Nội dung quảnlý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 35)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quảnlý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.1. Cơ sở lý luận về quảnlý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.1.4. Nội dung quảnlý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.1.4.1. Quản lý đối tượng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

- Bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện có trách nhiệm:

thời đăng ký tham gia, đóng đủ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Định kỳ 3 tháng hoặc đột xuất, báo cáo UBND cùng cấp, cơ quan quản lý lao động địa phương tinh hình chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN của các đơn vị trên địa bàn. Các trường hợp đơn vị vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN: khơng đăng ký tham gia hoặc đăng ký đóng BHXH, BHYT, BHTN không đủ số lao động, không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật, cơ quan BHXH lập biên bản, kiến nghị xử lý theo quy định (Luật BHXH, 2014).

- Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao két đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.

- Người lao động làm việc theo HĐLĐ trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thi đóng BHXH, BHYT, BHTN căn cứ tiền lương ghi trong HĐLĐ. Tiền lương ghi trong HĐLĐ phụ thuộc vào chế độ tiền lương mà đơn vị thực hiện đói với người lao động:

- Đối với người lao động nghỉ việc, di chuyển, phải thu hồi thẻ BHYT còn hạn sử dụng của người lao động (trừ trường hợp chết; chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp hằng tháng).

- Đơn vị chuyển địa bàn, chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản phải đóng đủ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động đến thời điểm di chuyển chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản để làm căn cứ chót sổ BHXH giải quyết chế độ cho người lao động (Luật BHXH, 2014).

- Đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT, quỹ BHTN. Hết thời hạn được tạm dừng đóng, đơn vị tiếp tục đóng BHXH, BHYT, BHTN theo phương thức đã đăng ký và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tiền đóng bù khơng bị tính lãi chậm đóng. Trong thời gian được tạm dừng đóng, nếu có người lao động nghỉ việc, di chuyển hoặc giải quyết chế độ BHXH thì đơn vị đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN và tiền lãi chậm đóng (nếu có) đối với người lao động đó để chốt sổ BHXH.

- Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì khơng đóng BHXH tháng đó. Thời gian này khơng được tính để hưởng BHXH, trừ trường hcrp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì khơng phải đóng BHXH, BHYT, BHTN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì đơn vị và người lao động khơng phải đóng BHXH, BHTN, thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH, khơng được tính là thời gian đóng BHTN; phải đóng BHYT do cơ quan BHXH đóng (Luật BHXH, 2014).

2.1.4.2. Quản lý mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Quỹ BHXH đều được hình thành từ nguồn đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước hỗ trợ, đóng thêm và các nguồn thu khác từ các cá nhân, tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi từ các hoạt động đầu tư quỹ nhàn rỗi. Tuy nhiên, phương thức đóng góp và tỷ lệ đóng góp của các bên tham gia BHXH có khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, thu nhập, tiền lương, các yếu tố sinh học, tuổi thọ, … mà mỗi thời kỳ quy định mức đóng góp cho phù hợp (BHXH Việt Nam, 2011).

Với Luật BHXH được ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thực hiện chı́nh sách BHXH, phù hợp với thông lệ quốc tế khi Việt Nam tham gia WTO. Tỷ lệ thu BHXH là 20% đến hết năm 2009, sau đó năm 2010 mức đống là 22%, 2012 mức đóng là 24% và ổn định từ năm 2014 với mức đóng là 26%.

Cơ quan BHXH căn cứ hồ sơ của đơn vị và người tham gia để xác định đối tượng, tiền lương, mức đóng, số tiền phải đóng BHXH đối với người tham gia và đơn vị theo phương thức đóng của đơn vị, người tham gia.

* Hình thức đóng tiền:

Trên cơ sở số tiền phải đóng BHXH, đơn vị tham gia BHXH đóng BHXH bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH huyện mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. (BHXH Việt Nam, 2011).

Hàng ngày, Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước huyện tự động chuyển tiền thu BHXH của Bảo hiểm xã hội huyện về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh theo quy chế phối hợp giữa ngành BHXH với Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước.

Tại BHXH tỉnh, hàng ngày Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước tỉnh tự động chuyển tiền thu BHXH của Bảo hiểm xã hội tỉnh về tài khoản chuyên thu của

BHXH Việt Namtheo quy chế phối hợp giữa ngành BHXH với Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước.

Không sử dụng tiền thu BHXH để chi cho bất cứ việc gì; Khơng áp dụng hình thức gán thu, bù chi tiền BHXH đối với các đơn vị.

* Hoàn trả:

- Các trường hợp hoàn trả:

Đơn vị giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc di chuyển nơi đăng ký tham gia đã đóng thừa tiền BHXH, BHYT, BHTN.

Đơn vị chuyển tiền vào tài khoản chuyên thu không thuộc trách nhiệm quản lý thu của cơ quan BHXH tỉnh, huyện theo phân cấp.

Số tiền đơn vị, cá nhân đã chuyển vào tài khoản chuyên thu không phải là tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN. (BHXH Việt Nam, 2011).

Kho bạc hoặc ngân hàng hạch toán nhầm vào tài khoản chun thu.

* Tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc:

Đơn vị đóng BHXH bắt buộc chậm thời hạn theo quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc chưa đóng.

Truy thu BHXH: đơn vị vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý buộc truy đóng hoặc do cơ quan BHXH kiểm tra và truy thu hoặc đơn vị có yêu cầu được truy thu theo quy đi ̣nh của Luâ ̣t BHXH.Tỷ lệ truy thu: tính bằng tỷ lệ % đóng BHXH, BHYT, BHTN do Nhà nước quy định tương ứng thời gian truy thu. (BHXH Việt Nam, 2011).

2.1.4.3. Quản lý công tác lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

* Bảo hiểm xã hội huyện

- Xây dựng, điều chỉnh kế hoạch thu:

Căn cứ tình hình thực hiện năm trước, 6 tháng đầu năm và khả năng phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn, rà soát và lập 02 bản kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu K01-TS) gửi 01 bản đến BHXH tỉnh theo quy định.

Lập 02 bản kế hoạch ngân sách địa phương đóng, hỗ trợ mức đóng BHYT, 01 bản gửi cơ quan tài chính cùng cấp theo phân cấp ngân sách địa phương để tổng hợp trình UBND huyện quyết định, 01 bản gửi BHXH tỉnh để

tổng hợp toàn tỉnh.

- Xây dựng, điều chỉnh kinh phí hỗ trợ thu, hoa hồng đại lý: trên cơ sở dự kiến kế hoạch, kế hoạch điều chỉnh để xây dựng điều chỉnh kinh phí hỗ trợ thu, hoa hồng đại lý gửi BHXH tỉnh theo quy định (BHXH Việt Nam, 2011).

- Thời gian: theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam.

* Bảo hiểm xã hội tỉnh

- Xây dựng, điều chỉnh kế hoạch thu:

+ Lập 02 bản kế hoạch, 02 bản lcế hoạch điều chỉnh thu BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu K01-TS) và kinh phí hỗ trợ công tác thu đối với đơn vị do tỉnh trực tiếp thu.

+ Tổng hợp toàn tỉnh, lập 02 bản kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu KO -TS), gửi BHXH Việt Nam.

+ Lập 02: bản kế hoạch ngân sách địa phương đóng, hỗ trợ mức đóng BHYT, gửi Sở Tài chính để tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định.

- Giao kế hoạch thu: Trên cơ sở kế hoạch thu, phân bổ kinh phí hỗ trợ cơng tác thu, hoa hồng đại lý được BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN; kế hoạch kinh phí hỗ trợ công tác thu, hoa hồng đại lý cho BHXH tỉnh và BHXH huyện (BHXH Việt Nam, 2011).

- Thời gian: theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam.

* Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Tổng hợp, xây dựng và điều chỉnh kể hoạch, giao kế hoạch đảm bảo sát tình hình thực tế và khả năng thực hiện. (BHXH Việt Nam, 2011).

2.1.4.4. Quản lý thanh tra, kiểm tra về quản lý thu bảo hiểm xã hội

* Mục đích: Trong thực tiễn, cơng tác kiểm tra, thanh tra là một chức năng thiết yếu không thể thiếu được trong công tác quản lý nói chung, trong quản lý BHXH và quản lý thu nói riêng. Để kịp thời phát hiện những sai sót, hạn chế tiêu cực trong q trình thực hiện BHXH của đơn vị sử dụng lao động, từ chấn chỉnh, uốn nắn, khắc phục những tồn tại, hạn hạn chế đồng thời đơn đốc thực hiện hồn thành số thu BHXH bắt buộc (Luật BHXH, 2014).

* Cơ sở pháp lý của việc kiểm tra, thanh tra công tác thu BHXH bắt buộc: - Luật BHXH và các văn bản quy định hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra;

- Nghị định số 112/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm luật lao động;

- Nghị định số 135/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực BHXH;

- Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH (Luật BHXH, 2014).

* Các phương thức kiểm tra hoạt động thu BHXH gồm:

- Kiểm tra công tác BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động: Các đơn vị khi đăng ký tham gia BHXH, cơ quan BHXH căn cứ theo các quy định phân loại theo khối (HCSN, Đảng, đoàn thể; doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp ngoài quốc doanh; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi; khối ngồi cơng lập; khối xã, phường; hợp tác xã; tổ chức và cá nhân,v.v) nhằm theo dõi, quản lý, kiểm tra việc chấp hành thực hiện công tác BHXH được thuận lợi, chính xác, kịp thời;

- Kiểm tra của các cơ quan quyền lực Nhà nước, kiểm tra chuyên ngành và kiểm tra nhân dân (gồm thanh tra nhân dân, kiểm tra của tổ chức đảng, đồn thể). Tuỳ thuộc vào mục đích, u cầu, nội dung và thời gian kiểm tra để có loại hình kiểm tra cho phù hợp: theo thời gian thì có loại hình thường xuyên hay định kỳ; kiểm tra trước, kiểm tra sau, kiểm tra đột xuất; nếu theo phạm vi trách nhiệm thì có kiểm tra nội bộ, kiểm tra của các cơ quan ngoài hệ thống theo quy định của pháp luật (Tổ chức thanh tra Nhà nước, thanh tra nhân dân, thanh tra lao động, v.v); (Luật BHXH, 2014).

- Kiểm tra theo phạm vi thẩm quyền, trách nhiệm thì có kiểm tra nội bộ, kiểm tra của cơ quan ngoài hệ thống theo quy định của Pháp luật.

* Nội dung kiểm tra quản lý thu BHXH bắt buộc bao gồm:

- Kiểm tra thực hiện công tác BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động gồm: + Hồ sơ gốc của người lao động đang lưu tại đơn vị, việc quản lý sổ BHXH của người lao động (Luật BHXH, 2014).

+ Danh sách lao động tham gia BHXH, quỹ tiền lương tham gia BHXH, mức tiền lương - tiền công tham gia BHXH cho người lao động so với thực tế bảng thanh tốn tiền lương, tiền cơng hằng tháng của người lao động;

+ Việc trích, nộp (chuyển trả) tiền BHXH hằng tháng cho cơ quan BHXH hay thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho người lao động.

+ Kiểm tra và đối chiếu phần để lại 2% tiền đóng BHXH của đơn vị để thanh toán các chế độ ngắn hạn cho người lao động.

- Kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH các cấp (Luật BHXH, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)