d) Biện pháp 4: Tạo tình huống có vấn đề
3.3.3. Kiểm định kết quả thực nghiệm
Để so sánh sự khác biệt giữa nhóm ĐC và nhóm TN, đồng thời kiểm định hiệu quả việc xây dựng một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo trong TCĐK cho trẻ 5 – 6 tuổi, chúng tôi sử dụng phép thử T - student.
Bảng 3.5: Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm TN trước và sau TN
Nội dung tiến hành X
TTN δ2 TTN X STT δ2 TN | |T (n= 19) Tα (α=0.05) Nhóm TN trước và sau TN 1.53 2.47 2.26 2.14 1.96 1.045
Kết quả trên cho ta thấy, n= 0.05 ta có T α = 1.045 và T = 1.96 nên
| |T > T α. Điều đó có nghĩa là sự khác nhau giữa điểm trung bình cộng của nhóm TN trước và sau TN có ý nghĩa thống kê. Như vậy, có thể khẳng định những biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK đã áp dụng có tác động tích cực và mang lại hiệu quả thiết thực.
Bảng 3.6: Kiểm định kết quả thực nghiệm nhóm ĐC và nhóm TN sau TN
Nội dung tiến hành X ĐC δ2ĐC X
TN δ2 TN | |T (n= 37) Tα (α=0.05) Nhóm ĐC và nhóm TN sau TN 1.89 2.12 2.26 2.14 1.8 1.045
Kết quả trên cho thấy, n= 0.05 ta có T α = 1.045 và T = 2.7 nên
| |T > T α. Điều đó có nghĩa là sự khác nhau giữa điểm trung bình cộng của nhóm TN trước và sau TN có ý nghĩa thống kê. Như vậy, có thể khẳng định nếu được tác động bởi các biện pháp đã đề xuất thì mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ sẽ cao hơn so với trước TN và so với nhóm ĐC.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trò chơi đóng kịch là một hoạt động có tính lôi cuốn mạnh mẽ đối với trẻ ở trường MN, nó góp phần vào việc phát huy tính tích cực, phát triển khả năng sáng tạo và rèn luyện khả năng biểu cảm của trẻ. Hoạt động này cũng đòi hỏi ở GV và trẻ có sự đầu tư tốt về thời gian cũng như tinh thân say mê tập luyện, đặc biệt là sự nhiệt huyết vá sự linh hoạt của GV thì trò chơi mới thu được kết quả tốt nhất.
Dựa trên cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng, khóa luận đã đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK.
Sau khi tiến hành thực nghiệm cho thấy: Kết quả nhóm TN cao hơn nhiều so với kết quả nhóm ĐC.
Trước thực nghiệm, mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ cả hai nhóm TN và ĐC là tương đương nhau, trong đó tập trung chủ yếu ở mức trung bình, mức độ yếu vẫn chiếm một tỉ lệ đáng kể. Độ lệch chuẩn của hai nhóm còn lớn, chứng tỏ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ không đồng đều.
Sau TN, biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ ở 2 nhóm ĐC và TN đều cao hơn trước TN nhưng mức độ không giống nhau. Biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ nhóm TN cao hơn hẳn so với trước TN và với trẻ nhóm ĐC, trong đó tập trung chủ yếu ở mức độ tốt và khá, mức độ TB và yếu đã giảm đi rõ rệt.
Phép thử T – student đã khẳng định độ tin cậy, tính khả thi và hiệu quả của biện pháp phát triển khả năng sáng tạo trong TCĐK cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã được xây dựng trong khóa luận.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: Khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi là một phẩm chất tâm lý quan trọng, được hình thành trong quá trình hoạt động của trẻ. Hoạt động vui chơi trong dó có TCĐK là trò chơi có ưu thế phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ. Khi có những biện pháp phù hợp thì sẽ phát triển khả năng sáng tạo của trẻ trong TCĐK. Khả năng sáng tạo đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Vì thế, phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng và trẻ em MN nói chung là một việc làm rất cần thiết đòi hỏi phải xem đây như là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình GDMN hiện nay.
TCĐK là trò chơi đóng vai theo tác phẩm văn học của trẻ MG ở trường MN. TCĐK mang tính nghệ thuật cao nhưng vẫn là trò chơi của trẻ nên nó mang đầy đủ những tính chất của trò chơi là trẻ được vui vẻ, thoải mái thể hiện cảm xúc chân thực mà trẻ cảm nhận từ tác phẩm văn học. TCĐK giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những con đường thuận lợi để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi. Vì vậy, GV cần có những biện pháp phù hợp nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ, chuẩn bị hành trang bước vào lớp 1.
Kết quả điều tra thực trạng tại trường MN 20 – 10 trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng ta thấy: mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi chưa cao, chủ yếu tập trung ở mức trung bình. Nguyên nhân chính là giáo viên chưa biết khai thác thế mạnh của TCĐK trong việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ, chưa tôn trọng, tin tưởng vào khả năng của trẻ nên thường áp đặt trẻ đóng kịch theo ý mình. Giáo viên chưa tạo điều kiện, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ hết khả năng, năng lực của mình khi chơi TCĐK. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng của TCĐK nói riêng và hoạt động vui chơi nói chung.
Thực trạng mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ tập trung ở mức trung bình và yếu còn nhiều. Trong quá trình hoạt động cũng như trong khi chơi TCĐK, trẻ
chưa biết cách thể hiện những nét riêng biệt, bộc lộ được tính cách riêng của nhân vật. Bên cạnh đó trẻ chưa thể hiện được sự mạnh dạn, tự tin tròn giao tiếp với bạn, không chủ động bàn bạc, chia sẻ với bạn qua cả quan hệ thực lẫn quan hệ chơi.
Một trong những nguyên nhân là GV chưa biết tận dụng TCĐK làm phương tiện để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ và họ thực sự còn khó khăn trong việc lựa chọn, tìm kiếm các biện pháp tổ chức TCĐK nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ.
Trẻn cơ sở lý luận và thực tiễn, tôi đã xây dựng được 4 biện pháp tổ chức TCĐK nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Biện pháp1: Mở rộng hiểu biết cho trẻ về nghệ thuật diễn xuất
Biện pháp 2: Tạo cơ hôi để trẻ viết kịch bản cùng cô
Biện pháp 3: Xây dựng góc đóng kịch cho trẻ Biện pháp 4: Tạo tình huống có vấn đề
Kết quả TN các biện pháp phát triển khả năng sáng tạocủa trẻ 5 - 6 tuổi trong
TCĐK cho thấy mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của nhóm TN cao hơn so với
trước TN và với trẻ nhóm ĐC, đồng thời phép thử T - Student kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa. Kết quả đó đã chứng minh tính khả thi của biện pháp đã đề ra.
2. Kiến nghị sư phạm
Để việc tổ chức TCĐK nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MN mang lại hiệu quả hơn, đề tài đưa ra một số kiến nghị sau:
a) Đối với các cấp quản lý GDMN
Cần đưa vấn đề phát triển khả năng sáng tạo vào nội dung trọng tâm của chương trình giáo dục trẻ và triển khai cục thể vấn đề này vào trong thực tiễn.
Biên soạn và hỗ trợ tài liệu hướng dẫn thực hiện nội dung phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ thông qua TCĐK ở các trường MN.
Tổ chức tham quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm việc quản lý và thực hiện chương trình GDMN với các trường MN trên toàn quốc.
Đổi mới trong cách quản lý, cách kiểm tra đánh giá. Đồng thời tạo điều kiện và khuyến khích giáo viên được bộc lộ sự sáng tạo của mình trong tổ chức TCĐK cho trẻ MG.
b) Đối với trường MN
Ban giám hiệu trường MN cần nhận thức đúng đắn vai trò việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ nói chung và phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong TCĐK nói riêng để có quan điểm chỉ đạo cụ thể cho cán bộ giáo viên trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên, giữa các lớp trong trường về vấn đề phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCĐK ở trường MN.
Khuyến khích và phát động giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm về việc tổ chức TCĐK nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MN.
Cung cấp cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ hóa trang, phục trang đầy đủ, phong phú, đa dạng, hấp dẫn trẻ.
Tổ chức nhiều buổi diễn kịch trên sân khấu tại trường cho trẻ tham gia vào TCĐK.
Phối hợp với các ban ngành, đoàn hội để được bổ sung cơ sở vật chất cho các lớp học. Tăng cường việc chỉ đạo các GV tận dụng các khoảng không gian ngoài lớp học để có thể tổ chức những hoạt động biểu diễn nghệ thuật tập thể.
Tuyên truyền với phụ huynh để họ hiểu và thống nhất phối hợp với nhà trường trong việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TCĐK ở trường MN.
c) Đối với GVMN
Giáo viên cần quan tâm và nhận thức sâu sắc hơn vấn đề phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ nói chung và biện pháp tổ chức TCĐK nói riêng nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi, để vận dụng một cách khoa học, linh hoạt và sáng tạo, giúp cho trẻ có cơ hội để sáng tạo trong TCĐK. Sáng tạo trở thành sở thích và nhu cầu của trẻ.
Áp dụng đúng các nguyên tắc khi áp dụng các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ.
cho trẻ tại nhà, hay chuẩn bị đồ dùng cho trò chơi đóng kịch.
Giáo viên MN phải thực sự yêu nghề, mền trẻ, tôn trọng nhân cách của trẻ. GV cần nhận thức sau sắc hơn nữa về tầm quan trọng của việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MN trong giai đoạn hiện nay.
+ GV cần được bồi dưỡng thông qua các buổi thảo luận, chuyên đề, chia sẻ kinh nghiệm về nội dung, hình thức và biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi thông quá TCĐK ở trường MN một cách cụ thể.
+ GV cần tích cực trong việc tận dụng, khai thác các điều kiện môi trường, các tình huống nhằm cho trẻ có cơ hội đưa ra ý kiến của mình nhằm phát triển khả nắng sáng tạo hiệu quả nhất.
+ Cần sử dụng các biện pháp một cách linh hoạt, sử dụng đúng mục đích, kích thích được tính tích cực của trẻ trong hoạt đông giáo dục và vui chơi. Qua đó, GV nắm bắt được khả năng và sự phát triển của trẻ để từ đó có những kế hoạch giáo dục tiếp theo.
d) Với các lực lượng khác
Cần có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc tích lũy vốn kinh nghiệm chuẩn bị tiền đề cần thiết cho hoạt động về trò chơi đóng kịch cho trẻ.
Cần có những tài liệu bồi dưỡng và hướng dẫn một cách chuyên biệt về các biện pháp nâng cao mức độ khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi cũng như các lứa tuổi khác trong TCĐK.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ GD & ĐT (2010), Chương trình giáo dục Mầm non, NXB Giáo dục. [2]. Phạm Thị Châu – Nguyễn Thị Oanh – Trần Thị Sinh (2006), Giáo dục học
Mầm non, NXB ĐHQG Hà Nội.
[3]. Chương trình Giáo dục Mầm non (2012), NXB Giáo dục Việt Nam.
[4]. Nguyễn Thị Hòa (2011), Giáo trình giáo dục học Mầm non, NXB ĐHSP. [5]. Lã Thị Bắc Lý (2013), Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi Mầm non, NXB ĐHSP.
[6]. Lã Thị Bắc Lý – Lê Thị Ánh Tuyết (2014), Giáo trình phương pháp cho trẻ
làm quen với tác phẩm văn học, NXB Giáo dục Việt Nam.
[7]. Hoàng Thị Trà Mi (2013), Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi nhập vai sáng tạo trong trò chơi đóng kịch, Luận văn thạc sĩ khoa học.
[8]. Lương Thị Nga – Phùng Hữu Kiếm (1991), Trò chơi đóng vai theo tác phẩm
văn học trong trường mẫu giáo – nhà trẻ, Bộ GD & ĐT.
[9]. Hoàng Thị Phương (2009), Một số biện pháp hướng dẫn trò chơi đóng kịch
nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, Luận văn Thạc sĩ khoa
học.
[10]. Nguyễn Thị Ngọc Kim (2005), Một số biện pháp bồi dưỡng khả năng sáng
tạo của trẻ MG 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ theo ý thích, Luận văn thạc sĩ, Đại
học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
[11]. Nguyễn Thu Thủy (1986), Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ, NXB Giáo dục.
[12]. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) – Nguyễn Thị Như Mai – Đinh Thị Kim Thoa (1997), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non, NXB ĐHQG Hà Nội.
[13]. Phan Thu Hương (2000), Tiềm năng sáng tạo và biểu hiện của nó trong vận
động theo nhạc ở trẻ MG 5 – 6 tuổi, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà
[14]. Phạm Thị Kim Thoa, Một số biện pháp nhằm phát triển khả năng độc lập,
sáng tạo của trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động tạo hình, Luận văn thạc sĩ.
[15]. A.I. Xorokina (1979), Giáo dục học mẫu giáo (tập 1,2), NXB Giáo dục. [16]. A.N.Xmiêcrôp – A.N.Lêônchiep – X.L.Rubintein – B.M.Chieplop (1974), Tâm lí học, NXB Giáo dục Hà Nội.
[17]. L.X Vugotxky (1981), Tâm lý học nghệ thuật, NxbKhoa học Xã hội.
Trang web
[18]. http://vi.wikipedia.org/wiki/
[19]. https:/bien-phap-phat-huy-tinh-sang-tao-cho-tre-5-6-tuoi-trong-tro-choi- dong-kich
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ CÔNG THỨC TOÁN THỐNG KÊ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
1. Tính %
2. Tính trung bình cộng. Trung bình cộng là một tham số đặc trưng cho sự tập trung số liệu trong mẫu đó. Công thức:
X = xi
n
1
Trong đó: X là trung bình cộng N là số trẻ tham gia thực nghiệm x là giá trị của x tại điểm i
3. Độ lệch chuẩn (kí hiệu là δ) phản ánh sự sai lệch hay sự dao động, phân tán của các số liệu xung quanh giá trị trung bình cộng. Công thức :
δ = 1 ) ( 2 − − n x x ni i Trong đó: S là độ lệch chuẩn X là trung bình mẫu x là giá trị của x tại đểm i n là tổng s trẻ tham gia
4. So sánh sự khác biệt của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
T=(x-y) 2 2
Sy Sx
n
+
Trong đó: x là điểm trung bình của nhóm thực nghiệm
y là đểm trung bình của nhóm đối chứng Sx là phương sai của nhóm thực nghiệm Sy là phương sai của nhóm đối chúng n là tổng số trẻ tham gia của mỗi nhóm
Dùng bảng phân phối Student ứng với α=0,05 để tìm Tα . Nếu │T│> Tα thì sự khác biệt giữa 2 nhóm là có ý nghĩa. Nếu │T│< Tα thì sự khác biệt giữa 2 nhóm là không có ý nghĩa.
PHỤ LỤC 2
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Với mong muốn góp phần phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, tôi đã thực hiện đề tài: “Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch”. Rất mong nhận được sư hợp tác nhiệt tình của chị.
Xin chị vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô những ý kiến mà chị cho là phù hợp nhất hoặc ghi câu trả lời ngắn gọn.
Phần 1: Thông tin cá nhân
- Giáo viên lớp: ... Trường: ... - Trình đồ chuyên môn:
Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học - Thâm niên công tác:
Dưới 5 năm Từ 5 – 10 năm Trên 10 năm
Phần 2: Nội dung khảo sát
Câu 1: Theo chị, khái niệm sáng tạo là gì? (Chọn phương án đúng nhất) Sáng tạo là quá trình tư duy độc lập, con người đã phối hợp, biến đổi và xây dựng nên những cái mới trên bình diện cá nhân hay xã hội từ những kinh nghiệm có sẵn của mình.
Sáng tạo cái lưới không phân biệt kết quả tạo ra nó có ý nghĩa thực hiện cụ thể hay có ý nghĩa về mặt tư duy – tình cảm.
Sáng tạo là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới không bị gò bó, phụ