Đặc điểm, ý nghĩa của quảnlý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 26 - 28)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quảnlý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.1. Cơ sở lý luận về quảnlý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.1.2. Đặc điểm, ý nghĩa của quảnlý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

2.1.2.1. Đặc điểm của bảo hiểm xã hội bắc buộc

Bảo hiểm xã hội bắt buộc được hình thành trên cơ sở quan hệ lao động, giữa các bên cùng tham gia và được hưởng BHXH. Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách BHXH, tổ chức ra cơ quan chuyên trách, thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động BHXH. Chủ sử dụng và người lao động có trách nhiệm đóng góp để hình thành quỹ BHXH. Người lao động và gia đình của họ được cung cấp tài chính từ quỹ BHXH khi họ có điều kiện theo chế độ BHXH quy định. Đó chính là mối quan hệ của bên tham gia BHXH (Mạc Tiến Anh, 2005).

Từ mối quan hệ về BHXH, nếu xem xét một cách toàn diện thì BHXH hàm chứa và phản ánh những đặc điểm cơ bản sau đây:

- Bảo hiểm xã hội là hoạt động dịch vụ cơng, mang tính xã hội cao lấy hiệu quả xã hội làm mục tiêu hoạt động. Hoạt động BHXH là quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các chế độ, chính sách BHXH của tổ chức quản lý BHXH đối với người lao động tham gia và hưởng các chế độ BHXH.

- Bảo hiểm xã hội là một hàng hố tư nhân mang tính bắt buộc do nhà nước cung cấp, nên việc tham gia BHXH về nguyên tắc là bắt buộc đối với mọi người lao động do nhà nước quản lý và cung cấp dịch vụ. Hiện nay ở Việt Nam, việc tham gia BHXH là bắt buộc, do nhà nước quản lý và cung cấp (Mạc Tiến Anh, 2005).

- Cơ chế hoạt động của BHXH theo cơ chế 3 bên: Cơ quan BHXH – người sử dụng lao động – người lao động, cộng thêm cơ chế quản lý nhà nước. BHXH do nhà nước đứng ra làm, do vậy thực sự chưa có thị trường BHXH ở Việt Nam. Xét thực chất thị trường BHXH ở Việt Nam thể hiện độc quyền: cung BHXH do nhà nước độc quyền, cầu thì bắt buộc và mức hưởng BHXH còn thấp nên dẫn đến chất lượng dịch vụ kém.

- Thực hiện thống nhất việc quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, thực hiện nhiệm vụ thu, quản lý chi trả các chế độ BHXH chặt chẽ, đúng đối tượng và đúng thời hạn. Nguồn đóng góp của các bên tham gia được đưa vào quỹ riêng,

độc lập, với ngân sách nhà nước và quỹ BHXH được quản lý tập trung thống nhất và sử dụng theo nguyên tắc hạch toán cân đối thu chi – theo quy định của pháp luật, bảo toàn và phát triển (Mạc Tiến Anh, 2005).

- Người lao động được hưởng trợ cấp BHXH trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng BHXH, có chia sẻ rủi ro và thừa kế. Thơng thường, mức đóng góp và mức hưởng trợ cấp đều có mối liên hệ đén thu nhập (tiền lương, tiền công) của người lao động. Điều này thể hiện tính cơng bằng xã hội gắn liền giữa quyền và nghĩa vụ của người lao động.

2.1.2.2. Ý nghĩa của bảo hiểm xã hội bắc buộc

Ra đời và phát triên cùng với nền kinh tế thị trường, BHXH đã có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới. Trình độ phát triển của BHXH được quyết định bởi mức độ phát triển của nền kinh tế, nền kinh tế càng phát triển thì mức độ hoàn thiện của BHXH ngày càng cao và với những đặc trưng riêng có của mình BHXH đã có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển kinh tế xã hội như sau:

- Đối với người lao động: BHXH sẽ góp phần trợ giúp cho những người lao động gặp phải rủi ro, bất hạnh, nhanh chóng khắc phục những khó khăn bằng cách tạo cho họ những thu nhập thay thế, những điều kiện sinh hoạt thuận lợi… giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâm trong công tác, tạo cho họ niềm tin vào tương lai, từ đó góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất lao động cũng như tinh thần nỗ lực vì sự phát triển của doanh nghiệp, cơ quan họ đang làm nói riêng và cho tồn xã hội nói chung (Mạc Tiến Anh, 2005).

- Đối với xã hội:

+ Cần phải khẳng định rằng, BHXH là một loại dịch vụ công. Hoạt động BHXH giống như một doanh nghiệp sản xuất ra những dịch vụ Bảo hiểm cho người lao động, một loại dịch vụ cần cho mọi người chứ không phải chỉ là cán bộ, công nhân viên chức. Khi các tổ chức này sản xuất và cung ứng ngày càng nhièu loại dịch vụ bảo hiểm, đáp ứng đa dạng các nhu cầu của người dân thì giá trị của những lại dịch vụ này ngày càng tăng và là một bộ phận trực tiếp làm gia tăng tổng sản phẩm xã hội (Mạc Tiến Anh, 2005).

+ Với tư cách là một trong những chính sách kinh tế -xã hội của nhà nước, BHXH sẽ giải quyết những vấn đề rủi ro xảy ra đối với người lao đơng, góp phần tích cực của minh vào việc phục hồi năng lực làm việc, khả năng sáng tạo của họ và tác động trực tiếp đến việc nâng cao năng suất lao động xã hội.

+ Bảo hiểm xã hội cũng là một chính sách nhằm thực hiện cơng bằng xã hội, là công cụ phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Sự phân phối lại thu nhập này được tiến hành qua 2 cách: phân phối lại giữa người khoẻ và người già, giữa nam và nữ, người làm việc và người đã nghỉ hưu, người trẻ tuổi và người cao tuổi và người chưa được hưởng trợ cấp. Đây được coi là phân phối lại chiều ngang. Còn phân phối lại theo chiều dọc là thực hiện điều tiết giữa người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp, giữa người giàu và người nghèo. Đây là mục tiêu quan trọng trong chính sách kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô. (Mạc Tiến Anh, 2005).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 26 - 28)