Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quảnlý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
4.2.1. Hệ thống chính sách và cơ chế quảnlý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Trong quá trình thực hiện chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội bộc lộ khơng ít các điểm bất hợp lý, cịn nhiều bất cập thể hiện trong bản thân nội dung quy định của chính sách, chế độ và việc tổ chức thực thi các quy định này trong các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất của bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hạn chế này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, tạo ra sự mất công bằng giữa các đối tượng thụ hưởng.
Qua bảng trên cho thấy, chủ sử dụng lao động và người lao động đã nhận ra được những bất cập, không hợp lý trong công tác thực hiện cơ chế chính sách pháp luật về BHXH và cần được nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung đáp ứng với các yêu cầu thực tế xã hội.
Bảng 4.9. Bảng tổng hợp ý kiến về cơ chế chính sách và pháp luật về bảo hiểm xã hội tại huyện Đông Sơn
Đối tượng phỏng vấn Số người Cơ chế chính sách, pháp luật về BHXH Hợp lý Không hợp lý Còn nhiều bất cập Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) - Chủ sử dụng lao động 10 5 50.0 3 30.0 2 20.0
- Đối tượng tham gia 60 13 21.7 25 41.7 22 36.7 - Đối tượng được hưởng 30 9 30.0 9 30.0 12 40.0
- Cán bộ 20 5 25.0 11 55.0 4 20.0
Tổng 120 32 26.7 48 40.0 40 33.3
Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Bên cạnh đó một số văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH, các thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ BHXH còn chưa kịp thời, chưa rõ ràng, rườm rà, không đồng bộ gây ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện. Một số nội dung trong Luật BHXH chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện. Những năm qua, các văn bản của BHXH được ban hành khá thường xuyên nhưng lại có sự chồng chéo, nhiều văn bản quy định rất khác nhau giữa những lần ban hành về cùng một cơng
tác bảo hiểm. Dẫn đến tình trạng quản lý khó khăn và người hưởng quyền lợi cũng khơng rõ cần phải áp dụng theo những quy định nào đối với bản thân. Chưa có sự thống nhất chung trong thủ tục hành chính khiến cho người dân vẫn còn vất vả đi lại, hồ sơ giải quyết chế độ còn nhiều loại giấy tờ rườm rà, phức tạp.
Bảng 4.10. Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của đối tượng tham gia và đối tượng được hưởng về thủ tục văn bản hướng dẫn thực hiện luật bảo hiểm xã hội
Chỉ tiêu Tổng
số
Phức tạp, rườm rà Đơn giản, thuận tiện Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) - Thủ tục tham gia BHXH 60 28 46.7 32 53.3 - Thủ tục giải quyết chế độ 40 15 37.5 25 62.5
Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Kết quả điều tra cho thấy, có 32 lao động (53.3%) đánh giá thủ tục tham gia BHXH đơn giản, thuận tiện, bên cạnh đó có đến 28 lao động (46.7%) cho rằng thủ tục tham gia BHXH phức tạp, rườm rà.
Đánh giá về thủ tục giải quyết chế độ, có 15 người (chiếm 37.5%) nhận xét là đơn giản thuận tiện và 25 người (chiếm 62.5%) đánh giá là phức tạp, rườm rà.
Điển hình trong hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ ốm đau cũng có nhiều vấn đề cần vướng mắc. Mẫu C70a-HD (Danh sách thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe) và C70b-HD (Danh sách NLĐ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe được duyệt) ban hành kèm theo Thông tư số 178/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế tốn áp dụng cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam (gọi tắt là Thông tư 178/2012/TT- BTC), ký hiệu mẫu không thay đổi, nhưng tên mẫu và nội dung trong mẫu thay đổi rất nhiều, gây khó cho NLĐ, người SDLĐ trong việc áp dụng mẫu.
Đối với giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (mẫu C65-HD) ban hành kèm theo Thông tư số 178/2012/TT-BTC cũng tương tự như vậy, mẫu C65-HD sau khi sử dụng một thời gian đã được “cải tiến” bằng hai loại mẫu C65-HD1(đơn vị đăng ký in trên máy vi tính) và C65-HD2 (do cơ quan BHXH in thành quyển và cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp cho NLĐ điều trị ngoại trú). Mới đây nhất, BHXH Việt Nam tiếp tục ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, lúc này ký hiệu mẫu C65-HD được thay
bằng ký hiệu mẫu GCN1 (đơn vị đăng ký in trên máy vi tính) và GCN2 (do cơ quan BHXH in thành quyển và cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp cho NLĐ điều trị ngoại trú). Trong khi tất cả các mẫu đều được đăng tải trên Website của cơ quan BHXH và nó vẫn tồn tại trên các trang web, khi đơn vị SDLĐ hay cơ sở y tế truy cập để lấy các mẫu biểu này thì mỗi đơn vị lại lấy theo một mẫu khác nhau, có đơn vị tiếp cận bản mới nhất nhưng cũng có nhiều đơn vị cứ thấy mẫu là lấy xuống sử dụng mà khơng cần biết có cịn sử dụng được khơng, nhiều trường hợp mẫu C70a-HD, C70b-HD, C65-HD đã khơng cịn sử dụng từ lâu, nay vẫn được một số đơn vị dùng làm hồ sơ để thanh toán chế độ cho NLĐ.
Về giải quyết hồ sơ ốm đau, trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, NLĐ có trách nhiệm nộp hồ sơ (chủ yếu là Giấy ra viện hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH) cho người SDLĐ; Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ NLĐ, người SDLĐ có trách nhiệm lập và nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH. Thực tế có rất nhiều trường hợp, sau nhiều tháng kể từ ngày trở lại làm việc NLĐ mới nộp hồ sơ cho người SDLĐ; nhiều tháng sau khi nhận được hồ sơ từ NLĐ, người SDLĐ mới lập thủ tục, hồ sơ nộp cho cơ quan BHXH, dẫn đến chế độ BHXH của NLĐ chậm được giải quyết và chi trả.
Kết quả cho thấy, cơ quan BHXH cần phải nghiên cứu, đẩy mạnh hơn nữa cơng tác hướng dẫn, giải thích cho đơn vị về thủ tục, quy trình cũng như việc lập các biểu mẫu quản lý…
4.2.2. Năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý thu bảo hiểm xã hội
Trình độ chun mơn nghiệp vụ của viên chức BHXH huyện Đông Sơn không đồng đều, một số viên chức chưa đáp ứng hết được yêu cầu quản lý đặt ra hiện nay như: viên chức lớn tuổi thì việc chuyển đổ tác phong, kỹ năng sử dụng cơng nghệ thơng tin cịn chậm, tính năng động hạn chế; Lực lượng cán bộ, viên chức mỏng, khối lượng công việc nhiều nên việc khảo sát, nắm bắt số lao động trong các đơn vị chưa tham gia BHXH cịn nhiều hạn chế; khơng được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ thanh tra nên công tác kiểm tra, kiểm soát chưa đáp ứng hết được yêu cầu quản lý đề ra. Bên cạnh đó, cán bộ trực tiếp làm cơng tác BHXH ở một số đơn vị sử dụng lao động luôn có sự thay đổi, hoặc theo dõi cơng tác BHXH kiêm nhiệm thêm nhiều công việc nên chưa nắm chắc các chế độ, chính sách BHXH và tiếp thu không liên tục làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Bảng 4.11. Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá về thái độ phục vụ, thời gian giải quyết của đội ngũ cán bộ làm bảo hiểm xã hội
Chỉ tiêu Tổng Tốt Bình thường Kém Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) - Thái độ phục vụ 120 75 62.5 25 20.8 20 16.7
- Thời gian giải quyết 120 72 60.0 35 29.2 13 10.8 Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Kết quả trên cho thấy, có 75 người (chiếm 62,5%) nhận xét thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ tốt, 25 người nhận xét là bình thường (chiếm 20.8%), cịn lại số ít nhận xét là kém. Bên cạnh đó, đánh giá về thời gian giải quyết các chế độ, cơng việc, thủ tục có 72 người nhận xét là tốt (chiếm 60.0%), 35 người nhận xét là bình thường (chiếm 29.2%), cịn lại 13 người nhận xét là kém.
Từ kết quả đó cho thấy thái độ và thời gian giải quyết công việc của cán bộ viên chức BHXH huyện Đơng Sơn vẫn cịn chưa linh hoạt, còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng cơng việc. Chính vì vậy, ngành BHXH nói chung và BHXH huyện Đơng Sơn nói riêng cần phải có những thay đổi về thái độ phục vụ và ý thức của đổi ngũ cán bộ, nhân viên cũng như việc giải quyết các chế độ, thủ tục bảo hiểm nhanh chóng hơn, đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thông tin, hỗ trợ các đơn vị khi tham gia BHXH về mọi mặt, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về BHXH, từ đó góp phần nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động.
4.2.3. Nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động
Nhận thức về trách nhiệm và quyền lợi trong việc tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động của người sử dụng lao động còn hạn chế, nhất là đối với khu vực ngoài Nhà nước; người sử dụng lao động cố tình khơng đóng BHXH hoặc chỉ đóng cho một số người lao động trong bộ khung quản lý của đơn vị để giảm chi phí sản xuất, kinh doanh…
Qua bảng sau cho thấy các đơn vị đang tham gia BHXH đều có hiểu biết về pháp luật BHXH. Trong đó, nhóm các đơn vị chưa tham gia BHXH lại có tới 4 đơn vị chưa hiểu biết về luật BHXH hoặc hiểu nhưng chưa đầy đủ. Một số đơn vị, chưa tham gia BHXH cho người lao động là do các nguyên nhân sau:
Bảng 4.12. Tổng hợp mức độ hiểu biết của chủ sử dụng lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc với các đơn vị điều tra
Chỉ tiêu Tổng
Đơn vị đang tham
gia BHXH tham gia BHXH Đơn vị chưa Đơn vị Tỷ lệ (%) Đơn vị Tỷ lệ (%) - Chủ sử dụng lao động chưa hiểu biết về PL BHXH 5 0 0 4 80,0 - Chủ sử dụng lao động có hiểu biết về PL BHXH 15 15 100 1 20,0 Tổng 20 15 100 5 100
Nguồn: Số liệu điều tra (2018)
- Có một số đơn vị, doanh nghiệp là công ty TNHH, công ty cổ phần,
doanh nghiệp tư nhân có quy mơ rất bé, hộ sản xuất kinh danh cá thể, hoạt động như một “cơng ty gia đình” chỉ sử dụng từ 01 – 02 lao động nên họ khơng đóng BHXH cho người lao động.
- Các doanh nghiệp không hiểu nhiều về pháp luật nhất là các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, vẫn cho rằng tham gia BHXH hay không là do họ tự nguyện chứ khơng phải bắt buộc. Bên cạnh đó một số doanh nghiệp còn bớt sén những quyền lợi của người lao động tham gia BHXH.
- Nhiều người lao động có độ tuổi từ 40 trở lên vì nếu tham gia BHXH thì
cho đến khi họ 60 tuổi vẫn không đủ năm công tác để được về hưu thường xuyên nên họ cũng không muốn tham gia.
-Chế tài xử phạt vi phạm về BHXH còn quá nhẹ, cơ quan quản lý nhà
nước về lĩnh vực BHXH, thanh tra, kiểm tra vi phạm lực lượng quá mỏng, chưa đủ tính răn đe.
Nhận thức của người lao động
Từ khi ra đời, Bảo hiểm xã hội đã nỗ lực đáp ứng tiêu chí đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Thế nhưng, nhiều quy định của chính sách ưu việt này chưa đi vào cuộc sống của một bộ phận người lao động. Một nghịch lý đang xảy ra là vẫn còn rất nhiều người từ chối nhận những đồng lương hưu được chi trả từ Bảo hiểm xã hội. Nhận thức chưa sâu sắc về những lợi ích của đóng bảo hiểm xã hội dẫn đến hành vi tự thỏa thuận giữa người lao động và chủ sử dụng lao động. Không chỉ người chủ, mà cả người lao động cũng vi phạm pháp luật, bị xử lý về vấn đề này.
Bảng 4.13. Tổng hợp mức độ hiểu biết của người lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc với các đơn vị điều tra
Đối tượng điều tra Số người điều tra Nhận thức về BHXH Tốt Chưa tốt Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (%) (%)
- Đối tượng tham gia 61 45 73.8 16 26.2
- Đối tượng được hưởng 39 21 53.8 18 46.2
Cán bộ 20 12 60.0 8 40.0
Tổng 120 78 65.0 42 35.0
Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Qua bảng 4.11 cho thấy, có 78 lao động đã hiểu biết về luật BHXH và trách nhiệm của họ trong việc thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội. Số lao động nhận biết chưa tốt về luật BHXH tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ SXKD cá thể. Như vậy, việc thông tin tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, còn hạn chế dẫn đến người lao động chưa hiểu nhiều về Luật bảo hiểm xã hội và trách nhiệm của chủ sử dụng lao động cũng như quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội.
4.2.4. Công tác tuyên truyền về hệ thống pháp luật và quy định về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc hiểm xã hội bắt buộc
Đóng vai trị quan trọng trong việc thu BHXH, hiện nay còn nhiều doanh nghiệp và người lao động còn chưa hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHXH dẫn đến các doanh nghiệp và người lao động chưa có ý thức tự giác tham gia BHXH mà chỉ coi đó là một điều kiện bắt buộc để có thể sản xuất kinh doanh theo các quy định của Nhà nước.
Người lao động chưa ý thức được những quyền lợi mà mình được hưởng khi tham gia BHXH, trong khi đó người sử dụng lao động lại muốn tiết kiệm một phần chi phí sản xuất kinh doanh đáng lẽ ra phải đóng góp BHXH cho người lao động của mình.
Có lúc, có nơi người lao động và người sử dụng lao động đã đồng tình với nhau để khơng tham gia BHXH, họ mong có được thêm một khoản thu nhập từ nguồn tiền đóng vào BHXH, họ sử dụng tiền đóng để chia nhau. Cũng có tình trạng một số doanh nghiệp (trong đó có cả những DNNN) đã cố tình chiếm dụng
số tiền đóng BHXH để sử dụng làm vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gây ra tình trạng né tránh, nợ đọng tiền đóng BHXH. Đây là nguyên Yếu chủ yếu làm cho công tác thu BHXH không đạt được hiệu quả cao.
Công tác tuyên truyền phổ biến về chính sách BHXHBB của BHXH tỉnh Hòa chưa Bình được quan tâm đúng mức: nếu có biện pháp tuyên truyền và phương pháp tuyên truyền phù hợp sẽ giúp nâng cao trình độ nhận thức của NLĐ, hiệu quả của công tác tuyên truyền sẽ hạn chế được tình trạng trốn đóng, trục lợi nguồn quỹ.
Cơng tác tuyên truyền phổ biến về chính sách BHXHBB của BHXH tỉnh Hịa chưa Bình được quan tâm đúng mức: nếu có biện pháp tuyên truyền và phương pháp tuyên truyền phù hợp sẽ giúp nâng cao trình độ nhận thức của NLĐ, hiệu quả của công tác tun truyền sẽ hạn chế được tình trạng trốn đóng, trục lợi nguồn quỹ. a. Đối tượng tham gia bảo hiểm Bắt buộc của bảo hiểm xã hội huyện Đông Sơn
Đối tượng thuộc diện tham gia BHXHBB gần như đối tượng tham gia BHXH, tuy nhiên người lao động thường khơng nắm rõ chính sách, pháp luật nên cịn né tránh đóng BHXHBB hoặc đóng khơng đủ mức lương theo quy định; mặt khác đơn vị sử dụng lao động tìm mọi cách để trốn đóng BHXHBB nhất là đối với doanh nghiệp, nhằm tăng doanh thu cho đơn vị. Do vậy việc quản lý đối tượng thu là vô cùng quan trọng, đây là yếu tố quyết định trong việc tăng quỹ BHXHBB.
b. Đối tượng thụ hưởng chế độ bảo hiểm Bắt buộc của bảo hiểm xã hội huyện Đông Sơn
Đối tượng thụ hưởng chế độ BHXHBB của BHXH huyện Đông Sơn rất đa dạng và thường xuyên biến động. Sự biến động có thể do hết hạn hưởng BHXHBB, do khơng khai báo tình trạng việc làm thường xuyên theo quy định, do thay đổi nơi cư trú... sẽ ảnh hưởng tới công tác quản lý đối tượng thụ hưởng