Nhóm các giải pháp cho cơ quan bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 86 - 94)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quảnlý thu bảo hiểm xã hộ

4.3.2. Nhóm các giải pháp cho cơ quan bảo hiểm xã hội

4.3.2.1. Đào tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm và trình độ chun mơn cán bộ làm cơng tác quản lý thu và đổi mới phong cách phục vụ

Những năm qua, BHXH Việt Nam đã nỗ lực đổi mới, kiện tồn hệ thống tổ chức, chuẩnhóa nhân sự; đặc biệt là nâng cao đạo đức công vụ, nghề nghiệp và thực hiện chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính thụ động sang phục vụ. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Để nâng cao năng lực quản lý, trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác thu, chi BHXH, BHXH huyện Đông Sơn cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:

- Cán bộ làm công tác thu, phát triển đối tượng phải nắm vững địa bàn, nâng cao khả năng thuyết phục đối với đơn vị khi vận động phát triển đối tượng, sâu sát cơ sở, DN được giao chuyên quản, phải là cầu nối giữa chính sách của

Đảng, Nhà nước với NLĐ.

- Cán bộ làm công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả phải đổi mới phong cách phục vụ, nêu cao ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân; coi việc của tổ chức, cá nhân là việc của mình để tận tâm giải quyết; biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắn của khách đến giao dịch để cải tiến quy trình, trả kết quả đúng hạn;

- Cán bộ làm cơng tác nghiệp vụ giải quyết chế độ chính sách BHXH và giám định chi phí khám chữa bệnh BHYT, phải tích cực nghiên cứu, nắm vững các quy định của chính sách để cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết, xử lý đúng người, đúng phạm vi mức độ quyền lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân…

- Bảo hiểm xã hội huyện Đông Sơn cũng cần phải đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao nhận thức cho lãnh đạo các đơn vị trong tồn hệ thống về vai trị của công tác đào tạo, bồi dưỡng ván bộ viên chức; có cơ chế đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ quản lý các cấp một cách khoa học, hợp lý, phù hợp. Dùng tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập chính đáng làm địn bẩy, kích thích tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động. Có cơ chế khuyến khích trong quản lý, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Đưa chương trình giảng dạy BHXH vào các trường đại học, cao đẳng, trung học thuộc khối kinh tế.

- Một phần rất quan trọng trong đổi mới tác phong phục vụ đó là giao tiếp ứng xử với đối tượng. Đối tượng là những người lao động đóng BHXH, người sử dụng lao động, người thụ hưởng BHXH, những đối tác có liên quan trong BHXH. Để các công đoạn trong hoạt động BHXH có hiệu quả điều không thể thiếu là phải có một cách ứng xử với đối tượng một cách tốt nhất.

- Đi cùng với việc yêu ngành, yêu nghề của cán bộ, công chức là tinh thần trách nhiệm. Nắm vững kiến thức nghiệp vụ chuyên môn là chưa đủ, mà cần phải có tinh thần trách nhiệm của bản thân đối với cơng việc đó. Cơng việc của cán bộ, công chức ngành BHXH thường gắn liền với phổ biến tuyên truyền, giải thích chính sách xã hội hiện đang thực hiện, gắn với tài chính kinh tế. Cơng việc đó liên quan trực tiếp đến nhiều người, nhiều bộ phận cơng tác. Chính vì vậy, khi thực hiện cần phải đề cao vai trị trách nhiệm đối với cơng việc để tránh nhầm lẫn và bỏ sót.

- Cán bộ chun mơn thường xun nâng cao trình độ cơng nghệ thơng tin và cập nhật văn bản mới ứng dụng phần mềm vào nhiệm vụ ngành giao.

4.3.2.2. Các biện pháp bảo toàn và phát triển quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Như chúng ta đã biết, thực hiện tốt công tác chi trả các chế độ sẽ là nhân tố thúc đẩy hiệu quả thu, ngược lại, công tác thu thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chi trả. Như vậy tất yếu đặt ra vấn đề: Bảo tòan và phát triển quỹ BHXH, bởi vì quỹ BHXH tăng trưởng thì cơng tác chi trả cho các chế độ mới được thuận lợi và đảm bảo.

- Cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ BHXH, tận dụng nguồn vốn trong từng thời gian thích hợp, kết hợp giữa cho vay dài hạn và cho vay ngắn hạn, đổi mới phương pháp xác định lãi suất cho vay… và kiến nghị hình thành tổ chức đầu tư chuyên nghiệp để bảo đảm an toàn và tăng trưởng quỹ tốt.

- Một trong những giải pháp quan trọng hiện đang được nghiên cứu thực hiện là tăng tuổi nghỉ hưu và cần có chính sách điều chỉnh tuổi về hưu theo hướng tăng lên tương ứng, nhằm bảo đảm giữ vững ổn định quỹ hưu trí. Trước mắt có thể thực hiện đối với một số nhóm đối tượng, sau đó mở rộng ra tồn bộ lực lượng lao động, theo hướng bảo đảm bình đẳng giới, phù hợp với đặc thù nghề nghiệp, đặc điểm tâm sinh lý, điều kiện lao động, tận dụng nguồn lao động chất lượng cao nhưng cũng phải tính đến việc bố trí việc làm cho lao động trẻ.

- Tiếp tục lấy nguyên tắc hạch toán cân đối thu chi quỹ làm căn bản trong trong chính sách BHXH. Trên cơ sơ nguyên tắc này, cần xác định mức đóng và mức trợ cấp hợp lý theo từng thời kỳ phù hợp với sự biến động của giá cả, khả năng đầu tư tăng trưởng nguồn quỹ.

- Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: Chẳng hạn các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh sử dụng từ 5 lao động trở lên.

4.3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để xử phạt, khen thưởng

Thanh tra, kiểm tra là phương thức của quản lý; chính sách pháp luật về thanh tra, kiểm tra cần tiếp tục được hoàn thiện cho phù hợp với tính đa dạng, phức tạp trong hoạt động BHXH; chế tài xử phạt phải đủ mạnh để tác động đến thay đổi nhận thức, hành vi; thanh tra kiểm tra không chỉ phát hiện, thu hồi, xử lý vi phạm, mà quan trọng hơn là nâng cao kỷ cương, kỷ luật, ý thức chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; đảm bảo quyền an sinh xã hội cho mọi công dân theo quy định của Hiến pháp 2013.

- Chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung thanh tra, kiểm tra; tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành; công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT.

- Tăng cường học tập nghiên cứu tài liệu, các văn bản quy phạm pháp luật, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ và các chế độ chính sách BHXH nhằm giải quyết các khiếu nại tố cáo đúng chế độ, quy định, đầy đủ và nhanh chóng;

- Bên cạnh việc xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm, đề nghị các cấp biểu dương, động viên khen thưởng kịp thời bằng vật chất và tinh thần cho các cá nhân, đơn vị thực hiện tốt chế độ chính sách BHXH hằng năm.

4.3.2.4. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, vai trò của tổ chức cơng đồn và cơ quan báo chí trong quản lý thu bảo hiểm bắt buộc

Thứ nhất, Phối hợp giữa Phịng LĐTB & XH và BHXH huyện Đơng Sơn

về quản lý đối tượng thu BHXHBB bắt buộc. * Cơ sở đề xuất:

- Việc quản lý, tổ chức thu BHXHBB được thực hiện trên cơ sở NLĐ có quan hệ LĐ, có thu nhập từ LĐ được thể hiện cụ thể dưới hình thức HĐLĐ.

- Theo quy định tại Điều 182 Luật LĐ năm 2005 quy định: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đơn vị SDLĐ bắt đầu hoạt động, NSDLĐ phải khai trình việc sử dụng LĐ và trong quá trình hoạt động phải báo cáo tình hình thay đổi về nhân công với cơ quan LĐ địa phương theo quy định của Bộ LĐTBXH. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đơn vị chấm dứt hoạt động, NSDLĐ phải báo cáo với cơ quan LĐ địa phương về việc chấm dứt sử dụng LĐ.

- Theo Chương trình phối hợp số 1901/CTPH-BLĐTBXH -BHXHVN ngày 11/6/2010 của Bộ LĐTBXH - BHXH Việt Nam trong xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật về BHXH: Sở LĐTBXH và BHXH tỉnh có trách nhiệm xây dựng nội dung phối hợp hoạt động giữa phòng chức năng hoặc đơn vị liên quan thuộc Sở và BHXH tỉnh trong việc quản lý đối tượng, thu BHXHBB.

* Nội dung phối hợp:

- Quản lý đơn vị SDLĐ thuộc các thành phần kinh tế theo mã số: Mỗi đơn vị có mã số riêng để theo dõi, quản lý việc thực hiện khai trình việc sử dụng LĐ và thực hiện nghĩa vụ đóng BHXHBB.

- Quản lý số lượng LĐ trong các đơn vị SDLĐ: trên cơ sở số liệu, dữ liệu của các đơn vị về khai trình sử dụng LĐ, cơ quan BHXH sẽ thực hiện quản lý, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và đôn đốc thu nộp BHXHBB; đồng thời chuyển dữ liệu cho Sở LĐTBXH để đánh giá tình hình sử dụng LĐ.

- Quản lý tiền lương, tiền công của LĐ trong đơn vị SDLĐ: đảm bảo thống nhất nguyên tắc đơn vị phải đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương.

- Phối hợp thanh tra, xử lý vi phạm. * Cách thức thực hiện:

- Sở LĐTBXH thiết kế Chương trình Hệ thống thơng tin về khai trình việc sử dụng LĐ, kết nối với Hệ thống thông tin đăng ký DN quốc gia để tiếp nhận thông tin về DN, như: mã số DN và các thông tin có liên quan.

- BHXH tỉnh nâng cấp Chương trình thơng tin quản lý thu, cấp sổ BHXHBB, thẻ BHYT để kết nối với Chương trình Hệ thống thơng tin về khai trình việc sử dụng LĐ để tiếp nhận các thông tin về đăng ký tham gia BHXHBB.

- Thành lập bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả đăng ký khai trình việc sử dụng LĐ và đăng ký tham gia BHXHBB tại Sở LĐTBXH, đơn vị SDLĐ sẽ nộp hồ sơ tại bộ phận này gồm (có thể gửi thơng tin qua mạng và gửi bản giấy có ký tên, đóng dấu:

- Hồ sơ khai trình về sử dụng LĐ theo Thơng tư số 06/1998/TT-BLĐTBXH ngày 15/4/1998 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn về khai trình việc sử dụng LĐ khi đơn vị SDLĐ bắt đầu hoạt động và báo cáo việc chấm dứt sử dụng LĐ khi đơn vị chấm dứt hoạt động.

- Hồ sơ đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương

- Hồ sơ đăng ký tham gia BHXHBB thực hiện theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 26/6/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHXHBB.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ về khai trình việc sử dụng LĐ và đăng ký thang bảng lương; tiến hành nhập dữ liệu vào Hệ thống thơng tin về khai trình việc sử dụng LĐ và chuyển dữ liệu cho BHXH tỉnh.

- Sau khi nhận được dữ liệu của phịng LĐTBXH, BHXH huyện thơng báo cho đơn vị SDLĐ thời gian nộp hồ đăng ký tham gia BHXHBB và cấp sổ BH.

- Trường hợp sau 30 ngày kể từ ngày nhận được dữ liệu về khai trình việc sử dụng LĐ của đơn vị SDLĐ từ phịng LĐTBXH nhưng đơn vị SDLĐ khơng

làm thủ tục đăng ký tham gia BHXHBB cho NLĐ thì BHXH huyện có cơng văn gửi phịng LĐTBXH để phối hợp thanh tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

- Sau khi đơn vị SDLĐ đã nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký tham gia BHXHBB, hồ sơ cấp sổ BHXHBB, BHXH huyện thẩm định và trả hồ sơ cho đơn vị, đồng thời chuyển dữ liệu sang phòng LĐTBXH.

Thứ hai, Phối hợp giữa chi cục Thuế và BHXH huyện

*Cơ sở đề xuất:

- Theo quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, đơn vị trả thu nhập và có trách nhiệm khấu trừ phí BHXHBB của cá nhân NLĐ và nộp cùng với phần phí BHXHBB thuộc trách nhiệm của đơn vị cho cơ quan BHXH.

- Theo quy định tại Điều 33 Luật Thuế TNCN, thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế vào NSNN theo từng lần phát sinh đối với các khoản thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế. Luật Thuế TNDN quy định chi phí tiền lương là chi phí giảm trừ chịu thuế

*Nội dung phối hợp:

- Quản lý DN thuộc các thành phần kinh tế theo mã số thuế.

- Quản lý số lượng LĐ trong các DN thuộc các thành phần kinh tế trên cơ sở mã hóa đối tượng nộp thuế và đối tượng tham gia BHXHBB.

- Quản lý tiền lương làm cơ sở xác định mức đóng BHXHBB và chi phí tiền lương, BHXHBB kết cấu trong giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

- Điều tra, xác minh tình hình tài chính của DN phục vụ cho xác định nguyên nhân nợ, thực hiện biện pháp thu hồi nợ đọng.

*Phương thức phối hợp:

- Quản lý DN theo mã số thuế: căn cứ vào dữ liệu hệ thống thông tin về khai trình việc sử dụng LĐ của phòng LĐTBXH, BHXH huyện thực hiện đối chiếu tên, địa chỉ của từng DN với dữ liệu do chi cục Thuế quản lý trên chương trình quản lý thuế. Trong quá trình quản lý, đôn đốc thực hiện nghĩa vụ nộp BHXHBB và nộp thuế, cơ quan BHXH và cơ quan Thuế thông báo cho nhau thông tin về DN khác với dữ liệu quản lý của cơ quan kia như: thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh mà không thông báo hoặc bỏ trốn khởi nơi cư trú. Đồng thời yêu cầu các DN chưa thực hiện khai trình việc sử dụng LĐ và đăng ký tham gia BHXHBB thực hiện trách nhiệm của mình. Trường hợp DN tiếp tục vi phạm quy

định, cơ quan BHXH có trách nhiệm xử lý hoặc thơng báo cho phịng LĐTBXH xử lý theo quy định của pháp luật.

- Quản lý số lượng LĐ trong các DN: căn cứ vào dữ liệu hệ thống thông tin về khai trình việc sử dụng LĐ của phòng LĐTBXH, cơ quan BHXH có trách nhiệm kiểm tra xác định LĐ tại DN thuộc diện tham gia BHXHBB và không tham gia BHXHBB (HĐLĐ dưới 3 tháng), đối chiếu thông tin về quản lý thuế TNCN do cơ quan Thuế cung cấp để yêu cầu DN thực hiện khai trình việc sử dụng LĐ và kê khai đóng BHXHBB, đồng thời thơng báo với phịng LĐTBXH để phối hợp xử lý và phản hồi cho cơ quan Thuế.

- Quản lý tiền lương làm cơ sở xác định mức đóng BHXH và chi phí tiền lương, BHXHBB kết cấu trong giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ: căn cứ vào dữ liệu hệ thống thơng tin về khai trình việc sử dụng LĐ của phịng LĐTBXH, cơ quan BHXHBB có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu mức lương kê khai và mức lương thực tế; Thông báo với cơ quan Thuế mức tiền lương của từng LĐ mà DN khai báo nộp BHXHBB để cơ quan Thuế đối chiếu với chi phí nhân cơng trong báo cáo quyết tốn thuế. Trường hợp cơ quan Thuế phát hiện có chênh lệch, sẽ thông báo cho cơ quan BHXH và phối hợp kiểm tra, thanh tra DN. Hai cơ quan thông báo cho nhau khi phát hiện hồ sơ, chứng từ, tài liệu liên quan đến HĐLĐ, chi trả tiền lương, thu nhập có dấu hiệu sửa chữa, tẩy sóa, trùng đối tượng.

- Điều tra, xác minh tình hình tài chính của DN phục vụ cho xác định nguyên nhân nợ, thực hiện biện pháp thu hồi nợ đọng: cơ quan BHXH chủ động đề nghị cơ quan Thuế cung cấp thơng tin về tình hình tài chính của DN nợ đọng BHXHBB; nếu DN đó cũng nợ đọng thuế, hai cơ quan phối hợp điều tra, xác minh tình hình tài chính của DN và thơng báo cho nhau các thông tin mà mỗi cơ quan xác định được trong q trình thực hiện nhiệm vụ đơn đốc thu hồi nợ đọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)