Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 42 - 43)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đông Sơn nằm giáp thành phố Thanh Hoá ở phía đông, huyện Thiệu Hoá ở phía bắc, huyện Quảng Xương và Nông Cống ở phía Nam, huyện Triệu Sơn ở phía tây. Đông Sơn có Quốc lộ 45, Quốc lộ 47, và đường sắt xuyên Việt chạy qua thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá với các địa phương trong cả nước.

Tọa độ địa lý:

Vĩ độ Bắc: Từ 19o 43' (xã Đông Nam) đến 19o 51' (xã Đông Thanh)

Kinh độ Đông: Từ 105o 33' (Thị trấn Rừng Thông) đến 105o 45' (xã

Đông Hoàng)

Vị trí này đó tạo cho huyện một vị thế thuận lợi trong giao thương kinh tế, văn hóa. Huyện là miền trung chuyển giữa các huyện miền núi như Triệu Sơn, Thiệu Hóa với các huyện ven biển như Quảng Xương, Nông Cống.

Huyện có vị trí địa lý khá đắc địa, thuận lợi cho phát triển kinh tế nhờ nằm gần thành phố và các khu kinh tế; có hệ thống đường giao thông quan trọng chạy qua huyện. Nằm gần quốc lộ 1A, trên địa bàn huyện có các trục Quốc lộ 45, Quốc lộ 47; tỉnh lộ 517, 515B và đường sắt Bắc Nam đi qua; đồng thời nằm giáp với Thành phố Thanh Hoá - Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và rất gần các khu kinh tế, thành phố du lịch biển, ở đó cú nhu cầu lớn về nhân lực và nông sản thực phẩm của cả tỉnh.

Theo Quốc lộ 47, về phía Đông nối huyện với Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam, thông với hầu hết các Trung tâm kinh tế lớn của tỉnh; về phía Tây, nối với Quốc lộ 217, đường Hồ Chí Minh, thông với các huyện trung du-miền núi của tỉnh, với cửa khẩu Na Mèo và nước bạn Lào.

Theo Quốc lộ 45, về phớa Tây bắc, nối huyện với các huyện vùng Tây Bắc của tỉnh và tỉnh Ninh Bình; Về phía Nam nối huyện với các huyện vùng Tây Nam của tỉnh. Tạo thông thoáng cho phát triển giao lưu kinh tế giữa huyện với các huyện khác trong tỉnh, với cả nước và phát triển giao lưu quốc tế.

Là huyện đất chật người đông, nhưng có vị trí địa kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế, quốc phòng - an ninh của tỉnh; là cửa ngõ phía Tây của thành phố Thanh Hoá - địa bàn phân bố các công trình lớn có vị thế quan trọng trong phỏt triển kinh tế và củng cố quốc phòng an ninh toàn tỉnh.

Ðông Sơn có 16 đơn vị hành chính, bao gồm Thị trấn Rừng thông và 15 xã: Đông Xuân, Đông Yên, Đông Anh, Đông Minh, Đông Ninh, Đông Khê, Đông Hoàng, Đông Hoà, Đông Thịnh, Đông Tiến, Đông Thanh, Đông Phú, Đông Văn, Đông Nam và Đông Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 42 - 43)