Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 51)

3.2.1. Thu thập tài liệu

3.2.1.1. Thu thập tài liê ̣u thứ cấp

Số liệu liên quan đến số lượng các đơn vị sử dụng lao động, số lương lao động, tình hình tham gia BHXH, đối tượng tham gia BHXH, mức đóng BHXH, tình hình thu BHXH và tình trạng nợ đọng BHXH tại địa bàn huyện Đông Sơn thông qua các số liệu báo cáo của cơ quan BHXH và các cơ quan liên quan.

Phương pháp thu thập chủ yếu là tổng hợp từ các tài liệu như các báo cáo về tình hình tham gia BHXH bắt buộc của các đơn vị. Tình hình trích nộp và tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc của các đơn vị trên địa bàn. Các văn bản pháp quy của Nhà nước về công tác BHXH; các báo cáo và nghiên cứu, báo, tạp chí, website liên quan...

3.2.1.2. Thu thập tài liê ̣u sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra và lấy ý kiến qua bảng câu hỏi được chuẩn bị trước. Trên cơ sở chọn một số đơn vị doanh nghiệp với nội dung về tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho người lao động.

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã chọn đối tượng điều tra, gồm: Lãnh đạo và cán bộ quản lý thu BHXH, chủ doanh nghiệp và người lao động về tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHXH của chủ doanh nghiệp và người lao động, tình hình quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Đông Sơn.

Phương pháp điều tra chủ yếu là phát phiếu điều tra, thu thập phiếu và xử lý số liệu qua điều tra. Đề tài cũng tiến hành phỏng vấn Giám đốc BHXH huyện và cán bộ trực tiếp quản lý thu BHXH bắt buộc tại cơ quan.

Căn cứ vào cơ cấu, số lượng và tình hình hoạt động của các đơn vị, tác giả tiến hành điều tra như sau:

Bảng 3.2. Mô tả đối tượng và mẫu điều tra

Đối tượng điều tra

Đơn vị tính

Số mẫu

điều tra Nội dung điều tra

1 - Chủ sử dụng lao động 40 Điều tra bằng phương pháp gửi phiếu điều tra về các tiêu chí liên quan đến quản lý và sử dụng lao động; chế độ tiền lương và các phụ cấp lương; Chi trả chế độ cho người lao động và sự tham gia của người lao động trong quá trình thực hiện BHXH bắt buộc. Ý thức chấp hành luật BHXH; Vai trò của công đoàn...

– DN ngoài quốc doanh DN

– DN Nhà nước DN – Cơ quan HCSN CQ – Các đơn vị khác ĐV 2 – Người lao động 100 – LĐ thuộc DN NQD Người – LĐ thuộc DN NN Người – LĐ thuộc CQ HCSN Người – LĐ thuộc các ĐV khác Người 3 – Cán bộ cơ quan BHXH 12 Phỏng vấn chuyên sâu – Cán bộ lãnh đạo BHXH Người 02 – Cán bộ thu BHXH Người 05

– Cán bộ phòng kiểm tra Người 05

Nguồn: Tác giả xây dựng (2018)

3.2.2. Xử lý số liệu

- Đối với tài liệu thứ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn những tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu, như tài liệu về lý luận, thực tiễn và các tài liệu, số liệu thu thập được từ các phòng của Bảo hiểm xã hội Tỉnh Thah Hóa, Bảo hiểm xã hội huyện Đông Sơn.

- Đối với thông tin sơ cấp: Đối với thông tin sơ cấp sau khi thu thập, được làm sạch và tiến hành tổng hợp xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, tiến hành phân tổ thống kê để làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận thực tiễn.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Thông tin ban đầu sau khi được thu thập là rời rạc, không theo một trật tự nhất định, nhìn vào đấy chưa thể phát hiện được điều gì phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Do vậy, phải sử dụng nhiều phương pháp và trình bày lại một cách có hệ thống làm cho dữ liệu logic, dễ hiểu và thể hiện được tính chất của nội

dung nghiên cứu.

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Số liệu sau khi được thu thập sẽ được tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các loại số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, các chỉ số. Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh và phân tích làm rõ mối quan hệ của các hoạt động… Từ đó, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Đông Sơn.

3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Các dạng so sánh thường được sử dụng trong phân tích là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối và so sánh với số bình quân.

- So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biến động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc.

- So sánh bằng số tương đối: Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường sử dụng các loại số tương đối sau:

- Số tương đối kế hoạch: Số tương đối kế hoạch phản ánh mức độ, nhiệm vụ mà doanh nghiệp cần phải thực hiện trong kỳ trên một số chỉ tiêu nhất định.

- Số tương đối phản ánh mức độ thực hiện: Dùng để đánh giá mức độ thực hiện trong kỳ của DN đạt bao nhiêu phần so với gốc.

- So sánh với số bình quân: Khác với việc so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối, so sánh bằng số bình quân sẽ cho thấy mức độ mà đơn vị đạt được so với bình quân chung của tổng thể, của ngành, của khu vực.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh về dân số, lao động trên địa bàn

- Dân số và lực lượng lao động theo từng năm.

3.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh số đơn vị, người lao động:

- Số DN, đơn vị hoạt động trên địa bàn.

- Tổng lao động phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định. - Số lao động thực tế tham gia BHXH bắt buộc.

3.2.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

- Tỷ lệ DN, đơn vị tham gia BHXH bắt buộc . - Tỷ lệ lao động tham gia BHXH bắt buộc.

3.2.4.4. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

- Số tiền thu BHXHBB theo kế hoạch hàng năm - Số tiền thu BHXHBB thực tế hàng năm

- Tỷ lệ hoàn thành thu BHXHBB so với kế hoạch - Mức lương bình quân đóng BHXH theo quy định

- Mức lương bình quân thực tế người sử dụng lao động kê khai đóng BHXH cho người lao động.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HÓA

4.1.1. Công tác quản lý đối tượng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bảo hiểm xã hội huyện Đông Sơn phối hợp với các ban ngành liên quan tuyên truyền, vận động các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH cho người lao động theo đúng quy định, đồng thời phối hợp trong việc quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện. Những năm qua tuy số lượng, chất lượng, hiệu quả tham gia BHXH bắt buộc trong các doanh nghiệp chưa tương xứng với số lượng thực tế trên địa bàn huyện, nhưng cho thấy việc phát triển mở rộng đơn vị, người lao động tham gia BHXH cũng đã đạt được những kết quả nhất định.Cùng với sự tác động của nền kinh tế thị trường, các thành phần kinh tế mở ra được cơ quan chức năng cho phép, đăng ký hoạt động trên các lĩnh vực. Đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ, HTX, v.v, trên địa bàn huyện Đông Sơn từng bước phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng. Tính đến ngày 31/12/2017, trên địa bàn huyện có 95 đơn vị hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, UBND xã, thị trấn; 395 đơn vị hoạt động SXKD. Bảo hiểm xã hội huyện Đông Sơn thực hiện việc quản lý thu BHXH bắt buộc đối với 329/520 đơn vị, chiếm 63,3% số đơn vị đang hoạt động trên địa bàn huyện; với số lao động tham gia BHXH bắt buộc là 14.144/18.423 lao động trong các đơn vị chiếm 76.8%. Đến cuối năm 2018, BHXH huyện đã mở rộng thêm được 7 đơn vị với 206 lao động tham gia đóng BHXH bắt buộc.

Qua bảng 4.1 dưới đây cho chỉ có các đơn vị hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, UBND xã, thị trấn tham gia BHXH 100% Khối DNNN giảm nhẹ; Doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập mới với nhiều ngành nghề khác nhau, giải quyết việc làm cho người lao động trong huyện và thu hút nguồn lao động ở các địa phương khác. Đây là cơ sở có tiềm năng để BHXH huyện phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHXH; Các hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân mới được mở ra ở một số địa phương cũng được BHXH huyện tuyên truyền vận động tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động. Khối hộ sản xuất kinh doanh tăng mạnh từ 3 đơn vị (2016) lên đến 17 đơn vị (năm 2018).

Bảng 4.1. Mức độ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của các đơn vị và người lao động năm 2018

STT Loại hình tham gia BHXH bắt buộc

Tổng số đơn vị

Số đơn vị tham gia

BHXH bắt buộc Tổng số lao động (Người)

Số lao động tham gia BHXH bắt buộc Số lượng (đơn vị) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) 1 HCSN, Đảng, Đoàn thể 78 78 100,0 2.246 2.243 99,9

2 Doanh nghiệp nhà nước 5 5 100,0 164 164 100,0

3 DN ngoài quốc doanh 245 171 69,8 14.579 10.852 74,4

4 Hợp tác xã 25 25 100,0 475 357 75,2

5 UBND Xã, TT 17 17 100,0 265 264 99,6

6 Cơ sở ngoài công lập 30 15 50,0 168 137 81,5

7 Hộ SXKD 120 18 15,0 526 127 24,1

Tổng 520 329 63,3 18.423 14.144 76,8

Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Đông Sơn (2018)

42

Đơn vị : Số đơn vị

Hình 4.1. Số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội năm 2018

Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Đông Sơn (2018)

Bảng 4.2: Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện Đông Sơn giai đoạn 2016 – 2018

Các đơn vị 2016 (Người) 2017 (Người) 2018 (Người) 2017/2016 (%) 2018/2017 (%) QB (%) HCSN, Đảng, Đoàn thể 2.214 2.236 2.243 101,0 100,3 100,6

Doanh nghiệp nhà nước 210 185 164 88,1 88,6 88,3

DN ngoài quốc doanh 10.211 10.650 10.852 104,3 101,9 103,1

Hợp tác xã 311 351 357 112,9 101,6 107,1

UBND Xã, TT 258 261 264 101,1 101,2 101,1

Cơ sở ngoài công lập 107 119 137 111,1 115,2 113,1

Hộ SXKD 62 81 127 130,6 156,8 143,1

Tổng 13.373 13.883 14.144 103,8 101,9 102,8

0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 2016 2017 2018 HCSN, Đảng, Đoàn thể Doanh nghiệp nhà nước DN ngoài quốc doanh Hợp tác xã

UBND Xã, TT Cơ sở ngoài công lập Hộ SXKD

Hình 4.2. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội giai đoạn 2016-2018

Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Đông Sơn (2018) Bảng số liệu 4.2 cho thấy số lao động tham gia BHXH bắt buộc ngày càng tăng tuy nhiên tốc độ tăng chưa nhanh, bình quân chỉ có 3,0 %, các hộ kinh doanh đóng bảo hiểm tăng nhanh qua các năm, bình quân tăng 43,1%, tuy nhiên nếu tình tỷ lệ đóng bảo hiểm so với tổng số lao động thì rất thấp.

Báo cáo kết quả thực hiện công tác phát triển mở rộng đối tượng năm 2018 của bộ phận thu BHXH huyện Đông Sơn cho thấy, công tác quản lý lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đa số còn lỏng lẻo, việc ký kết với người lao động mang tính hình thức. Ước tính có khoảng 75% công nhân được ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn và có xác định thời hạn từ 3 tháng trở lên; 13% số lao động được ký kết hợp đồng từ 1 đến dưới 3 tháng và 12% lao động ký hợp đồng thỏa thuận công việc. Từ vấn đề này cho thấy ý thức, trách trách nhiệm của doanh nghiệp chưa cao, trốn đóng BHXH cho người lao động để dễ dàng chấm dứt hợp đồng khi cần; tham gia không hết số lao động tại đơn vị, tìm mọi cách để đối phó với việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng. Sự hiểu biết về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động khi tham gia BHXH còn hạn chế, chỉ thấy lợi trước mắt mà không thấy lợi ích lâu dài.

tham gia BHXH bắt buộc còn thấp chủ yếu là do một phần không hiểu biết hết về lợi ích và ý nghĩa của BHXH và một phần là do thủ tục rắc rối, ngại động chạm giấy tờ, hồ sơ. Đây cũng là một trong số những lý do ảnh hưởng đến công tác quản lý đối tượng thu BHXH.

Một trong số những nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định tham gia đóng BHXH bắt buộc phải kể đển thu nhập bình quân của lao động. Theo luật Bảo hiểm xã hội năm 2016 quy định về tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc như sau:

- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

- Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về luật lao động.

Như vậy người lao động sẽ phải mất thêm một khoản tiền từ tiền lương thực tế hàng tháng để đóng BHXH do đó ít nhiều có ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH của doanh nghiệp và người lao động. Khi thu nhập tăng thì xu hướng người lao động và người sử dụng lao động tham gia BHXH tăng và ngược lại.

4.1.2. Công tác quản lý tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

- Đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương, tiền công do đơn vị tự quyết định (Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã, Quỹ tín dụng, cơ sở ngoài công lập,v.v), BHXH huyện Đông Sơn áp dụng thực hiện thu BHXH bắt buộc theo mức tiền lương, tiền công cao nhất ghi trong hợp đồng lao động hoặc Quyết định tuyển dụng (mức tiền lương, tiền công của người lao động tham gia BHXH bắt buộc phải đúng theo quy định của Luật BHXH).

Trong giai đoạn 2016-2018 vừa qua BHXH huyện Đông Sơn đã phối hợp với các đơn vị, chủ sử dụng lao động thực hiện việc điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu chung đối với khối HCSN, Đảng, đoàn thể và mức lương tối thiểu vùng đối với các đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo quy định. Bên cạnh đó viên chức chuyên quản thu đơn vị rà soát mức tiền lương tham gia BHXH với chức danh, nghề nghiệp của người lao động, để tư vấn, đề nghị chủ sử dụng lao

động điều chỉnh thực hiện đúng quy định. BHXH huyện từ chối thu BHXH đối với các trường hợp có mức tiền lương, tiền công không đúng theo quy định và yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động thực hiện lại.

Dưới đây là bảng kết quả diễn biến tổng quỹ tiền lương đóng BHXH qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)