Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 43)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.3.1. Về kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2018 ước đạt 15,7%, vượt mục tiêu đại hội 0,2%. GRDP bình quân đầu người năm 2018 ước đạt 37,43 triệu đồng, vượt 10,73 triệu đồng so với mục tiêu đại hội.

- Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển theo hướng nâng cao năng

suất, chất lượng và hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 3,2%; cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển kinh tế trang trại, gia trại có sự chuyển dịch tích cực. Diện tích vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao đạt 4.000 ha, vượt 300 ha so với kế hoạch; cơ cấu lại bộ giống lúa phù hợp với từng vùng sản xuất, nhiều loại giống lúa cũ được thay bằng giống mới, đem lại hiệu quả cao; cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa được áp dụng ở hầu hết các địa phương; hình

thành một số vùng sản xuất rau an tồn, mơ hình trồng hoa cao cấp; sản lượng lương thực có hạt bình qn hàng năm đạt 58.647 tấn, dự kiến sản lượng năm 2018 cao hơn năm 2016 là 1.614 tấn; giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp năm 2018 ước đạt 85 triệu đồng/ha, tăng 20 triệu đồng so với năm 2016, vượt mục tiêu đại hội. Chăn nuôi phát triển theo hướng chăn nuôi trang trại, gia trại; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ước đạt 3,6%; con nuôi đặc sản như chim trĩ, chim bồ câu pháp, vịt trời, lợn rừng được ni ở nhiều địa phương. Duy trì bảo vệ tốt diện tích 65 héc ta rừng trồng, cơng tác phịng chống cháy rừng được thực hiện nghiêm ngặt, không để xảy ra vụ cháy lớn. Giá trị sản xuất thủy sản hàng năm bình qn tăng 5,8%/năm; mơ hình ni các loại thủy sản hiệu quả cao được phát triển ở nhiều địa phương.

- Sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng

bình quân hàng năm đạt 21%, vượt mục tiêu đại hội; giá trị sản xuất năm 2018 ước đạt 721,526 tỷ đồng. Năm 2018, dự kiến có 250 doanh nghiệp, tăng 3,8 lần so với năm 2016, bình quân 315 dân/1 doanh nghiệp. Trong 5 năm, đã hình thành thêm 190 cơ sở sản xuất mới; các sản phẩm chủ lực như đá ốp lát, đá xây dựng, đồ gỗ, thức ăn gia súc, gạch nung ... vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng khá; sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như gạch lát đường, đá ốp lát, sản phẩm từ nghề đúc đồng thủ công, các sản phẩm chế biến từ nông sản, thực phẩm truyền thống phát triển ổn định; các sản phẩm mới được tạo ra như gạch Tezazzo; các sản phẩm bê tông, cấu kiện xây dựng đúc sẵn, thức ăn gia súc; du nhập mới một số ngành nghề nông thơn như sửa chữa máy móc cơ, điện nơng nghiệp.

Hoạt động xây dựng phát triển khá; có 20 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thu hút và tạo việc làm cho 585 lao động, doanh thu trên 147 tỷ đồng; năng lực chun mơn và trình độ kỹ thuật từng bước được nâng lên, một số doanh nghiệp có khả năng thi cơng nhà cao tầng và cơng trình có u cầu kỹ thuật cao; góp phần đáng kể vào đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới của huyện trong những năm qua.

- Các loại hình dịch vụ được duy trì và có bước phát triển khá. Tốc độ tăng

trưởng bình quân hàng năm đạt 19,7%, vượt mục tiêu đại hội. Dịch vụ thương mại được quan tâm mở rộng; tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2018 ước đạt 2.800 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2016; một số tụ điểm kinh tế như thị trấn Rừng Thông, Cầu Thiều, Mộc Nhuận, Bôn, Văn Thắng, Rủn kết hợp với chợ nông thôn

tạo thành mạng lưới thương mại rộng khắp trên địa bàn, tạo điều kiện trao đổi, giao lưu hàng hố, thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất, góp phần làm thay đổi bộ mặt nơng thơn. Dịch vụ tín dụng phát triển, hoạt động ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng chính sách xã hội và quỹ tín dụngnhân dân trên địa bàn ngày càng có hiệu quả. Dịch vụ vận tải phát triển, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại của nhân dân, số phương tiện vận tải hàng hóa và vận tải hành khách đều tăng. Dịch vụ Bưu chính viễn thông phát triển nhanh, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, nâng cấp, mở rộng ngày càng hoàn thiện. Phát triển dịch vụ mới như internet, thông tin quảng cáo, dịch vụ sự kiện, sửa chữa các thiết bị truyền thông, thiết bị điện tử, tin học,... các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như đại lý xăng dầu, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, thức ăn gia súc, đồ gỗ gia dụng. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tuy gặp khó khăn về thị trường nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng khá: Từ 7,589 triệu USD (năm 2016) tăng lên 15,5 triệu USD (năm 2018), vượt mục tiêu đại hội 3,5 triệu USD.

3.1.3.2. Tình hình dân số và lao động

Huyện Đông Sơn gồm 16 xã, thị trấn, tính đến tháng 12 năm 2018 tổng dân số của toàn huyện là 118.393 người trong đó nam là 58.425 người chiếm 49,3%. Năm 2018 tồn huyện có 33.618 hộ gia đình, trong số đó có tới 57,9% số hộ thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Số lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ lệ lớn và tương đối ổn định qua các năm, điều này cho thấy phần lớn dân cư của huyện Đống Sơn đều tập trung sản xuất nông nghiệp và có đời sống phụ thuộc vào nơng nghiệp. Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản của các năm lần lượt là 59,6%; 59,4%; và 59,3%. Lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng qua các năm tuy nhiên tỷ trọng vẫn cịn thấp.

Có thể nói nguồn lao động của huyện khá dồi dào, song trình độ cịn hạn chế. Tình trạng khơng có hoặc thiếu việc làm nhất là đối với thanh niên, học sinh mới ra trường cũng như lực lượng lao động nơng nhàn vẫn cịn là vấn đề bức xúc cần được giải quyết, đặc biệt trong khi dịch chuyển cơ cấu kinh tế còn chậm, cơ cấu lao động chưa cân đối còn năng về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, du lịch chưa phát triển đa dạng...đã gây ra hạn chế rất lớn đến khả năng khai thác triệt để nguồn tài nguyên quý giá này, đồng thời gây khó khăn trong việc quản lý và phát triển đối tượng tham gia BHXH.

Bảng 3.1. Tình hình dân số, lao động của huyện Đống Sơn giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%)

Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) 2017/2016 2018/2017 BQ I. Tổng số hộ Hộ 31.845 100 32.725 100 33.618 100 102,8 102,7 102,7

1. Nông, lâm, thủy sản Hộ 19.393 60,9 19.421 59,4 19.465 57,9 100,1 100,2 100,1

2. Công nghiệp, XD Hộ 4.522 14,2 4.549 13,9 4.606 13,7 100,6 101,2 100,9

3. Thương mại, dịch vụ Hộ 2.197 6,9 2.389 7,3 2.437 7,2 108,7 102 105,3

4. Hộ khác Hộ 5.733 18 6.366 19,4 7.111 21,2 111 111,7 111,3

II. Tổng dân số Người 116.937 100 117.768 100 118.393 100 100,7 100,5 100,6

1. Nam Người 57.550 49,3 58.059 49,3 58.425 49,3 100,8 100,6 100,7

2. Nữ Người 59.388 50,7 59.709 50,7 59.968 50,7 100,5 100,4 100,4

III. Tổng lao động Người 62.144 100 62.417 100 62.748 100 100,2 100,4 100,3

1. Nông, lâm, thủy sản Người 34.368 59,6 34.310 59,4 34.390 59,3 99,8 100,2 100

2. Công nghiệp, XD Người 9.464 16,4 9.865 17,1 10.358 17,9 104,2 105 104,6

3. Thương mại, dịch vụ Người 3.961 6,9 4.257 7,4 4.465 7,7 107,5 104,9 106,2

4. Ngành khác Người 9.890 17,1 9.355 16,2 8.797 15,2 94,6 94 94,3

IV. Một số chỉ tiêu BQ

1. Nhân khẩu/hộ Người 3,67 - 3,6 - 3,52 - - - -

2. Lao động/hộ Người 1.95 - 1,9 - 1,86 - - - -

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Đông Sơn (2018)

32

3.1.4. Khái quát về bảo hiểm xã hội huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa

3.1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội huyện Đơng Sơn, Thanh Hóa

BHXH huyện Đông Sơn được thành lập theo Quyết định số 137/QĐ- TCCB ngày 15/6/1995 của Giám đốc BHXH tỉnh Thanh Hóa, trên cơ sở sáp nhập hai bộ phận từ Liên đoàn lao động huyện Đơng Sơn và Phịng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đơng Sơn. Lúc mới thành lập hết sức khó khăn về cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị phục vụ cơng tác chun mơn còn chưa được trang bị đầy đủ…Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, hiện nay BHXH huyện Đơng Sơn đã có cơ sở vật chất đầy đủ, địa điểm làm việc khang trang thuận lợi,

trụ sở làm việc với diện tích 250m2, tại Thị Trấn Đông Sơn huyện Đông Sơn tỉnh

Thanh Hóa. Thực hiện Quyết định số 20/QĐ-2002/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sáp nhập BHYT Việt Nam vào BHXH Việt Nam, ngày 01/01/2003 toàn bộ chức năng nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của Chi nhánh BHYT Đông Sơn sáp nhập vào BHXH huyện Đông Sơn và có tên gọi chung là BHXH huyện Đơng Sơn thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa.

3.1.4.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của bảo hiểm xã hội huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa

* Chức năng

- BHXH huyện Đông Sơn là đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh Thanh Hóa đặt

tại huyện Đơng Sơn, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT và trực tiếp thực hiện công tác quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn huyện Đông Sơn;

- Bảo hiểm xã hội huyện Đông Sơn chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa; chịu sự quản lý về hành chính Nhà nước của UBND huyện Đông Sơn;

- BHXH huyện Đơng Sơn có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và trụ sở làm việc riêng.

* Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan BHXH huyện Đông Sơn hoạt động gồm: + Giám đốc BHXH huyện Đơng Sơn là người có vị trí cao nhất trong cơ quan BHXH huyện Đông Sơn, là người trực tiếp lãnh đạo cán bộ công chức viên chức của cơ quan.

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức bảo hiểm xã hội huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Nguồn: BHXH Việt Nam (2011) Chỉ đạo trực tiếp

Phối hợp thực hiện

+ Các Phó giám đốc là những cán bộ trực tiếp giúp việc cho Giám đốc BHXH huyện đồng thời chỉ đạo các phòng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đã được Ban giám đốc giao.

+ Các bộ phận nghiệp vụ như: Bộ phận thu; Bộ phận cấp sổ BHXH, thẻ BHYT - phụ trách Công nghệ thông tin; Bộ phận chế độ chính sách; Bộ phận tiếp nhận và quản lý hồ sơ (1 cửa); Bộ phận Giám định BHYT; Bộ phận Kế tốn;Bộ phận Hành chính - Tạp vụ.

Bảo hiểm xã hội huyện Đơng Sơn có tổng số 24 viên chức, lao động hợp đồng, trong đó: Viên chức, lao động hợp đồng nam là 10 người chiếm 41,7%; nữ là 14 ngườichiếm 58,3% tổng số viên chức cơ quan;

Để tránh sự chồng chéo trong việc thực hiện các nhiệm vụ, Giám đốc Giám đốc Phó giám đốc phụ trách thu Phó giám đốc phụ trách giám định BHYT Bộ phận thu Bộ phận cấp sổ, thẻ Bộ phận chế độ chính sách Bộ phận tiếp và QLHS Bộ phận giám định BHYT Bộ phận Kế tốn Bộ phận hành chính, tạp vụ

BHXH huyện đã phân công cho mỗi viên chức phụ trách những nhiệm vụ cụ thể. Đội ngũ viên chức ln phát huy tốt truyền thống đồn kết thống nhất, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong công việc và tâm huyết với ngành; có phẩm chất, đạo đức trong sáng. Tổ chức cho viên chức tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ do BHXH tỉnh Thanh Hóa tổ chức để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, với phương châm vừa làm vừa tổng kết thực tiễn, ứng phó linh hoạt, chuyển tác phong làm việc từ hành chính thụ động sang tác phong phục vụ, lấy việc thực hiện tốt chính sách và tác phong phục vụ là công cụ tuyên truyền cho chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và của ngành đề ra.

*Nhiệm vụ

- Xây dựng, trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa kế hoạch phát triển BHXH huyện Đơng Sơn dài hạn, ngắn hạn và chương trình cơng tác năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; tổ chức khai thác, đăng kí quản lí các đối tượng tham gia và hưởng BHXH, BHYT theo phân cấp;

- Tổ chức thực hiện hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động lập danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Theo dõi, đôn đốc việc thu nộp BHXH, BHYT đối với các đơn vị, tổ chức và cá nhân tham gia BHXH, BHYT, BHTN;

- Cấp sổ, tờ rời xác nhận quá trình, chốt sổ BHXH, in và cấp thẻ BHYT cho các đối tượng tham gia;

- Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ của đối tượng để trực tiếp giải quyết và chuyển BHXH tỉnh Thanh Hóa giải quyết cho các đơn vị và đối tượng đề nghị gồm; Chế độ hưu trí, tử tuất, Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, ốm đau - thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ, trợ cấp BHXH một lần, trợ cấp thất nghiệp, chi phí khám chữa bệnh BHYT trực tiếp;

- Ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lí thu do UBND xã, thị trấn giới thiệu, bảo lãnh thực hiện thu BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện ở 16 xã, thị trấn;

- Hằng năm thực hiện ký hợp đồng và thanh quyết toán với 02 Bệnh viện đa khoa về việc khám và điều trị cho các đối tượng có thẻ BHYT. Thực hiện công tác giám định BHYT thường xuyên tại bệnh viện để bảo vệ quyền lợi của người có thẻ BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT;

- Thực hiện kiểm tra, giám sát công tác quản lý đối tượng và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho đối tượng hằng tháng qua đại diện chi trả tại điểm Bưu điện xã, thị trấn;

- Trực tiếp chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ trợ cấp BHXH một lần khi nghỉ hưu, trợ cấp BHXH 1 lần điều 55, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp khu vực một lần, trợ cấp tai nạn lao động một lần, mai táng phí, tuất một lần;

- Từ chối việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN không đúng quy định;

- Kiểm tra, giải thích, hướng dẫn, giải quyết trong thẩm quyền các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân tham gia, cơ sở khám chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật. Thực hiện việc thu hồi khoản chi sai, lĩnh quá chế độ BHXH, BHYT, BHTN;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội ở huyện, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức, thực hiện công tác kiểm tra hằng năm theo kế hoạch được Giám đốc BHXH tỉnh phê duyệt; đề xuất, kiến nghị với cơ quan các cấp có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động; cơ sở khám chữa bệnh BHYT và cá nhân vi phạm pháp luật về chế độ BHXH, BHYT, BHTN;

- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thơng tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức cơng đồn u cầu. Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)