Cơ sở thực tiễn về quảnlý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 37 - 42)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quảnlý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.2 Cơ sở thực tiễn về quảnlý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

doanh theo các quy định của Nhà nước. Người lao động chưa ý thức được những quyền lợi mà mình được hưởng khi tham gia BHXH, trong khi đó người sử dụng lao động lại muốn tiết kiệm một phần chi phí sản xuất kinh doanh đáng lẽ ra phải đóng góp BHXH cho người lao động của mình. Có lúc, có nơi người lao động và người sử dụng lao động đã đồng tình với nhau để khơng tham gia BHXH, họ mong có được thêm một khoản thu nhập từ nguồn tiền đóng vào BHXH, họ sử dụng tiền đóng BHXH để chia nhau. Cũng có tình trạng một số doanh nghiệp (trong đó có cả những doanh nghiệp Nhà nước) đã cố tình chiếm dụng số tiền đóng BHXH cho người lao động để sử dụng làm vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gây ra tình trạng né tránh, nợ đọng tiền đóng BHXH. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho công tác thu BHXH không đạt được hiệu quả cao. (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2011).

2.1.5.5. Các phương pháp thu BHXHBB

Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, thực hiện chính sách an sinh xã hội. Nên ngành cũng đã chú trọng tới việc trang bị các phương tiện hỗ trợ cho hoạt động quản lý thu. Như tất cả các cán bộ làm công tác thu đều được trang bị máy vi tính có kết nối với hệ thống máy chủ ở BHXH tỉnh thông qua đường truyền cáp quang riêng, nơi làm việc được bố trí ở nơi rơng rãi thuận tiện để tiếp đối tượng tham gia BHXH. (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2011).

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC BUỘC

2.2.1. Kinh nghiệm của một số huyện trong nước

2.2.1.1 Kinh nghiệm của bảo hiểm xã hội huyện Quế Võ, Bắc Ninh

Năm 2013, số thu BHXH, BHYT, BHTN của Quế Võ, Bắc Ninh là 2.065,58 tỷ đồng, tăng 519,26 tỷ đồng so với năm 2012. Trong đó, thu BHXH bắt buộc là 1.362,72 tỷ đồng. Tổng số số đơn vị tham gia BHXH, BHYT là 3.417 doanh nghiệp, đơn vị với 722.622 người, tăng 10,8% so với năm 2012. Trong đó, số người tham gia BHXH bắt buộc là 188,558 người. BHXH huyện Quế Võ, Bắc Ninh luôn nằm trong số 10 huyện, thành phố đạt tỷ lệ thu cao nhất cả nước.

Mặc dù vậy, số tiền nợ BHXH, BHYT năm 2013 là 159,8 tỷ đồng, chiếm 6,5% so với tổng số phải thu; có 515 đơn vị, doanh nghiệp nợ BHXH từ 03 tháng

trở lên với số tiền 84,78 tỷ đồng. Do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, các ngành chức năng, các sở chủ quản chưa tìm được biện pháp hữu hiệu để quản lý, thúc đẩy sản xuất, do đó sản xuất ở một số ngành bị thu hẹp, khiến người lao động phải đối mặt với tình hình việc làm khơng ổn định, thu nhập thấp; người sử dụng lao động ở một số doanh nghiệp nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về trách nhiệm của mình và chưa tuyên truyền sâu, rộng về chế độ chính sách đối với người lao động; bản thân người lao động cũng thiếu hiểu biết về chính sách BHXH; cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức trong chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, coi đó là nhiệm vụ của người sử dụng lao động và cơ quan BHXH; tổ chức cơng đồn ở nhiều doanh nghiệp chưa phát huy vai trò bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng tham gia BHXH, BHYT của người lao động; việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các doanh nghiệp cố tình vi phạm chính sách BHXH, BHYT cịn nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao (Minh Đức, 2013).

Để giải quyết những khó khăn nêu trên, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Quế Võ, Bắc Ninh đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ chính trị, ngay sau đó tiếp tục được các huyện, thị, thành ủy và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai sâu rộng. Trong quá trình triển khai, BHXH huyện Quế Võ, Bắc Ninh với vai trò là cơ quan đầu mối tiếp tục tham mưu kịp thời, thường xuyên báo cáo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện về việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN để tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác BHXH, BHYT, chấn chỉnh kịp thời các sai sót, vướng mắc. Tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan trong việc thanh, kiểm tra doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN kéo dài, kiên quyết xử phạt đơn vị, doanh nghiệp vi phạm. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm cơng tác BHXH, BHYT. Thường xun rà sốt, tổng hợp số phải thu BHXH, BHYT, BHTN, tổng hợp báo cáo BHXH Việt Nam, giao bổ sung kế hoạch thu. Tổ chức nợ BHXH, tích cực tăng cường kiểm tra hơn nữa, đôn đốc thu nộp BHXH, BHYT, BHTN thường xuyên báo cáo Giám đốc BHXH huyện để có biện pháp xử lý kịp thời (Minh Đức, 2013).

2.2.1.2. Kinh nghiệm của bảo hiểm xã hội huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

BHXH tỉnh đóng trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Năm 2013 BHXH huyện Thái Thụy đã đạt được kết quả cao trong thực hiện nhiệm vụ được giao, được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tặng "Bằng khen" đạt thành tích xuất sắc trong công tác thu BHXH, BHYT. Qua nghiên cứu Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 của BHXH huyện Thái Thụy cho thấy kết quả như sau: phát triển tăng mới 16 đơn vị với 1.008 lao động tham gia BHXH bắt buộc, nâng tổng số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc là 411 đơn vị với số lao động tham gia BHXH bắt buộc là 9.975 người chiếm 87,5% số lao động trong các đơn vị sử dụng lao động đóng trên địa bàn huyện; số thu BHXH đạt 185,4 tỷ đồng đạt 106,2% kế hoạch giao, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước; Số nợ đọng BHXH chỉ còn 390 triệu đồng, tương đương 0,2% kế hoạch thu, giảm 4,18% so với cùng kỳ năm trước. Có được kết quả trên là do: BHXH huyện Thái Thụy ngay từ đầu năm tổ chức cho cán bộ viên chức ký giao ước thi đua, phấn đấu 30% cán bộ, viên chức có sáng kiến kinh nghiệp áp dụng cải tiến trong công tác quản lý thu BHXH; Thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH tỉnh Thái Bình, UBND huyện, huyện uỷ Thái Thuỵ trong việc thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn huyện; BHXH huyện định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Huyện uỷ nghe chuyên đề về thực hiện chính sách BHXH và triển khai tới các cơ sở Đảng; Tham mưu Thường trực HĐND huyện tổ chức cùng với các ngành Cơng đồn, Lao động TBXH, BHXH đi giám sát một số đơn vị trong việc thực hiện chính sách BHXH cho người lao động, tập trung vào các doanh nghiệp có số nợ đọng lớn để đơn đốc trong việc thu nộp BHXH bắt buộc; Tăng cường công tác tuyên truyền để chủ sử dụng và người lao động hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia BHXH từ đó tự giác chấp hành theo quy định (Trần Quốc Tuý, 2006).

2.2.1.3. Kinh nghiệm của bảo hiểm xã hội thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

Theo nguồn thống kê của Chi cục thống kê Thành Phố tỉnh Nam Định năm 2013, trên địa bàn Thành Phố có 415 đơn vị, tổ chức SXKD đang hoạt động sử dụng 12.112 lao động, nhưng thực tế mới có 365 đơn vị với 8.477 lao động tham gia BHXH, một số đơn vị doanh nghiệp nợ đọng BHXH kéo dài với số tiền trên 8 tỷ đồng chiếm 4%. Năm 2014 BHXH Thành Phố đã đưa ra nhiều phương hướng, biện pháp để giải quyết, khắc phục có hiệu quả như tuyên truyền trên Báo địa phương, Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh đều có chun trang, chun mục giải đáp chế độ, chính sách BHXH, kể cả các Đài Truyền thanh địa phương. Trên một số trục đường lớn, khu cơng nghiệp đều có pa nơ, áp phích; in các tài liệu

phát tay, các văn bản hướng dẫn gửi các doanh nghiệp. Thực hiện ký kết công tác phối hợp với Ban quản lý khu công nghiệp An Xá, Hoà Xá về việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Trên cơ sở đó, cơ quan BHXH Thành Phố nắm bắt được chính xác số doanh nghiệp và lao động để có biện pháp tích cực vận động; đồng thời phối hợp với Phòng LĐTB&XH, Liên đoàn Lao động, tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành để chấn chỉnh kịp thời các vi phạm; những đơn vị cố tình vi phạm thì lập Biên bản xử lý hành chính hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền, các tổ chức tín dụng, Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước can thiệp. Đối với những doanh nghiệp nợ đọng BHXH kéo dài; tăng cường cán bộ xuống đơn vị để đôn đốc chủ sử dụng lao động, lập bản cam kết kế hoạch trả nợ, củng cố hồ sơ khởi kiện ra Tòa án đối với các đơn vị cố tình vi phạm luật BHXH. Đến hết năm 2014 BHXH thành phố Nam Định tỉnh Nam Định đã phát triển mở rộng hầu hết các đơn vị và số lao động đang lao động trong doanh nghiệp tham gia BHXH bắt buộc, các đơn vị đã thực hiện tốt công tác BHXH, Tỷ lệ nợ đọng tiền BHXH giảm xuống còn 2,2% so với cùng kỳ năm trước (Phạm Trường Giang, 2006).

2.2.2. Bài học rút ra từ kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Những địa phương đạt được hiệu quả cao trong quản lý thu BHXH bắt buộc đều có chung một điểm là biết tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao một cách sáng tạo, không rập khn máy móc, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị ở cơ sở tham gia vào công tác BHXH, bài học kinh nghiệm cần được rút ra, đó là:

- Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương trong công tác BHXH. Thực hiện phương châm cấp uỷ Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, cơ quan BHXH làm tham mưu, có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan hữu trách, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong công tác BHXH mà trọng tâm là khắc phục nợ tồn đọng BHXH và phát triển đối tượng tham gia BHXH.

- Công tác dự báo phải đi trước một bước để có những căn cứ khoa học, số liệu sát thực, nhằm xây dựng kế hoạch phát triển nguồn thu một cách vững chắc, đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời thường xuyên có sự điều chỉnh để có dự báo sát với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhằm đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời, khơng bỏ sót nguồn thu.

- Cơ quan BHXH phải chủ động các biện pháp công tác, đặc biệt coi trọng năng lực xây dựng các phương án tổ chức thực hiện, năng lực chuyên môn,

nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu, làm cho đối tượng tham gia BHXH tin tưởng, phấn khởi và yên tâm khi tham gia BHXH, biến quá trình nhận thức từ bắt buộc sang tự giác thực hiện.

- Tổ chức tốt công tác phối hợp liên ngành trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về đóng BHXH; phương châm là đề cao công tác thông tin, tuyên truyền, vận động thuyết phục là chủ yếu, nhưng không xem nhẹ xử lý vi phạm, đặc biệt chọn một đến hai đơn vị điển hình, lập hồ sơ kiến nghị khởi tố ra Tồ án để răn đe, giáo dục chung.

Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển đối tượng, đôn đốc thu hồi nợ đọng BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 37 - 42)