Nhóm giải pháp cho người sử dụng lao động và người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 94 - 96)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quảnlý thu bảo hiểm xã hộ

4.3.3. Nhóm giải pháp cho người sử dụng lao động và người lao động

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay tỷ lệ người lao động hiểu biết về BHXH còn rất hạn chế, chưa biết rõ mình cịn được hưởng những chế độ BHXH nào. Để chính sách BHXH đến được với người lao động, có rất nhiều biện pháp, trong đó cơng tác tun truyền, giáo dục được coi là biện pháp quan trọng hàng đầu, cần được đẩy mạnh theo các hướng sau:

- Tăng cường lãnh đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về BHXH, BHYT, để cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của BHXH, BHYT trong hệ thống an sinh xã hội; quyền lợi và nghĩa vụ

của người dân khi tham gia BHXH, BHYT. Phát hiện và biểu dương kịp thời các địa phương, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tốt, đồng thời phê phán, xử lý nghiêm vi phạm. Chính quyền, cơ quan BHXH và các tổ chức đồn thể cần chú ý làm tốt cơng tác vận động nhân dân tham gia BHXH, BHYT”.

- Tuyên truyền mục đích của BHXH, sự khác nhau giữa BHXH với Bảo hiểm thương mại. Bảo hiểm thương mại lấy lợi nhuận làm mục đích cho các hoạt động của mình, cịn hoạt động BHXH là những hoạt động khơng phải vì mục đích lợi nhuận mà vì sự an tồn, an sinh con người, vì con người, đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong suốt cuộc đời con người: từ khi còn trong bụng mẹ, đến khi về già.

- Tuyên truyền về chế độ chính sách BHXH. Đây là nội dung tuyên truyền rất quan trọng, làm cho người lao động hiểu rõ chế độ chính sách BHXH, từ đó họ tự giác tham gia BHXH, họ hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc tham gia BHXH.

- BHXH huyện Đông Sơn phải chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp thường xuyên với Ban Tuyên giáo huyện ủy Đơng Sơn, Liên đồn lao động huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, Đài truyền thanh huyện và 16 xã, thị trấn để phổ biến các chế độ chính sách về BHXH, đặc biệt triển khai thực hiện Luật BHXH sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, trong các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về BHXH của người lao động, người sử dụng lao động.

- Tham mưu BHXH tỉnh, UBND huyện tiếp tục tuyên truyền đối thoại về chính sách BHXH, BHYT tới mọi tầng lớp nhân dân. Thường xuyên viết bài phối hợp với đài truyền thanh xã, thị trấn phát trên hệ thống thông tin địa phương.

- Đẩy mạnh xây dựng thông tin tuyên truyền. Nên phối hợp với các cán bộ hưu trí, đây là lực lượng rất đơng đảo vừa có thời gian và kinh nghiệm để phổ biến về tầm quan trọng của BHXH đến từng người lao động.

- Biên tập, sản xuất các loại tài liệu truyền thơng về chính sách BHXH, BHYT có sự cải tiến đáng kể về hình thức cũng như nội dung. Các ấn phẩm truyền thông ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi với đối tượng. Công tác đào tạo, tập huấn kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ phải được chú trọng hơn về chất lượng…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)