĐK ở trường mầm non
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ 3.8 ta thấy: so với trước thực nghiệm thì sau thực nghiệm mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ đều có sự chuyển biến tích cực. Và mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo giữa hai nhóm ĐC và TN cũng có sự chênh lệch rõ rệt cụ thể như sau: Số trẻ đạt mức độ cao ở nhóm TN (36.8%) cao hơn so với nhóm ĐC (16.7%). Số trẻ đạt mức TB ở nhóm TN (52.6%) thấp hơn nhóm ĐC (55.6%) nhưng tỷ lệ không đáng kể. Số trẻ ở mức độ thấp ở nhóm TN (27.7%) cao hơn so với nhóm ĐC (10.6%). Điểm trung bình giữa 2 nhóm cũng có sự chênh lệch rõ rệt: ở nhóm TN là 2.26 cao hơn nhóm ĐC có trung bình cộng là 1.89. Như vậy, sau TN số trẻ biểu hiện khả năng sáng tạo ở nhóm TN đã tăng lên, trong khi đó nhóm ĐC có tỉ lệ tăng ít hơn. Tạo nên sự chênh lệch khá lớn giữa 2 nhóm mà trước thực nghiệm sự chênh lệch này là không đáng kể. Ngoài ra, độ lệch chuẩn của nhóm TN đã tăng lên điều này khẳng định độ phân tán mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ giảm, điều này cho thấy mọi trẻ trong nhóm đều được tác động như nhau. Biểu hiện sáng tạo của trẻ khi chơi tập trung ở mức khá cao (2.26). Trẻ tiến bộ tương đối đồng đều.
Ở nhóm thực nghiệm đã có sự tiến bộ rõ rệt. Một số trẻ trước thực nghiệm chưa 0 10 20 30 40 50 60 CAO TB THẤP ĐC TN
biết chọn trang phụ sao cho phù hợp với vai của mình, không biết hóa trang và cần những đạo cụ gì, nhưng sau TN trẻ biết chọn cho mình bộ trang phục đẹp nhâdt, phù hợp nhất, lên ý tướng hóa trang cho nhân vật của mình. Chẳng hạn, đối với bạn Minh Triết trước thực nghiệm khi lên ý tưởng con chi nhắc lại ý của các bạn thì sau thực nghiệm khi cô hỏi là: “Cô bé quàng khăn đỏ phải hóa trang như thế nào?” thì bạn trả lời là : “ Phải tô má hồng”. Vì ở nhà con cũng thấy mẹ tô má hông.
Một số trẻ trước thực nghiệm còn nhút nhát chưa biết thêm lời thoại phù hợp với vai diễn nhưng sau khi thực nghiệm đã nhiệt tình thêm lời thoại, ý tưởng cho vai của mình và của bạn. Chẳng hạn, trong TCĐK “cô bé quàng khăn đỏ”. Đoạn cuối sau khi bác thợ săn cứu khăn đỏ và bà ra khỏi bụng chó sói: Bảo Phương và Thiên Ân cùng đóng vai là khăn đỏ.
Bảo Phương: “cháu cám ơn bác, cám ơn bác rất nhiều”
Thiên Ân: “cháu cám ơn bác, may mà có bác đã cứu cháu và bà ra..”
Trẻ được sáng tạo ngôn ngữ ngay từ khi trẻ được cùng chuyển thể kịch bản và đó cũng là tiền đề để trẻ linh hoạt trong sử dụng ngôn ngữ trong diễn xuất. Khi được tự do diễn xuất thí các trẻ bộc lộ rất đáng yêu, mỗi trẻ có một điệu bộ riêng, cử chỉ và giọng nói riêng tạo nên sự thành công của TCĐK thể hiện ở việc trẻ rất thích thú tham gia tro chơi.
Trước khi thực nghiệm, hầu như trẻ ở 2 nhóm ĐC và TN đều chưa phản ứng lại với các tình huống xảy ra bất ngờ khi tham gia TCĐK và cũng không tạo ra được tinhf huống có vấn đề nào để cùng nhau giải quyết. Sau TN thì số trẻ phản ứng với các tình huống khi chơi TCĐK và tạo ra các tình huống mới có tăng lên, nhưng chưa bằng các tiêu chí còn lại. Như vậy cũng thây rõ được sự tiến bộ ở trẻ.
Ở nhóm TN, Trẻ tích cực tham gia vào công tác chuẩn bị cho TCĐK, trẻ cùng cô xây dựng lên kịch bản cho trò chơi, trẻ tự tin mạnh dạn khi diễn xuất. Trẻ biết lựa chọn vai diễn khi diễn xuất, và thêm lời thoại phù hợp với vai diễn của mình. Tuy nhiên, trong nhóm TN vẫn còn một số trẻ ở mức độ thấp tập trung ở biểu hiện phản ứng với các tình huống và tạo ra tình huống mới, đây là một tiêu chí khó nên GV cần cho trẻ làm quen dần với các tình huống, sẽ kích thích trẻ phát triển khả năng sáng
tạo rất cao. Với những trẻ này được giáo dục trong cùng điều kiện môi trường, phương pháp và biện pháp nhưng do trẻ chưa thực sự tập trung cao, khả năng trí tuệ có hạn và đặc biệt có những trẻ do bản thân không có hứng thú với TCĐK.
Ở nhóm ĐC, trẻ còn thụ động, phụ thuộc nhiều vào sự hướng dẫn của giáo viên. Khả năng sáng tạo của trẻ còn hạn chế. Trẻ được chơi TCĐK, tuy nhiên thì do đồ phục trang ít nên trẻ không hứng thú, phải học thuộc kịch bản một cách dập khuân trẻ không có cơ hội sáng tạo.
Như vậy, có thể thấy rằng việc sử dụng một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ trong TCĐK một cách khoa học, xuất phát từ nhu cầu, hứng thú, ý thích của trẻ, luôn tôn trọng và ủng hộ những sáng kiến mà trẻ đưa ra để rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ.
Bảng 3.3: Kết quả biểu hiện khả năng sáng tạo trước và sau TN của nhóm ĐC
Xếp loại Nhóm Cao TB Thấp X 𝜹 SL % SL % SL % Trước TN 2 11.1 5 27.8 11 61.1 1.5 2.45 Sau TN 3 16.7 10 55.6 5 27.7 1.89 2.12
Biểu đồ 3.3: Kết quả biểu hiện khả năng sáng tạo trước và sau TN của nhóm ĐC
Kết quả khảo sát trước và sau TN cho thấy: tỉ lệ trẻ đạt mức độ cao có tăng lên (16.7%). Số trẻ đạt mức độ TB cũng tăng (55.6%). Số trẻ ở mức độ thấp giảm (27.7%). Điểm trung bình về biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ sau TN tăng lên 1.89 nhưng vẫn chỉ ở mức thấp. Độ lệch chuẩn của trẻ trong nhóm ĐC giảm ít. Như vậy, sau TN số trẻ ở nhóm ĐC chủ yếu tập trung ở mức trung bình, sự tiến bộ chỉ tập trung ở một số trẻ khá, còn lại do việc vận dụng biện pháp chưa phù hợp, chưa tạo cơ hội cho mọi trẻ thể hiện khả năng của mình trong hoạt động vui chơi. Vì vậy, trẻ của nhóm ĐC sau TN mới chỉ dừng ở việc trẻ đưa ra được một số ít ý tưởng cho vai diễn, trang phục và sử dụng lời thoại, thể hiện cử chỉ theo sự hướng dẫn của GV.
Như vậy, sau TN mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ ở nhóm ĐC có tiến bộ. Tuy nhiên, tỉ lệ tăng ít, biểu hiện của sự tiến bộ không đều (độ lệch chuẩn còn cao), chỉ tập trung ở một số trẻ tiêu biểu, còn lại khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình chơi còn hạn chế. Trẻ thụ động thiếu tự tin còn phụ thuộc vào sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên. Điều này chứng tỏ, việc sử dụng các biện pháp giáo dục khả năng sáng tạo cho trẻ trong TCĐK ở nhóm ĐC chưa đạt hiệu quả, không phát triển được khả năng vốn có của trẻ, đặc biệt là chưa tạo được hứng thú
0 10 20 30 40 50 60 70 CAO TB THẤP TRƯỚC TN SAU TN
và hào hứng cho trẻ để kích thích trẻ tích cực, nỗ lực hoàn thành vai diễn khi chơi. Bảng 3.4: Kết quả biểu hiện khả năng sáng tạo
trước và sau TN của nhóm TN
Xếp loại Nhóm Cao TB Thấp X 𝜹 SL % SL % SL % Trước TN 2 10.5 6 33.3 11 56.2 1.53 2.47 Sau TN 7 36.8 10 52.6 2 10.6 2.26 2.14
2. Biểu đồ 3.4: Kết quả biểu hiện khả năng sáng tạo
3. trước và sau TN của nhóm TN
Kết quả khảo sát và biểu đồ minh họa trên cho thấy: Sau TN tỉ lệ trẻ đạt mức độ cao và TB tăng lên đáng kể, mức độ thấp giảm xuống rõ rệt chỉ còn 10.6%. Mặt khác, điểm trung bình của nhóm TN sau TN là 2.26 cao hơn so với trước TN là 1.53. Điều này cho thấy, sau thực nghiệm mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ tập trung ở mức thường xuyên và thỉnh thoảng. Nhờ sự tác động hiệu quả của các biện pháp.
Các biện pháp đã giúp cho TCĐK của trẻ trở nên hào hứng và vui vẻ hơn rất nhiều. Trẻ được tham gia vào việc chuyển thể kịch bản, chuẩn bị đồ dùng phục trang,
0 10 20 30 40 50 60 CAO TB THẤP TRƯỚC TN SAU TN
hóa trang, được cô động viên từ đó trẻ tích cực hoạt động, hiểu sâu về tác phẩm, đưa ra được nhiều ý tưởng hay và độc đáo cho vai diễn, tự tin diễn xuất, không ỷ lại đợi chờ sự hướng dẫn của cô giáo. Trẻ biết phản ứng với các tình huống và tạo được các tình huống khi chơi. Nhưng vẫn thấy ở trẻ sự lúng túng, GV cần uyện tập thêm cho trẻ.